Hiển nhiên giá thành của loại công nghệ microLED vẫn còn nằm ngoài tầm với của chúng ta. Được xem là màn hình tiên tiến nhất hiện nay, vượt trội so với LCD và OLED, song rất ít người có thể sở hữu được 1 chiếc nếu không thuộc vào nhóm siêu giàu. Năm 2012, Sony giới thiệu nguyên mẫu màn hình microLED đầu tiên ở CES. Đến giờ đã hơn 10 năm và chúng ta vẫn chưa thấy công nghệ này phổ biến.
TV microLED trưng bày tại gian hàng TCL
Mặc dù màn hình microLED dành cho doanh nghiệp, tổ chức đã được bán từ lâu bởi Sony, sau này đến LG và Samsung tham gia, song trên thị trường tiêu dùng, chúng vẫn còn rất mờ nhạt. Chủ yếu bởi mức giá quá cao khiến không phải ai cũng dám chi. Để sở hữu 1 chiếc TV microLED hiện nay cần phải bỏ ra không dưới 2–3 tỷ đồng, số tiền đủ để bạn xây luôn 1 phòng nghe nhìn với máy chiếu hiện đại phát hình 200 inch.
Vậy tại sao TV microLED lại đắt đỏ đến thế?
Xuất hiện tại CES 2024, TCL mang đến 1 chiếc TV microLED 163 inch. Đây chính là nguyên mẫu từng trưng bày ở IFA 2023. Đại diện hãng đã tiết lộ thông tin thú vị về chi phí để sản xuất nguyên mẫu này. Theo đó, Cách đây khoảng 2 năm thì mỗi inch trên tấm nền microLED sẽ ngốn chi phí trên 1.000 USD. Bây giờ thì chi phí đó đã giảm xuống còn khoảng 650-750 USD khi hoàn thành sản xuất.
Các hệ thống Sony lắp đặt cho khách hàng toàn cầu kể từ năm 2017 bao gồm NTT Docomo, Honda, Shiseido, Mitsubishi, Google, Netflix,...
Tuy nhiên, chi phí cho 1 inch đó còn chưa bao gồm hoạt động tiếp thị và bán hàng đằng sau. Có nghĩa 1 tấm nền hoàn chỉnh kích thước 75 inch sẽ tốn 50.000 USD sản xuất, để lắp ráp thành 1 chiếc TV chắc chắn chi phí lại tăng lên nữa.
Bằng việc cải tiến quy trình sản xuất, họ đang nỗ lực giảm chi phí panel microLED và giá thành sau cùng của sản phẩm, nhưng vẫn còn rất xa xôi cho đến ngày TV microLED có giá khoảng vài ngàn USD.
Để so sánh, tấm nền White OLED trên TV 55 inch có chi phí chế tạo hơn 450 USD sau khi ra lò, có nghĩa mỗi inch trị giá gần 9 USD. Bạn đã thấy chênh lệch giữa công nghệ White OLED đang tồn tại và microLED vẫn còn ở xa đường chân trời đó. Chỉ 1 inch trên tấm nền microLED thôi cũng thừa tiền mua 1 chiếc TV OLED.
Một số hệ thống Samsung đã lắp đặt
Hiện tại, microLED chủ yếu vẫn hiện diện trên những màn hình khổng lồ ở thị trường B2B. Đối với người tiêu dùng, dễ tiếp cận nhất sẽ là kính AR khi đã có 1 số hãng ứng dụng microLED. Ngoài ra, chúng ta có thể hy vọng Apple kịp đưa microLED lên đồng hồ Watch Ultra.
>>> Sony đẩy mạnh kinh doanh màn hình microLED khi xu thế trường quay ảo nở rộ
Mặc dù màn hình microLED dành cho doanh nghiệp, tổ chức đã được bán từ lâu bởi Sony, sau này đến LG và Samsung tham gia, song trên thị trường tiêu dùng, chúng vẫn còn rất mờ nhạt. Chủ yếu bởi mức giá quá cao khiến không phải ai cũng dám chi. Để sở hữu 1 chiếc TV microLED hiện nay cần phải bỏ ra không dưới 2–3 tỷ đồng, số tiền đủ để bạn xây luôn 1 phòng nghe nhìn với máy chiếu hiện đại phát hình 200 inch.
Vậy tại sao TV microLED lại đắt đỏ đến thế?
Xuất hiện tại CES 2024, TCL mang đến 1 chiếc TV microLED 163 inch. Đây chính là nguyên mẫu từng trưng bày ở IFA 2023. Đại diện hãng đã tiết lộ thông tin thú vị về chi phí để sản xuất nguyên mẫu này. Theo đó, Cách đây khoảng 2 năm thì mỗi inch trên tấm nền microLED sẽ ngốn chi phí trên 1.000 USD. Bây giờ thì chi phí đó đã giảm xuống còn khoảng 650-750 USD khi hoàn thành sản xuất.
Các hệ thống Sony lắp đặt cho khách hàng toàn cầu kể từ năm 2017 bao gồm NTT Docomo, Honda, Shiseido, Mitsubishi, Google, Netflix,...
Tuy nhiên, chi phí cho 1 inch đó còn chưa bao gồm hoạt động tiếp thị và bán hàng đằng sau. Có nghĩa 1 tấm nền hoàn chỉnh kích thước 75 inch sẽ tốn 50.000 USD sản xuất, để lắp ráp thành 1 chiếc TV chắc chắn chi phí lại tăng lên nữa.
Bằng việc cải tiến quy trình sản xuất, họ đang nỗ lực giảm chi phí panel microLED và giá thành sau cùng của sản phẩm, nhưng vẫn còn rất xa xôi cho đến ngày TV microLED có giá khoảng vài ngàn USD.
Để so sánh, tấm nền White OLED trên TV 55 inch có chi phí chế tạo hơn 450 USD sau khi ra lò, có nghĩa mỗi inch trị giá gần 9 USD. Bạn đã thấy chênh lệch giữa công nghệ White OLED đang tồn tại và microLED vẫn còn ở xa đường chân trời đó. Chỉ 1 inch trên tấm nền microLED thôi cũng thừa tiền mua 1 chiếc TV OLED.
Một số hệ thống Samsung đã lắp đặt
Hiện tại, microLED chủ yếu vẫn hiện diện trên những màn hình khổng lồ ở thị trường B2B. Đối với người tiêu dùng, dễ tiếp cận nhất sẽ là kính AR khi đã có 1 số hãng ứng dụng microLED. Ngoài ra, chúng ta có thể hy vọng Apple kịp đưa microLED lên đồng hồ Watch Ultra.
>>> Sony đẩy mạnh kinh doanh màn hình microLED khi xu thế trường quay ảo nở rộ