VNR Content
Pearl
Thời gian gần đây, dư luận Trung Quốc xôn xao bởi bộ phim Diagnosia. Một bộ phim phơi bày những mảng tăm tối nhất bên trong các Trung tâm cai nghiện Internet, dành cho thanh thiếu niên tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Một cảnh xuất hiện trong phim “Diagnosia”, khi các thanh thiếu niên được huấn luyện như trong quân đội để cai nghiện Internet
Trailer của bộ phim Diagnosia
Trên tường, một tấm áp phích ghi chi tiết lịch trình hàng ngày: thức dậy lúc 5:30 sáng và đi ngủ lúc 9:30 tối. Ngoài thời gian ăn uống và vệ sinh cá nhân, thời gian còn lại chỉ dành cho ba hoạt động: phục hồi chức năng, huấn luyện quân sự và đánh giá tâm lý.
Sau đó, bạn phát hiện một cuốn nhật ký nằm trên bàn. Bạn cầm nó lên và bắt đầu lướt qua các trang.
Qua đó, bạn biết rằng cha mẹ đã gửi bạn đến đây vào ngày 30/8. Họ nói bạn cần gặp bác sĩ tâm lý, hứa bạn có thể trở về nhà sau khi được tư vấn. Nhưng trên thực tế, bạn bị nhốt ở đây vô thời hạn. Chỉ bác sĩ tâm lý mới có thể quyết định khi nào bạn sẽ được thả.
Đây là những cảnh mở đầu của Diagnosia, một bộ phim thực tế ảo mới từng đoạt giải thưởng của Zhang Mengtai và Lemon Guo, mang đến một cái nhìn kinh hoàng bên trong một phòng khám cai nghiện Internet ở Trung Quốc.
Zhang Mengtai - người làm ra bộ phim từng là người bị gửi vào trại cai nghiện Internet
Các nhà làm phim đã phơi bày sự ******* của những cơ sở này, nơi hàng ngàn thanh niên Trung Quốc bị giam giữ, ép buộc phải uống thuốc và huấn luyện quân sự, thậm chí chịu cả liệu pháp sốc điện để cai "nghiện" Internet.
Được biết, chính Zhang từng bị tống vào một trong những trại cai nghiện này khi 17 tuổi, bộ phim chủ yếu dựa trên những trải nghiệm của anh ấy. Mặc dù chỉ ở đó một tháng, nhưng sự đối xử vô nhân đạo mà Zhang nhận được vẫn còn ám ảnh suốt hơn chục năm sau.
Trả lời phỏng vấn của Sixth Tone, Zhang chia sẻ: “Qua bộ phim này, tôi muốn chữa lành những tổn thương trong quá khứ chính mình. Tôi muốn lên tiếng vì đã không thể chống trả vào thời điểm đó. Tôi cũng muốn đặt câu hỏi tại sao chúng ta phải trải qua điều này”.
Một phòng ký túc xá trong trung tâm cai nghiện Internet ở ngoại ô Bắc Kinh
Trong lúc thực trạng trên ngày càng phổ biến khiến dư luận bức xúc, một chuyên gia tự xưng tên là Tao Hongkai đã thu hút sự chú ý của công chúng bằng cách giới thiệu một phương pháp điều trị “chứng nghiện internet” do chính ông nghiên cứu và phát triển. Cùng năm 2022, trung tâm cai nghiện Internet đầu tiên ở Trung Quốc được thành lập, người điều hành không ai khác chính là ông Tao.
Trung tâm nhanh chóng gây được tiếng vang, trở nên cực kỳ nổi tiếng, thu hút hàng nghìn thanh thiếu niên tham gia. Đến năm 2009, đã có hơn 300 trung tâm cai nghiện Internet hoạt động trên khắp Trung Quốc.
Tuy nhiên, các cơ sở này nhanh chóng vướng vào tai tiếng do cách đối xử thô bạo với bệnh nhân trẻ tuổi. Sự thật bên trong các trại cai nghiện này khiến nhiều người không khỏi "ngã ngửa".
>>> Trại cai nghiện Internet hay nhà tù?
>>> Hãy tìm hiểu xem tại sao bọn trẻ nghiện game, nghiện Internet.
Theo Sixth Tone
Bộ phim dựa trên trải nghiệm thực
Bạn thức dậy sau một giấc mơ dài và thấy mình đang ở trong một ký túc xá xa lạ. Căn phòng thiếu ánh sáng, không có gì ngoài bốn chiếc giường khung sắt, một chiếc bàn và một vài chiếc ghế đẩu. Chiếc cửa sổ duy nhất bị đóng chặt: Bạn không thể nhìn thấy gì bên ngoài, ngoại trừ hàng rào thép gai quấn quanh khung.Trailer của bộ phim Diagnosia
Trên tường, một tấm áp phích ghi chi tiết lịch trình hàng ngày: thức dậy lúc 5:30 sáng và đi ngủ lúc 9:30 tối. Ngoài thời gian ăn uống và vệ sinh cá nhân, thời gian còn lại chỉ dành cho ba hoạt động: phục hồi chức năng, huấn luyện quân sự và đánh giá tâm lý.
Sau đó, bạn phát hiện một cuốn nhật ký nằm trên bàn. Bạn cầm nó lên và bắt đầu lướt qua các trang.
Qua đó, bạn biết rằng cha mẹ đã gửi bạn đến đây vào ngày 30/8. Họ nói bạn cần gặp bác sĩ tâm lý, hứa bạn có thể trở về nhà sau khi được tư vấn. Nhưng trên thực tế, bạn bị nhốt ở đây vô thời hạn. Chỉ bác sĩ tâm lý mới có thể quyết định khi nào bạn sẽ được thả.
Đây là những cảnh mở đầu của Diagnosia, một bộ phim thực tế ảo mới từng đoạt giải thưởng của Zhang Mengtai và Lemon Guo, mang đến một cái nhìn kinh hoàng bên trong một phòng khám cai nghiện Internet ở Trung Quốc.
Các nhà làm phim đã phơi bày sự ******* của những cơ sở này, nơi hàng ngàn thanh niên Trung Quốc bị giam giữ, ép buộc phải uống thuốc và huấn luyện quân sự, thậm chí chịu cả liệu pháp sốc điện để cai "nghiện" Internet.
Được biết, chính Zhang từng bị tống vào một trong những trại cai nghiện này khi 17 tuổi, bộ phim chủ yếu dựa trên những trải nghiệm của anh ấy. Mặc dù chỉ ở đó một tháng, nhưng sự đối xử vô nhân đạo mà Zhang nhận được vẫn còn ám ảnh suốt hơn chục năm sau.
Trả lời phỏng vấn của Sixth Tone, Zhang chia sẻ: “Qua bộ phim này, tôi muốn chữa lành những tổn thương trong quá khứ chính mình. Tôi muốn lên tiếng vì đã không thể chống trả vào thời điểm đó. Tôi cũng muốn đặt câu hỏi tại sao chúng ta phải trải qua điều này”.
Nguồn gốc các trại cai nghiện Internet ở Trung Quốc
Các trại cai nghiện Internet lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc cách đây hai thập kỷ. Vào năm 2002, 4 trẻ vị thành niên đã thiêu rụi một quán cà phê Internet ở Bắc Kinh sau khi bị cấm vào, 25 người đã thiệt mạng. Vụ việc đã gây chấn động toàn quốc, đồng thời dấy lên sự hoang mang về sự nguy hiểm của việc nghiện Internet. Những thanh thiếu niên nghiện game online - từng được coi là lười biếng và vô hại - ngày càng có khuynh hướng bạo lực.Trong lúc thực trạng trên ngày càng phổ biến khiến dư luận bức xúc, một chuyên gia tự xưng tên là Tao Hongkai đã thu hút sự chú ý của công chúng bằng cách giới thiệu một phương pháp điều trị “chứng nghiện internet” do chính ông nghiên cứu và phát triển. Cùng năm 2022, trung tâm cai nghiện Internet đầu tiên ở Trung Quốc được thành lập, người điều hành không ai khác chính là ông Tao.
Trung tâm nhanh chóng gây được tiếng vang, trở nên cực kỳ nổi tiếng, thu hút hàng nghìn thanh thiếu niên tham gia. Đến năm 2009, đã có hơn 300 trung tâm cai nghiện Internet hoạt động trên khắp Trung Quốc.
Tuy nhiên, các cơ sở này nhanh chóng vướng vào tai tiếng do cách đối xử thô bạo với bệnh nhân trẻ tuổi. Sự thật bên trong các trại cai nghiện này khiến nhiều người không khỏi "ngã ngửa".
>>> Trại cai nghiện Internet hay nhà tù?
>>> Hãy tìm hiểu xem tại sao bọn trẻ nghiện game, nghiện Internet.
Theo Sixth Tone