thumbnail - Trại cai nghiện Internet hay nhà tù? Từ uống thuốc đến sốc điện, "vùi dập" cơn nghiện Internet đến mức ám ảnh suốt đời
Yên Kim
Hà Nội

Trại cai nghiện Internet hay nhà tù? Từ uống thuốc đến sốc điện, "vùi dập" cơn nghiện Internet đến mức ám ảnh suốt đời

Vào năm 2009, đài truyền hình nhà nước CCTV đã đưa ra báo cáo chi tiết về việc sử dụng liệu pháp sốc điện, nhằm điều trị chứng nghiện Internet ở một trung tâm. Bộ Y tế Trung Quốc về sau đã cấm hoạt động này.

Cầm tù và ép buộc

Theo lời kể của Zhang Mengtai, anh được gửi đến một cơ sở mang tên Cơ sở Tăng trưởng Tâm lý Thanh thiếu niên, ở ngoại ô Bắc Kinh. Dù không áp dụng liệu pháp sốc điện, nhưng Zhang và những bệnh nhân khác buộc phải dùng thuốc điều trị tâm thần 2 lần/ngày.

Zhang kể lại, các y tá sẽ chiếu đèn pin vào miệng để kiểm tra xem họ có giấu viên thuốc dưới lưỡi hay không.

Trại cai nghiện Internet hay nhà tù? Từ uống thuốc đến sốc điện, "vùi dập" cơn nghiện Internet đến mức ám ảnh suốt đời 

Trẻ nghiện game phải uống thuốc điều trị tâm thần và các y tá sẽ bắt họ há miệng để kiểm tra xem họ đã uống hết thuốc hay chưa

“Tôi vẫn không biết loại thuốc đó là gì, nhưng nghe nói nó ảnh hưởng đến chức năng tình dục. Tôi cảm thấy như mình đang bị cưỡng bức." - Zhang cho biết. 

Trong quá trình huấn luyện quân sự, các huấn luyện viên sẽ đánh Zhang bất cứ khi nào cậu ta tỏ ra không nghe lời. Nhiều lần, cậu bị nhốt trong phòng tối một mình suốt nhiều ngày. Phòng khám gọi đây là “liệu pháp Morita” - một hình thức trị liệu tâm lý được phát triển ở Nhật Bản đầu thế kỷ 20, tập trung gom bệnh nhân vào ở một mình để tự kiểm điểm lỗi lầm bản thân.

Zhang nói, điều đáng sợ nhất về phòng khám không phải là bạo lực mà là bị kiểm soát như một con rối. Anh hoàn toàn phải tuân theo những chỉ thị của nhân viên. Zhang nói: “Tôi không biết khi nào mình có thể ra khỏi nhà tù đó, điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, hay tại sao lại xảy ra việc giam cầm bất hợp pháp này. Hơn nữa, tại sao không ai ngăn cản điều này?”

Trại cai nghiện Internet hay nhà tù? Từ uống thuốc đến sốc điện, "vùi dập" cơn nghiện Internet đến mức ám ảnh suốt đời 

An ninh trong trung tâm điều trị giống như nhà tù, với cổng và cửa sổ bị khóa và dây thép gai được cố định trên các bức tường cao

Zhang đã được thả khỏi trung tâm vào cuối năm 2007, ngay sau khi Trung Quốc xuất hiện những luồng ý kiến phản đối các điểm cai nghiện Internet. Vào năm 2009, chỉ vài tháng sau khi sự thật về các trại cai nghiện Internet được truyền thông phanh phui, xuất hiện tin tức một cậu bé 16 tuổi đã bị nhân viên tại một cơ sở đánh đến chết. Zhang nói câu chuyện đã gây ra sự phẫn nộ. Những câu chuyện truyền thông báo động về chứng nghiện internet trở nên ít dần so với trước.

“Từ năm 2009, tôi chỉ muốn quên đi những ký ức đen tối đó. Có cảm giác như mọi người đều muốn quên đi những chuyện buồn này càng sớm càng tốt.”- Zhang chia sẻ.

Hành trình chữa lành vết thương và thực tế phũ phàng

Zhang đã cố gắng tiếp tục cuộc sống của mình, lần lượt lấy được bằng về mỹ thuật và nghệ thuật âm thanh từ Goldsmiths, Đại học London và Đại học Columbia ở New York. Trong suốt 10 năm, anh hầu như đã quên đi những ký ức kinh hoàng về cơ sở điều trị, cho đến một ngày anh thấy bản tin về việc Tổ chức Y tế Thế giới công nhận "rối loạn chơi game" là một tình trạng bệnh lý.

Zhang quyết định kiểm tra xem trung tâm cai nghiện nơi anh bị giam giữ còn tồn tại không. Và thật kinh ngạc, nó vẫn hoạt động dưới một cái tên và địa chỉ khác.

Trên thực tế, các trại cai nghiện Internet ở Trung Quốc chưa bao giờ biến mất. Trên nền tảng thông tin kinh doanh Tianyancha, hơn 50 công ty được liệt kê là cung cấp dịch vụ điều trị chứng nghiện Internet. Sau vài năm im ắng, truyền thông Trung Quốc lại tiếp tục dán nhãn trò chơi điện tử là một dạng “thuốc phiện tinh thần” “heroin điện tử”.

Trại cai nghiện Internet hay nhà tù? Từ uống thuốc đến sốc điện, "vùi dập" cơn nghiện Internet đến mức ám ảnh suốt đời 

Những trại cai nghiện game tại Trung Quốc chưa bao giờ biến mất dù vướng hàng loạt bê bối

Đáng lo ngại nhất, nghiên cứu được thực hiện bên trong các phòng khám Trung Quốc này đã được quốc tế công nhận. Tao Ran - giám đốc cơ sở nơi Zhang từng tham gia, đã xuất bản một bài báo dựa trên việc điều trị bệnh nhân của chính cơ sở, trong đó đề xuất một bộ tiêu chuẩn chẩn đoán chứng rối loạn chơi game. Công trình này đã gây được tiếng vang trong giới học thuật trong nước, thậm chí còn ảnh hưởng đến lối tư duy về chứng rối loạn chơi game ở Hoa Kỳ.

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Trung Quốc, nghiên cứu của Tao Ran đã được trích dẫn trong hơn 100 bài báo học thuật. Vào năm 2013, các tiêu chí chẩn đoán mà Tao đề xuất đã được đề cập đến để xem xét trong tương lai trong ấn bản thứ 5 của Sổ tay thống kê và chẩn đoán rối loạn tâm thần của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (DSM-5).

Zhang nói: “Trong con mắt của thế giới phương Tây, nghiên cứu của Tao Ran dường như có một nền tảng vững chắc, nhưng Tao rõ ràng đã không tiến hành nghiên cứu một cách khoa học. Tôi muốn sử dụng kinh nghiệm thực tế của mình để đặt câu hỏi về thẩm quyền trong nghiên cứu của ông ta."

Nghiên cứu phi nhân đạo

Theo Zhang, nghiên cứu được thực hiện bởi Tao Ran có vấn đề vì ba lý do chính:

- Thứ nhất, đây là nghiên cứu phi đạo đức.

Zhang giải thích: “Không ai nói với chúng tôi rằng chúng tôi sẽ bị sử dụng trong các thí nghiệm. Nhiều người tại đó đã bị lừa đưa đến, bố mẹ thậm chí đã dùng thuốc ngủ để đưa con mình vào ”.

Trại cai nghiện Internet hay nhà tù? Từ uống thuốc đến sốc điện, "vùi dập" cơn nghiện Internet đến mức ám ảnh suốt đời 

Hình ảnh một phòng giam trong phim

- Thứ hai, đa số những thanh thiếu niên ở đây chưa đủ điều kiện để bị coi là mắc chứng nghiện game. 

Trong nghiên cứu của Tao Ran ghi rõ, một thiếu niên được chẩn đoán mắc chứng rối loạn chơi game nếu chơi game nhiều hơn 6h/ngày trong hơn 3 tháng. Zhang không phù hợp với tiêu chuẩn này, nhưng phòng khám ngay lập tức biến anh thành “bệnh nhân” và giam giữ cho đến khi anh “được chữa khỏi”.

Zhang tin rằng sự tự do đã bị tước đoạt chỉ vì lợi ích của người khác: cụ thể là các trung tâm và cả cha mẹ anh ấy. Các Trung tâm cai nghiện là một mô hình kinh doanh vì lợi nhuận. Chẳng hạn, Trung tâm của Tao Ran thu phí hơn 10.000 nhân dân tệ mỗi tháng (gần 34 triệu VNĐ). 

Mặt khác, việc tống anh đến một trại cai nghiện giúp cha mẹ tránh đối mặt với vấn đề thực sự trong gia đình: đó là sự rạn nứt trong hôn nhân, thiếu tình yêu thương giữa các thành viên.

Trại cai nghiện Internet hay nhà tù? Từ uống thuốc đến sốc điện, "vùi dập" cơn nghiện Internet đến mức ám ảnh suốt đời 

Theo Zhang, việc trẻ nghiện game là do thiếu thốn tình yêu thương và các sân chơi, không phải là một loại bệnh

Zhang cũng cho rằng, một số bệnh nhân đã được gửi đến phòng khám vì những lý do không rõ ràng. Một cặp đôi tuổi teen được gửi đến đây như một hình phạt, sau khi bị phụ huynh phát hiện chuyện hẹn hò. Tương tự, một người đàn ông 30 tuổi đã đăng ký vào trung tâm sau khi bị vợ phát hiện... ngoại tình.

- Thứ ba, chính phòng khám cũng không chắc chắn về hiệu quả của các phương pháp điều trị. 

Zhang nói với Sixth Tone: “Tất cả chúng tôi chỉ đang diễn. Cái gọi là thí nghiệm khoa học của Tao Ran chẳng khác gì một cuộc nghiên cứu, được thực hiện với một nhóm diễn viên ”.

Vào trong phòng khám, Zhang nhanh chóng nhận ra cách tốt nhất để lấy lại tự do là giả vờ hợp tác với các bác sĩ tâm thần. Phần lớn cốt truyện của bộ phim dựa trên những chiến thuật mà Zhang sử dụng để lừa gạt nhân viên phòng khám, đặc biệt là các liên minh bí mật mà anh ta thành lập với các bệnh nhân khác...


>>> Vén màn sự thật kinh hoàng bên trong trung tâm cai nghiện Internet.

>>> Hãy tìm hiểu xem tại sao bọn trẻ lại nghiện game, nghiện Internet.

Theo Sixth Tone

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác