thumbnail - Tổ chức thi hoa hậu ồ ạt: lợi ích cho xã hội thì ít, thị phi thì nhiều
Người đăng
Hà Nội

Tổ chức thi hoa hậu ồ ạt: lợi ích cho xã hội thì ít, thị phi thì nhiều

Dù sứ mệnh của các hoa hậu là dùng danh hiệu để phục vụ cộng đồng, nhưng có một thực tế, hoạt động xã hội của hoa hậu sau cuộc thi hầu hết rất mờ nhạt, công chúng chỉ thấy họ xuất hiện với váy áo, đi sự kiện và những lùm xùm không đáng có. 

Hoa hậu “trả ơn” cho các nhãn hàng tài trợ không xuể

Về mặt nguyên tắc, việc chọn ra được hoa hậu chỉ là bước đi đầu tiên của một cuộc thi, hành trình sau đó của hoa hậu thì ban tổ chức phải có định hướng rõ ràng trong suốt nhiệm kỳ của mình. Nhưng thực tế hiếm khi diễn ra như vậy. Sau cuộc thi, ban tổ chức gần như xong nhiệm vụ, hoa hậu muốn làm gì thì làm. Các hoạt động quan trọng của hoa hậu sau cuộc thi thường chỉ là “trả ơn” cho các nhãn hàng tài trợ cho cuộc thi chứ không phải đóng góp cho cộng đồng.

Tổ chức thi hoa hậu ồ ạt: lợi ích cho xã hội thì ít, thị phi thì nhiều  

Nhiều hoa hậu sau khi đăng quang chỉ chăm chăm "trả ơn" cho các nhãn hàng tài trợ

Khi các hoa hậu, đa số là người trẻ, ít kinh nghiệm, bị nhà tổ chức “bỏ rơi” thì họ phải “tự bơi”. Trong hành trình “tự bơi” đó, nếu cô nào có từ tâm thì phải tự thân vận động làm thiện nguyện. 

Cho nên việc hình ảnh của họ mờ nhạt trong các hoạt động xã hội, chỉ suốt ngày xuất hiện ở sự kiện với váy áo, hay trong shop mỹ phẩm, thậm chí có những thông điệp lệch lạc kiểu chỉ cần đẹp là sẽ có cuộc sống sung túc... là điều dễ hiểu.

Ở nước ngoài, mỗi cuộc thi hoa hậu đều có một tiêu chí khác nhau, một mục đích khác nhau. Và hoa hậu đoạt giải ở mỗi cuộc thi đều có sứ mệnh khác nhau. Ví như “Hoa hậu Trái Đất” sẽ đi khắp thế giới, bằng cách này hoặc cách khác kêu gọi mọi người chung tay góp sức bảo vệ môi trường sống… Còn những cuộc thi nhan sắc hiện tại ở nước ta không có mục đích, ý nghĩa cụ thể hoặc có mục đích đấy nhưng sau khi thi xong thì đơn vị tổ chức “buông xuôi”, không quan tâm đến các hoạt động xã hội. 

Tổ chức thi hoa hậu ồ ạt: lợi ích cho xã hội thì ít, thị phi thì nhiều  

Dù khẳng định bản thân là người có “trái tim yêu thương” nhưng trong suốt 3 năm nhiệm kỳ, Khánh Vân không có dự án thiện nguyện thực sự gây tiếng vang

Ví dụ, cuộc thi “Hoa hậu Đại dương” đặt mục tiêu, ý nghĩa là bảo vệ môi trường biển đảo, nhưng trong mấy năm qua, những người tổ chức thi “Hoa hậu Đại Dương” đã có những hoạt động gì thiết thực cho biển đảo vốn rất nhiều vấn đề, nhất là chuyện ô nhiễm môi trường, thay vì tổ chức một vài buổi đưa thí sinh ra bãi biển nhặt rác để chụp ảnh?Tổ chức thi hoa hậu ồ ạt: lợi ích cho xã hội thì ít, thị phi thì nhiều  

Chính sự thiếu trách nhiệm của đơn vị tổ chức với các hoa hậu khiến giá trị hoa hậu ngày càng mờ nhạt với xã hội.

Đi thi hoa hậu để “đổi đời”, kiếm chồng đại gia

Đi thi hoa hậu để “đổi đời” là sự thật trần trụi nhất, hình như là điều mong muốn của hầu hết các thí sinh. Hiện nay, mấy ai đi thi hoa hậu với mục tiêu khẳng định sắc đẹp của mình, hay cao cả hơn là sau này dùng danh hiệu để phục vụ cộng đồng?

Tổ chức thi hoa hậu ồ ạt: lợi ích cho xã hội thì ít, thị phi thì nhiều  

Người đẹp Huyền Trang gây sốc với tuyên bố: Đi thi HH Hoàn vũ để được giàu như Phạm Hương, kiếm được nhiều tiền và nhiều “xô chậu”

Rồi có trường hợp, có người đẹp chuyên đi thi nhan sắc như một nghề vậy, giống như bằng mọi giá cô ấy phải kiếm danh hiệu để sống vậy. Và không bất ngờ khi có một thí sinh của cuộc thi “Hoa hậu Hoàn Vũ” trả lời câu hỏi của ban giám khảo là đi thi hoa hậu để kiếm được nhiều tiền.

Tổ chức thi hoa hậu ồ ạt: lợi ích cho xã hội thì ít, thị phi thì nhiều  

Có những thí sinh như Mai Ngô, dành cả thanh xuân để đi thi hoa hậu như một "nghề"

Đem nhan sắc nhân tạo ra để thi thố

Với khả năng nhanh chóng thay đổi ngoại hình từ “vịt cồ” thành “thiên nga”, phẫu thuật thẩm mỹ là một con đường tắt đến vinh quang đầy sức cám dỗ đối với thí sinh các cuộc thi sắc đẹp. 

Tổ chức thi hoa hậu ồ ạt: lợi ích cho xã hội thì ít, thị phi thì nhiều  

Miss Grand Thái Bình gây sốt với visual cực đỉnh nhờ dao kéo mà có

Theo quan điểm của bản thân tôi, đã là hoa hậu thì người đó phải mang vẻ đẹp tự nhiên, chứ vẻ đẹp nhân tạo nằm trong tay bác sĩ. Bác sĩ mát tay, nắn ra gương mặt xinh, số đo các vòng đẹp cho thí sinh thì còn gì là thi hoa hậu nữa. Không phải ở Việt Nam mà trên thế giới cũng vậy, các cuộc thi nhan sắc đều không chấp nhận thí sinh đã qua phẫu thuật thẩm mỹ. Chỉ duy nhất Hoa hậu Hoàn Vũ cho chỉnh sửa nhẹ.

>>> Trước thềm chung kết, Miss Universe chê Miss Grand International 2022 là "rạp xiếc đúng nghĩa", cư dân mạng Việt đồng tình

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác