Trầm cảm, muốn bỏ học, *****... sinh viên đang phải chịu hậu quả nặng nề từ đại dịch Covid -19

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Một nghiên cứu do nhóm vận động sức khỏe tâm thần Ruang Empati tiến hành được công bố vào tháng 10 cho thấy có khoảng 59% trong số 3.901 sinh viên đại học ở Indonesia được khảo sát có dấu hiệu trầm cảm và con số này cho thấy sự gia tăng đáng kể so với những ngày đầu của đại dịch, nghiên cứu khảo sát năm 2020 cho biết tỷ lệ ngày chỉ khoảng 47%.

Trầm cảm, ***** đang xảy ra và ngày càng trầm trọng

Suryo, một sinh viên đại học từng tin rằng mình là một học sinh rất có tiềm năng, bởi anh là người đầu tiên trong gia đình được bước chân vào đại học, cũng là người đầu tiên ở ngôi làng được học ở một trường đại học hàng đầu tại ngoại ô Jakarta, cách nhà anh 350 km. Nhưng ngay khi anh đặt chân đến ngôi trường của mình, anh đã thay đổi suy nghĩ đó ngay lập tức bởi ngôi trường có những sinh viên hàng đầu, là những nhà vô địch Olympic Toán học và những người đoạt giải từ khắp Indonesia. “Đột nhiên, tôi thấy mình chỉ là một sinh viên tầm thường,” Suryo nói với CNA. Gánh nặng của anh càng bị tăng thêm phần áp lực do sinh ra trong một gia đình nghèo khó, “Cha mẹ tôi nói với tôi rằng tôi cần hoàn thành chương trình của mình với điểm số cao, tốt nghiệp nhanh để có một công việc tốt, sau đó có thể giúp đỡ các anh chị em của mình". Đại dịch COVID-1 bùng phát khi anh ấy đang bước vào học kỳ thứ hai đã khiến cho mọi thứ trở nên thật tồi tệ. Lớp học trực tiếp không còn được duy trì và lo sợ về tình hình xấu trước mắt nên gia đình anh ấy yêu cầu anh quay về nhà. Nhưng trớ trêu là gia đình anh quá nghèo khó không đủ để mua một chiếc laptop cũ cho anh học trực tuyến, đó là chưa nó đến việc khu vực anh ở vẫn chưa có đủ điều kiện về Internet. “Tôi chưa bao giờ sở hữu một chiếc máy tính xách tay trước đây nên chưa biết cách sử dụng chúng. Tôi thực sự là người mù công nghệ". Sau đó Suryo thường xuyên bỏ học và không theo kịp các bài học ở lớp, cũng không có bạn bè để thảo luận sau giờ học, anh cũng không thể tiếp cận đến một thư viện nào để đọc sách. Điểm số của Suryo bị sụt giảm và tệ đến mức anh ý có nguy cơ mất học bổng, tuy nhiên Suryo lại giấu kín điều này vì không muốn bố mẹ anh thất vọng. “Tôi đã nghĩ đến việc bỏ học. Tôi thậm chí còn dự tính từ bỏ cuộc sống hoàn toàn, tôi đã từng có ý định nhảy xuống một cây cầu để kết thúc". Suryo là một trường hợp điển hình trong số rất nhiều sinh viên Indonesia đang gặp phải hoàn cảnh tương tự.
Trầm cảm, muốn bỏ học, tự tử... sinh viên đang phải chịu hậu quả nặng nề từ đại dịch Covid -19
Bác sĩ tâm thần Teddy Hidayat, người sáng lập nhóm vận động sức khỏe tâm thần Ruang Empati Trong một cuộc khảo sát được tiến hành vào năm 2016 của một nhóm bác sĩ tâm thần ở Bandung, 30% trong số 400 người nhận học bổng ở thủ phủ của Tây Java (một tỉnh của Indo) có dấu hiệu trầm cảm ở các mức độ khác nhau. Còn trong năm nay, khảo sát của Ruang Empati cho thấy 13% số người được hỏi cho biết họ đã có ý định *****, 3% trong số đó nói rằng họ đã từng cố gắng để tự kết liễu cuộc đời mình. Hiện ở Indonesia có khoảng 8,3 triệu sinh viên đại học trên cả nước, bác sĩ tâm thần Teddy Hidayat cho biết "Tầm quan trọng và mức độ cấp bách của vấn đề đã trở nên lớn đến mức đáng báo động, tình trạng sinh viên đại học ***** đang trở nên phổ biến hơn kể từ khi đại dịch bùng phát." Vào tháng 10 vừa rồi, một sinh viên ở Palembang, Nam Sumatra, đã nhảy lầu ***** từ tầng ba của một trung tâm mua sắm, một sinh viên khác ở Yogyakarta được tìm thấy đã chết trong ký túc xá sau khi uống thuốc diệt chuột. Các trường hợp ***** tại nhà hay nhảy cầu cũng đã xảy ra gây nên những cái chết thương tâm. “Học sinh là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt vì các em là tương lai của đất nước, sẽ trở là những nhà lãnh đạo. Nếu không có sự quan tâm, các em có thể bị các vấn đề về sức khỏe tâm thần, không chỉ ảnh hưởng đến bản thân như thành tích học tập giảm sút mà còn tạo ra tổn thất cho xã hội và đất nước ”, bác sĩ tâm lý nói.

Sinh viên dường như đang bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch

Không thể phủ nhận rằng đại dịch kéo dài khiến nhiều người rơi vào trạng thái lo lắng thường trực, và nếu không được quan tâm và can thiệp bởi các phương pháp điều trị hợp lý sẽ dẫn đến trầm cảm. Nền kinh tế suy giảm kéo theo tình trạng thất nghiệp của hàng nghìn công nhân, sau đó là những hạn chế về các hoạt động xã hội khiến cho nhiều người bị cô lập, không được tương tác với người khác trong khi họ không có bất cứ phương tiện gì để giải trí, giảm căng thẳng và bực bội. Elvine Gunawan, một bác sĩ tâm thần đang điều trị cho các sinh viên đại học có vấn đề về sức khỏe tâm thần đã nhấn mạnh rằng "mặc dù đại dịch đã ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nhưng sinh viên đại học dường như có nhiều nguy cơ hơn". Về mặt tâm lý, họ đang một độ tuổi "đầy sóng gió", họ đang trải qua một giai đoạn chuyển tiếp từ một thiếu niên thành một người trưởng thành, về phương diện giáo dục, họ cần phải suy nghĩ nghiêm túc thấu đáo hơn, học cách sống độc lập khi phải rời vòng tay che chở của gia đình. Nizam - Phụ trách cấp cao của Bộ giáo dục Indonesia thừa nhận hầu hết sinh viên đại học đã cảm thấy chán nản trong đại dịch. Trường học không chỉ là nơi học tập mà còn là nơi giao lưu, xã hội, 2 điều này không thể được thực hiện thông qua học trực tuyến. “Đại dịch đã kéo dài hơn những gì mà bất kỳ ai cũng có thể lường trước được. Tình trạng này kéo dài tất nhiên sẽ dẫn đến buồn chán, lo lắng và nếu không quản lý tốt có thể dẫn đến căng thẳng và trầm cảm ”. Firman Islami, một cố vấn về sức khỏe tâm thần tại một trường đại học hàng đầu của Indonesia cho biết trong suốt thời gian đại dịch, anh đã nhận được rất nhiều liên hệ từ sinh viên về nhờ tư vấn về những lo lắng và trầm cảm mà họ phải chịu đựng. Một sinh viên Học viện Công nghệ Bandung nói rằng "Đại dịch đã và đang thách thức tất cả mọi người, với một cuộc sống bị thay đổi mạnh mẽ và đột ngột, rất nhiều người không thể thích nghi tốt được. Không phải ai cũng xuất thân từ một gia đình hòa thuận. Khi họ phải ở nhà quá nhiều thì sẽ xảy ra bạo lực, ẩu đả." Bên cạnh đó cũng rất nhiều sinh viên đang gặp khó khăn trong học tập vì hạ tầng internet kém hay họ phải chia sẻ thiết bị, phòng học với anh chị em của họ. Còn một số khác phải bỏ học để đi làm do đại dịch đã làm kinh tế gia đình họ suy kiệt.

Vấn đề lớn nhất chính là sự cô lập

Trước khi đại dịch xảy ra, mọi người thường dễ dàng giải quyết những vấn đề của họ bằng nhiều cách, các sinh viên có thể đi chơi và nói chuyện với bạn bè để chữa lành các vết thương tâm lý và tình cảm. "Nhưng đại dịch xảy ra khiến ngay cả những nhu cầu đơn giản này cũng không thể thực hiện, nhiều người còn cảm thấy mình không thể tìm thấy người để nói chuyện, không có nơi nào để tìm sự giúp đỡ"
Trầm cảm, muốn bỏ học, tự tử... sinh viên đang phải chịu hậu quả nặng nề từ đại dịch Covid -19
Firman Islami, sinh viên của Học viện Công nghệ Bandung, là điều phối viên tư vấn về sức khỏe tâm thần tại trường đại học của mình Những người làm công việc tư vấn tâm lý như Firman Islami cũng thừa nhận gặp khó khăn khi muốn tìm người giúp đỡ do thiếu sự tương tác trực tiếp, và rất khó để phát hiện ra những sinh viên có vấn đề cần tư vấn chỉ trong môi trường học tập từ xa. Một người làm công tác cố vấn khác cũng cho biết cô cũng không thể tiếp cận những sinh viên đang gặp khó khăn và điều đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của chính cô. "Đó thực sự là một cuộc đấu tranh đối với tôi, tôi nghĩ mình không phù hợp nữa với vị trí người điều hành vì tôi còn không thể giúp đỡ cho bạn bè của mình. Nó khiến tôi cảm thấy lo lắng đến nỗi chính mình cũng phải gọi bác sĩ tâm lý của mình" cô buồn bã nói. Cô cho biết thêm rằng "bác sĩ tâm lý khuyên tôi đến thiết lập những giới hạn của cảm xúc, công việc của tôi là lắng nghe những vấn đề của người khác và đưa ra những đề xuất, nhưng vấn đề của tôi không giống họ"

Những thử thách tồn tại trong xã hội

Trên thực tế những kỳ thị xã hội đối với những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần vẫn còn mạnh mẽ ở Indonesia, vì thế rất nhiều sinh viên đã không tìm được được sự giúp đỡ khi cần. "Bản thân các sinh viên đã nhận thức rõ hơn về các vấn đề sức khỏe tâm thần của mình, và họ sẵn sàng lên tiếng để tìm kiếm sự giúp đỡ. Tuy nhiên họ vẫn đang trong độ tuổi cần sự đồng ý của cha mẹ để đi khám chữa bệnh." Arlisa Wulandari, một giảng viên từ khoa y của Đại học Ahmad Yani ở Bandung cũng thừa nhận rằng một số phụ huynh đã không đồng ý cho con mình điều trị sức khỏe tâm thần, "họ không muốn tin (hoặc phủ nhận) rằng con cái của họ đang bị trầm cảm bởi vì không muốn bị coi là cha mẹ tồi, và cũng không thích con mình có bệnh sử tâm thần vì họ lo lắng nó sẽ ảnh hưởng đến cơ hội kiếm việc làm của chúng."
Trầm cảm, muốn bỏ học, tự tử... sinh viên đang phải chịu hậu quả nặng nề từ đại dịch Covid -19
Nhóm vận động Ruang Empati sản xuất sách để giúp mọi người tìm hiểu thêm về sức khỏe tâm thần. Bác sĩ Gunawan cho biết vào thời điểm mà một số phụ huynh để con cái họ tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia thì đã quá muộn bởi "hầu hết các sinh viên đến điều trị khi tình trạng đã trở nên nghiêm trọng, khi họ thất bại trong học tập và cố gắng tự tự bằng mọi cách, bác sĩ tâm lý sẽ càng khó điều trị khi ở giai đoạn này."

Các trường đại học vẫn đang có cơ sở tư vấn nhưng không có tiêu chuẩn chung nào

Gunawan cho biết các trường đại học nên có những sự quan tâm đến các sinh viên để phát hiện các dấu hiệu trầm cảm và ngăn chặn căn bệnh của họ trở nên tồi tệ hơn. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Indonesia cũng cho biết các trường đại học được yêu cầu thiết lập các dịch vụ tư vấn của riêng họ cho những mục đích này. "Nhìn chung, các trường đại học của chúng tôi có các dịch vụ tư vấn, chẳng hạn như một đơn vị trực thuộc trường, giảng viên cố vấn hoặc cơ sở chuyên nghiệp hơn." Tuy nhiên, người sáng lập Ruang Empati, Hidayat cho biết không có tiêu chuẩn thống nhất cho các dịch vụ tư vấn này, hây hết trong số đó hoạt động mà không có bác sĩ tâm thần hoặc nhà tâm lý học được đào tạo tại trường, thậm chí có những trường đại học không có bất kỳ dịch vụ tư vấn nào cả. Kể cả những trường đại học có bác sĩ chuyên khoa tâm thần và các sinh viên được đào tạo cũng không theo tiêu chuẩn.
Trầm cảm, muốn bỏ học, tự tử... sinh viên đang phải chịu hậu quả nặng nề từ đại dịch Covid -19
Giảng viên mỹ thuật Ira Adriati đã phát triển một chương trình trị liệu nghệ thuật cho sinh viên đại học học bị trầm cảm Để giúp sinh viên giảm thiểu các vấn đề sức khỏe tinh thần mà họ trải qua, Ruang Empati đã cung cấp dịch vụ tư vấn trực tuyến kể từ khi đại dịch bắt đầu với hàng chục tình nguyện viên cố vấn, nhóm cũng đã tổ chức các lớp học nghệ thuật nhằm giúp sinh viên thể hiện bản thân và giải tỏa căng thẳng. "Nghệ thuật có thể được coi như một liệu pháp cho họ, bởi các hoạt động ca hát hay vẽ sẽ giúp giảm stress, nó giúp sinh viên đối phó với những gì ngột ngạt bên trong và truyền đạt suy nghĩ chỉ bằng cách vẽ nguệch ngoạc trên giấy." Ira Adriati, một giảng viên mỹ thuật nói. Mục đích của những lớp học này không phải là để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật, nó chỉ để giúp sinh viên cảm thấy cuộc sống dễ chịu hơn.

Tình hình hiện tại có vẻ đã khả quan hơn

Theo Bộ giáo dục Indonesia, sức khỏe tinh thần của sinh viên bị giảm nghiêm trọng, buộc các trường phải mở cửa trở lại. Nhưng phương pháp học giờ đây đã được đổi mới, kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp. "Việc đưa sinh viên trở lại trường sẽ cho phép họ phát triển các kỹ năng cần thiết, không thể có được khi học trực tuyến, đồng thời tái tạo các tương tác xã hội cần thiết để làm cho tinh thần của họ được cân bằng hơn." Bộ Giáo dục Indonesia cũng đã ban hành quy định về việc xóa bỏ bạo lực tình dục hay tình trạng bắt nạt tại trường học, nhằm loại bỏ gốc rễ có thể gây ra trầm cảm ở học sinh, sinh viên. Chính phủ cũng đang phát triển một “Hệ thống Y tế Học thuật” bằng cách triển khai các khu học xá có ý thức hơn về sức khỏe cũng như tạo cuộc sống thân thiện với sinh viên. “Chúng tôi đang thúc đẩy một môi trường học tập lành mạnh, an toàn và thoải mái hơn. Nếu đạt được điều này, chúng ta sẽ thấy các sinh viên và học viên khỏe mạnh và hạnh phúc hơn." Suryo cũng cho biết anh rất vui vì trường đại học của mình đã mở cửa trở lại. Anh đã quyết định quay trở lại Jakarta vào tháng 9 năm 2020 để tốt hơn cho việc học của mình. Suryo đã thuê một căn phòng gần trường để tận dụng Wi-fi miễn phí trong khuôn viên trường. "Trường học giờ đây thật yên tĩnh giống như "thị trấn ma" nhưng nhiều sinh viên vẫn quyết định quay lại Jakarta vì họ cũng gặp vấn đề với việc học trực tuyến ở nhà." Họ đến từ các tỉnh khác nhau của đất nước, nhưng họ đã trở thành bạn thân vì học chung lớp, và nhiều vấn đề giống nhau khác. "Cuộc sống của chúng tôi bây giờ đã tốt hơn so với một năm trước, tôi đã được nâng điểm và giành lại được học bổng của mình." Suryo vui vẻ nói. "Việc mở cửa trường học, ít ra là để cho sinh viên vào khuôn viên của trường đã làm cho tinh thần của tôi tốt hơn." Nguồn CNA
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top