Công ty Hàn Quốc đã thiệt hại 3 ngàn tỷ won chỉ trong 2 tháng đầu năm 2023, tương đương với 2,3 tỷ USD, vì bộ phận chip nhớ. Các nhà phân tích dự đoán, con số có thể còn tăng thêm trong những tháng tới. Kết thúc quý 1/2023, Samsung có thể lỗ tới 4 ngàn tỷ won (3 tỷ USD) vì xu hướng suy thoái toàn thị trường.
“Trong nội bộ công ty, đã có một báo cáo dự đoán khoản thua lỗ lên tới 4 nghìn tỷ won do kinh doanh chip bộ nhớ trong quý đầu năm,” một trong những nguồn tin tiết lộ với KoreaJoongDaily. Nếu báo cáo chính xác, đây sẽ là quý thua lỗ đầu tiên của bộ phận này kể từ quý 4/2008 khi xảy ra khủng hoảng tài chính Lehman.
Thực chất, chỉ có chip nhớ bị thua lỗ nặng nề còn 1 hoạt động kinh doanh khác là đúc chip theo hợp đồng vẫn có lợi nhuận. Song, nó không đủ để bù đắp cho những thiệt hại mà chip nhớ gây ra. Một nguồn tin khác tiết lộ với tờ báo, kể cả trong kịch bản lạc quan nhất, thua lỗ là “không thể tránh khỏi” và mức độ thiết hại “ít nhất cũng phải 2 ngàn tỷ won [khoảng 1,5 tỷ USD]”.
Bộ phận chip nhớ từng được nâng niu như “con gà đẻ trứng vàng” khi sinh lời cao nhất tập đoàn. Thời điểm kinh doanh thuận lợi, có thể đóng góp không dưới 1 nửa trong tổng lợi nhuận, quyết định phần lớn đến kết quả của Samsung Electronics. Song, tất cả đã sụp đổ khi thị trường đi xuống vào nửa cuối năm 2022.
Năm ngoái, kinh doanh bán dẫn chiếm tới gần 55% trong tổng lợi nhuận. Sự lệ thuộc vào bộ phận này của Samsung cũng giống như iPhone đối với Apple.
Triển vọng khá ảm đạm khi hãng nghiên cứu TrendForce dự đoán giá DRAM đã giảm 20% trong quý 1 đầu năm nay, sẽ còn giảm tiếp 11% trong quý 2. Giá chip NAND flash giảm 10% trong quý 1 và tiếp tục giảm thêm 3% nữa trong quý 2. Xu hướng thị trường sẽ khó tăng giá trong vài tháng tới và đẩy chip nhớ Samsung vào hoàn cảnh khó khăn hơn. Đây là thời điểm khó khăn nhất đối với họ trong hơn 2 thập kỷ qua.
Samsung Electronics vay tiền công ty con để đầu tư cho bán dẫn
Mới đây, Samsung Electronics đã phải vay tiền từ Samsung Display nhằm tiếp tục đầu tư vào bán dẫn. Nhà phân tích Jeff Kim của KB Securities nhận xét: “Việc này khó tránh khỏi khi bộ phận bán dẫn sẽ thua lỗ lần đầu tiên sau 15 năm. Phần lớn tiền mặt dự trữ của Samsung Electronics lại đang nằm ở nước ngoài qua các công ty con”.
Song, bất chấp khó khăn và thua lỗ, Samsung đã tuyên bố sẽ không giảm chi tiêu vốn trong năm nay, cam kết duy trì sản xuất bán dẫn bình thường đi ngược lại xu hướng cắt giảm của các đối thủ. Theo Kim, vì chiến lược này nên Samsung sé phải cấp bách tìm kiếm nguồn vốn đầu tư.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Omdia, Samsung đang chiếm 40% thị phần tại thị trường DRAM.
>>> Samsung Electronics vay tiền Samsung Display.
“Trong nội bộ công ty, đã có một báo cáo dự đoán khoản thua lỗ lên tới 4 nghìn tỷ won do kinh doanh chip bộ nhớ trong quý đầu năm,” một trong những nguồn tin tiết lộ với KoreaJoongDaily. Nếu báo cáo chính xác, đây sẽ là quý thua lỗ đầu tiên của bộ phận này kể từ quý 4/2008 khi xảy ra khủng hoảng tài chính Lehman.
Thực chất, chỉ có chip nhớ bị thua lỗ nặng nề còn 1 hoạt động kinh doanh khác là đúc chip theo hợp đồng vẫn có lợi nhuận. Song, nó không đủ để bù đắp cho những thiệt hại mà chip nhớ gây ra. Một nguồn tin khác tiết lộ với tờ báo, kể cả trong kịch bản lạc quan nhất, thua lỗ là “không thể tránh khỏi” và mức độ thiết hại “ít nhất cũng phải 2 ngàn tỷ won [khoảng 1,5 tỷ USD]”.
Năm ngoái, kinh doanh bán dẫn chiếm tới gần 55% trong tổng lợi nhuận. Sự lệ thuộc vào bộ phận này của Samsung cũng giống như iPhone đối với Apple.
Triển vọng khá ảm đạm khi hãng nghiên cứu TrendForce dự đoán giá DRAM đã giảm 20% trong quý 1 đầu năm nay, sẽ còn giảm tiếp 11% trong quý 2. Giá chip NAND flash giảm 10% trong quý 1 và tiếp tục giảm thêm 3% nữa trong quý 2. Xu hướng thị trường sẽ khó tăng giá trong vài tháng tới và đẩy chip nhớ Samsung vào hoàn cảnh khó khăn hơn. Đây là thời điểm khó khăn nhất đối với họ trong hơn 2 thập kỷ qua.
Mới đây, Samsung Electronics đã phải vay tiền từ Samsung Display nhằm tiếp tục đầu tư vào bán dẫn. Nhà phân tích Jeff Kim của KB Securities nhận xét: “Việc này khó tránh khỏi khi bộ phận bán dẫn sẽ thua lỗ lần đầu tiên sau 15 năm. Phần lớn tiền mặt dự trữ của Samsung Electronics lại đang nằm ở nước ngoài qua các công ty con”.
Song, bất chấp khó khăn và thua lỗ, Samsung đã tuyên bố sẽ không giảm chi tiêu vốn trong năm nay, cam kết duy trì sản xuất bán dẫn bình thường đi ngược lại xu hướng cắt giảm của các đối thủ. Theo Kim, vì chiến lược này nên Samsung sé phải cấp bách tìm kiếm nguồn vốn đầu tư.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Omdia, Samsung đang chiếm 40% thị phần tại thị trường DRAM.
>>> Samsung Electronics vay tiền Samsung Display.