Tìm hiểu về công nghệ màn hình QD-OLED của Samsung vừa gây ấn tượng mạnh tại CES 2022

Hội chợ Điện tử Tiêu dùng (CES) là cuộc triển lãm công nghệ lớn nhất nước Mỹ. Nó luôn tràn ngập sự phấn khích và thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người từ khắp nơi trên thế giới với các sản phẩm cùng khái niệm mới. Nhưng một trong những điều khiến CES trở nên đặc biệt đó chính là cách mà nó tôn vinh những công nghệ tiên tiến nhất đã làm nên các sản phẩm mới được giới thiệu tại đây.
Tìm hiểu về công nghệ màn hình QD-OLED của Samsung vừa gây ấn tượng mạnh tại CES 2022
QD-OLED của Samsung sử dụng nguồn sáng xanh dương do có năng lượng sáng mạnh nhất (Ảnh: Samsung Display) Tại CES 2022, một trong những công nghệ thế hệ tiếp theo gây được ấn tượng đó chính là QD-OLED. Đây là một biến thể của công nghệ màn hình OLED được giới thiệu bởi Samsung Display. Công nghệ này đã trở nên nổi bật với những chiếc màn hình TV và PC kích thước lớn. Vậy chính xác thì công nghệ màn hình QD-OLED là gì? Nó có khác biệt gì so với công nghệ OLED? Và có cần thiết phải tạo ra một cái tên mới cho nó?

QD-OLED là gì?​

QD-OLED là viết tắt của “quantum dot organic light-emitting diode”. Đây là công nghệ do Samsung Display phát triển, được hé lộ lần đầu vào năm 2019 và được cho là đã bắt đầu sản xuất hàng loạt từ tháng 11/2021. Trên một số kênh thông tin khác, Samsung còn sử dụng tên khác là “QD-Display”. Tuy vậy, dù gọi bằng tên nào thì bạn cũng đừng hiểu nhầm. Đây không phải là loại công nghệ gì mới. Nó chỉ là một phiên bản cải tiến của công nghệ OLED, nhờ đó cho “độ bao phủ màu rộng nhất trong các công nghệ màn hình hiện có”, Samsung Display khẳng định. Theo CNET, Samsung cho biết QD-OLED TV có thể bao phủ 99,8% gam màu DCI-P3. Tuy màu sắc rất sinh động, nhưng nó chưa đạt mức mà chúng ta mong chờ ở một chiếc TV hay màn hình OLED ở hiện tại. Màn hình QD-OLED của Samsung được cho là sẽ có chất lượng tương tự OLED truyền thống, vốn đã gây ấn tượng với độ tương phản cao, màu đen sâu và màu sắc sống động nhất quán ở nhiều mức độ sáng khác nhau. Samsung khẳng định tấm nền QD-OLED của họ sẽ cho độ chi tiết cao hơn ở các vùng sáng, trong khi tấm nền OLED thông thường có thể bị cháy sáng, và cho màu sắc tốt hơn ở các vùng tối, nhờ đó phần bóng đổ không bị mất màu. Samsung cũng cho biết công nghệ của họ cũng cho góc nhìn rộng hơn nhờ công nghệ chấm lượng tử.
Tìm hiểu về công nghệ màn hình QD-OLED của Samsung vừa gây ấn tượng mạnh tại CES 2022
Samsung Display mô phỏng khả năng tăng cường HDR của QD-OLED (Ảnh: Samsung Display) QD-OLED cũng là một đối thủ đáng gờm trong cuộc đua tranh giành thị trường OLED TV. Hiện tại, LG đang chiếm lĩnh phần lớn thị phần tấm nền OLED kích thước lớn (như TV hay màn hình máy tính). Trong khi đó, Samsung chỉ có một sản phẩm OLED TV với tuổi đời khá ngắn và tập trung vào phát triển công nghệ QLED cho các dòng TV cao cấp. QLED là công nghệ màn hình dựa trên công nghệ LED, tuy có chất lượng cao hơn nhưng không đủ để thay thế OLED. Thời gian tới, QD-OLED sẽ là một lựa chọn mới trên thị trường OLED TV bên cạnh các thương hiệu như LG, Vizio, Panasonic, Phillips và các công ty sản xuất màn hình máy tính.

QD-OLED và OLED​

Điểm khác biệt giữa công nghệ QD-OLED và công nghệ OLED hiện nay là những hạt bán dẫn siêu nhỏ có tên là “chấm lượng tử”. Khi được chiếu sáng bởi ánh sáng với tần số nhất định, chấm lượng tử sẽ phát quang. Màu sắc tạo ra tuỳ thuộc vào bước sóng và thông số này phụ thuộc vào kích thước của chấm lượng tử (từ 2 – 10nm).
Tìm hiểu về công nghệ màn hình QD-OLED của Samsung vừa gây ấn tượng mạnh tại CES 2022
Các chấm lượng tử có kích thước khác nhau tạo ra màu sắc khác nhau (Ảnh: Samsung Display) Như đã nói ở trên, phần lớn thị phần màn hình OLED kích thước lớn đang thuộc về tay LG Display. Tấm nền OLED của LG sử dụng vật liệu OLED vàng và xanh dương để tạo thành ánh sáng trắng. Ánh sáng này đi qua bộ lọc gồm các subpixel màu đỏ, xanh lá và xanh dương để tạo ra tất cả các màu sắc hiển thị trên màn hình. Với những tấm nền OLED đời mới hơn, nhất là các dòng hỗ trợ HDR, các điểm ảnh sẽ được thêm một subpixel màu trắng để tăng độ sáng, lý do là vì độ sáng của màn OLED thấp hơn so với màn hình LED. Mặt khác, QD-OLED sử dụng vật liệu OLED xanh dương để tạo ra nguồn sáng, vì theo Samsung Display cho biết thì ánh sáng xanh dương có “năng lượng sáng mạnh nhất”. Ánh sáng sẽ chiếu qua các chấm lượng tử và tạo thành màu sắc với độ bao phủ màu rộng hơn. Màn hình QD-OLED cũng sử dụng một lớp TFT để điều khiển hai lớp trên.
Tìm hiểu về công nghệ màn hình QD-OLED của Samsung vừa gây ấn tượng mạnh tại CES 2022
Tương tự màn hình OLED truyền thống, QD-OLED sử dụng ít lớp hơn nên độ dày mỏng hơn so với màn hình LED (Ảnh: Samsung Display) Vì sao Samsung lại lựa chọn chấm lượng tử? Theo lý giải của hãng là để đạt “màu sắc chính xác ở bất kỳ độ tương phản nào”, từ đó giảm thiểu hiện tượng mất màu. Samsung cho biết chấm lượng tử có cấu trúc đơn giản và sử dụng ánh sáng hiệu quả hơn vì ánh sáng không bị hấp thụ một phần như khi đi qua lớp lọc. QD-OLED cũng được cho là hỗ trợ góc nhìn hẹp hơn, vì các chấm lượng tử phát ra ánh sáng đồng nhất. Theo CNET, Samsung Display đặt hàng chấm lượng tử từ một “nhà cung cấp chuyên biệt”. Tuy vậy, chúng ta không nên quá trông chờ rằng màn hình QD-OLED sẽ có độ sáng cao hơn màn hình LED, hay thậm chí là màn hình OLED tiêu chuẩn. Theo CNET, Samsung Display cho biết một chiếc QD-OLED TV có thể đạt độ sáng 200 nit toàn màn hình, hoặc 1.000 nit với vùng lấy sáng 10%. CNET cũng cho biết LG C1 OLED TV đạt độ sáng 800 nit với vùng lấy sáng 10%, trong khi LED TV có thể đạt độ sáng 2.000 nit. Trong khi đó, màn hình máy tính QD-OLED được giới thiệu tại CES 2022 có thể đạt độ sáng 250 nit toàn màn hình và độ sáng đỉnh đạt 1.000 nit. So với các dòng màn hình máy tính cao cấp có độ sáng trên 1.400 nit thì đây là một điểm trừ khá lớn. Tuy nhiên, theo nhà sản xuất, khả năng tăng cường độ sáng ở những khu vực nhỏ hơn có thể giúp QD-OLED mang lại vùng sáng vượt trội. Và với độ tương phản cực cao cùng màu sắc sặc sỡ (thêm nữa là khả năng tái hiện chi tiết các vùng sáng và vùng tối) có thể gỡ gạc lại phần nào. Chúng ta sẽ cùng chờ xem liệu QD-OLED trên thực tế có đủ để người dùng thay đổi lựa chọn hay không. Từ quý 2/2022, toàn bộ OLED TV của LG Display sẽ được ứng dụng công nghệ OLED EX mới. LG cho biết công nghệ này sử dụng hợp chất deuterium và trình máy học để tăng cường độ sáng thêm 30% so với màn hình OLED thông thường.

Màn hình QD-OLED​

Nếu trước đây bạn chưa từng nghe đến QD-OLED, có lẽ tuần này sẽ có thêm nhiều thông tin về nó được công bố. Samsung Display đã hé lộ công nghệ này khoảng vài tháng trước, nhưng cho đến CES năm nay thì một sản phẩm đầu tiên mà người dùng có thể mua được sử dụng QD-OLED mới được ra mắt. Tuy hầu hết sự chờ đợi đổ dồn vào TV, nhưng chắc hẳn chúng ta sẽ có thể biết thêm một vài thông tin khác từ màn hình QD-OLED Alienware AW3423DW vừa được ra mắt tuần trước.
Tìm hiểu về công nghệ màn hình QD-OLED của Samsung vừa gây ấn tượng mạnh tại CES 2022
Alienware AW3423DW là màn hình QD-OLED thương mại đầu tiên (Ảnh: Scharon Harding) Alienware AW3423DW được tuyên bố là có độ sáng bình thường đạt 250 nit và độ sáng đỉnh đạt 1.000 nit (với vùng lấy sáng nhỏ hơn). Màn hình này đạt độ bao phủ màu 99,3% chuẩn DCI-P3, đây là con số rất cao đối với một chiếc màn hình, nhưng không vượt quá mức trung bình đối với màn hình OLED. Ngoài ra sản phẩm này còn đạt chuẩn VESA DisplayHDR 400 True Black-certified, tức có độ sáng màu đen tối đa chỉ 0,0005 nit. Khi trải nghiệm thực tế chiếc màn hình này, trong điều kiện ánh sáng môi trường thấp, nó cho màu sắc sống động, rực rỡ và khiến trò chơi được tái hiện sinh động hơn. Về cơ bản thì chất lượng của AW3423DW có thể sánh với màn hình OLED chất lượng cao. Nhưng với thời gian trải nghiệm ngắn ngủi thì tôi không thể nhận định liệu nó tốt hơn hay kém hơn những màn hình gaming OLED cao cấp khác mà tôi đã từng được trải nghiệm.
Tìm hiểu về công nghệ màn hình QD-OLED của Samsung vừa gây ấn tượng mạnh tại CES 2022
Hình ảnh vẫn có màu sắc rực rỡ khi thay đổi góc nhìn (Ảnh: Scharon Harding) Bên cạnh đó, AW3423DW có tốc độ làm tươi 175Hz, độ trễ GTG 0,1ms, độ phân giải 3400x1400 và màn hình cong 1800R. Từ đó cho thấy Samsung có thể cung cấp các tuỳ biến màn hình QD-OLED khá đa dạng. Alienware chưa tiết lộ giá bán của AW3423DW và chỉ cho biết sản phẩm sẽ chính thức lên kệ vào “mùa đông năm nay”.
Tìm hiểu về công nghệ màn hình QD-OLED của Samsung vừa gây ấn tượng mạnh tại CES 2022
Giá bán của Alienware AW3423DW sẽ sớm được tiết lộ, nhưng đừng hy vọng là nó sẽ rẻ (Ảnh: Scharon Harding)

QD-OLED TV​

Đa số sự chú ý về QD-OLED hướng đến các dòng sản phẩm TV. Và Samsung đã bắt đầu buổi trình diễn bằng việc xác nhận dòng sản phẩm đầu tiên là một chiếc TV QD-OLED 4K 65 inch. Samsung chưa tiết lộ nhiều thông tin về sản phẩn này, thậm chí là chưa có tên gọi chính thức. Cho đến bây giờ, chúng ta chỉ biết là chiếc TV này sẽ hỗ trợ 4 cổng kết nối HDMI 2.1 và tốc độ làm tươi 144Hz. Trả lời CNET, Samsung cho biết sẽ cung cấp thêm thông tin sau một vài tuần nữa. Trước đó, Sony cũng tiết lộ dòng sản phẩm Master Series A95K TV được trang bị công nghệ QD-OLED với hai kích thước là 64,5 inch và 54,6 inch. Sony tuyên bố chúng có độ sáng cao hơn 200% so với các sản phẩm TV thông thường; tuy nhiên, họ lại không đề cập đến độ sáng khi so sánh với OLED TV.
Tìm hiểu về công nghệ màn hình QD-OLED của Samsung vừa gây ấn tượng mạnh tại CES 2022
Sony A95K 4K QD-OLED TV sẽ được bán ra thị trường trong năm nay (Ảnh: Sony) Các dòng OLED TV được LG giới thiệu tại CES năm nay cũng không có thông tin về độ sáng. Tuy nhiên, những sản phẩm này được trang bị tính năng Brightness Booster (tăng cường độ sáng) với một bộ vi xử lý mới, thuật toán tiên tiến hơn và khả năng tản nhiệt tốt hơn hứa hẹn sẽ cho ra hình ảnh có độ sáng cao hơn. Các sản phẩm TV mới của Samsung, Sony và LG không có thêm thông tin gì về màu sắc. Sony chỉ cho biết rằng A95K sẽ có “phổ màu rộng nhất”, cũng như độ sáng, hướng đến “sắc thái và màu sắc tự nhiên… màu sắc sống động đồng nhất và kết cấu hình ảnh chân thực ở mọi độ sáng”.

Ám màn, giá cả và những thứ khác​

Cũng như mọi công nghệ mới khác được giới thiệu tại CES, các câu hỏi thường mất rất lâu mới được giải đáp sau khi được tiết lộ. Và chúng ta cũng không thể biết thêm được gì cho đến khi Samsung, Sony và Alienware bắt đầu cho lên kệ các sản phẩm QD-OLED của mình. Đến nay, chúng ta vẫn chưa biết được liệu QD-OLED sẽ giải quyết những vấn đề thường gặp trên OLED như thế nào, như giá cả và hiện tượng ám màn (burn-in) chẳng hạn. Samsung cho biết QD-OLED có thể xử lý tình trạng ám màn ngang, hoặc thậm chí là tốt hơn, với màn hình OLED truyền thống. Nó sẽ chống ám màn bằng cách giám sát và điều chỉnh hiệu suất điểm ảnh thông qua một công nghệ mới có tên “real-time image sticking compensation” (cân bằng ảnh tĩnh thời gian thực), đây sẽ là một bước tiến so với các quy trình thủ công có thể mất đến 20 phút để xử lý.
Tìm hiểu về công nghệ màn hình QD-OLED của Samsung vừa gây ấn tượng mạnh tại CES 2022
Về phần giá cả, bạn có thể tìm thấy những sản phẩm OLED TV 4K với mức giá dưới 20 triệu đồng, nhưng cũng có những sản phẩm có giá cao hơn gấp vài lần. Trong khi đó, màn hình máy tính OLED 4K chủ yếu có mức giá từ 20 triệu đồng trở lên tuỳ vào tính năng và kích thước. QD-OLED được cho là sẽ có mức giá thậm chí còn cao hơn OLED phổ thông vì khả năng sản xuất hạn chế hơn so với LG Display. Theo Display Supply Chain Consultants, năng lực sản xuất của LG Display cao hơn gấp 6 lần. Samsung cũng sẽ đặt mua tấm nền OLED từ LG Display trong năm 2022. Đây sẽ là cách để Samsung có thể so sánh giữa các công nghệ và xác định người dùng hứng thú với công nghệ nào hơn. CNET cho biết điểm ảnh của QD-OLED không đủ nhỏ cho độ phân giải 8K. Trong khi TV 8K chưa thật sự phổ biến tại các hộ gia đình, có thể đây sẽ là thị trường mà một thương hiệu lớn như Samsung cân nhắc hướng đến trong tương lai. Theo Arstechnica, Cnet
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top