thumbnail - Ukraine muốn mua hệ thống Vòm Sắt, cho rằng Mỹ sẽ không phản đối
Vũ Đức Hồng
Hà Nội

Ukraine muốn mua hệ thống Vòm Sắt, cho rằng Mỹ sẽ không phản đối

Tổng thống Zelensky thừa nhận, Ukraine đang thua kém Nga về mặt công nghệ vì vậy Ukraine không thể tấn công, sẽ chịu nhiều tổn thất hơn.

Nga đã bước sang giai đoạn 3 chiến dịch đặc biệt của mình ở Ukraine. Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đối không tầm xa chính xác cao, pháo để phá hủy mục tiêu, bao gồm cả ở thủ đô Kiev. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho biết kể từ khi bắt đầu chiến dịch, Nga đã tiêu diệt 190 máy bay, 129 trực thăng, 1.139 máy bay không người lái, 333 hệ thống tên lửa đất đối không, 3.443 xe tăng và các phương tiện bọc thép khác, 478 hệ thống rocket phóng loạt, 1.807 pháo tự hành và pháo cối, cùng 3.464 xe chuyên dụng của lực lượng Ukraine.

Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Ukraine muốn có Vòm Sắt như Israel. Tại một cuộc họp báo ở Tel Aviv ngày 7/6, Đại sứ Yevgen Korniychuk cho biết Ukraine muốn mua hệ thống Iron Dome, cho rằng Mỹ sẽ không phản đối việc mua bán như vậy. Tuy nhiên, giữa mong muốn và thực tế còn là khoảng cách xa, khi Israel đã từ chối yêu cầu của Mỹ về việc Đức chuyển giao tên lửa chống tăng "Spike" do Israel cấp phép cho Ukraine. 

Vòm sắt là hệ thống phòng không Iron Dome của Israel.

Ukraine muốn mua hệ thống Vòm Sắt, cho rằng Mỹ sẽ không phản đối 

Sơ đồ hệ thống vòm sắt chặn tên lửa như thế nào: (1) Rocket của địch được bắn đi, (2) Hệ thống radar phát hiện rocket và theo dõi, (3) Hệ thống kiểm soát ước tính điểm va chạm, (4) Bệ phóng bắn tên lửa để đánh chặn, (5) Tên lửa nổ gần rocket, phá hủy rocket 

Ukraine muốn mua hệ thống Vòm Sắt, cho rằng Mỹ sẽ không phản đối 

Israel nói Vòm Sắt đã chặn được hơn 90% rocket bay về hướng các khu vực đông dân, cứu hàng trăm mạng người. 

Hệ thống phòng không Vòm Sắt do Công ty công nghệ quốc phòng nhà nước Israel Rafael Advanced Defense Systems phối hợp với Công ty hàng không vũ trụ Israel Aerospace Industries phát triển. Dự án được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Mỹ.

Vòm sắt được phát triển trong 3 năm với chi phí 200 triệu USD, đưa vào hoạt động từ năm 2011. Nó được thiết kế để đánh chặn các loại đạn pháo và tên lửa tầm ngắn, trong đó có các tên lửa được bắn từ Dải Gaza. Ngoài Vòm Sắt, Israel còn có 2 hệ thống phòng không khác là David's Sling và Arrow chống lại các cuộc tấn công tầm trung và tầm xa.

Vòm sắt được tích hợp hệ thống radar và phân tích dữ liệu để xác định liệu tên lửa đang bay tới có phải là mối đe dọa hay không. Nó sẽ bắn tên lửa đánh chặn nếu nhận thấy tên lửa đang bay tới có nguy cơ đâm vào các khu vực dân cư hoặc cơ sở hạ tầng quan trọng;

Tên lửa đánh chặn được bắn theo phương thẳng đứng từ các bệ phóng di động hoặc từ bệ phóng cố định. Nó sẽ lao vào tên lửa đang bay tới trong không trung, tạo ra tiếng nổ vang trời và kích hoạt tiếng còi cảnh báo, giống như những gì diễn ra trong các cuộc xung đột Israel và Palestine những ngày qua.

Một bệ phóng của tổ hợp Vòm sắt có khả năng bám bắt, theo dõi và tiêu diệt đồng thời 12 mục tiêu. Các thuật toán sau đó sẽ cho biết tên lửa này bay từ đâu tới, sẽ bay đến đâu và dự kiến rơi ở đâu.

Nó hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết, bao quát được diện tích đến 150 km2. Đối với một khu vực như vậy, đây là phương tiện phòng thủ hiệu quả nhất. Mỗi khẩu đội Vòm sắt có 3 - 4 bệ phóng, mỗi bệ mang 20 tên lửa đánh chặn Tamir có giá thành 40.000 USD/quả đến 100.000 USD/ quả. Tính tới năm 2018, Israel đã có 10 tổ hợp Vòm sắt đang hoạt động.

Từ khoảng cách khoảng 70 km, Vòm sắt có thể bám bắt mục tiêu, khóa chặt và tiêu diệt với xác suất 100%. Thời gian từ khi phát hiện vụ phóng đến lúc tiêu diệt chỉ là 2 giây.

Nếu có được Vòm Sắt, tình hình chiến sự ở Ukraine có thể sẽ thay đổi. Tuy nhiên, khả năng Israel bán Vòm sắt cho Ukraine không cao. Bởi vì,

1, Như đã đề cập ở trên, Israel không muốn cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, vì lý do tham khảo tại đây.

2, Vòm sắt rất đắt đỏ:  giá một lần phóng tên lửa từ Vòm Sắt trung bình là 50.000 USD trong khi đạn pháo bắn đi từ đối thủ có thể chỉ khoảng 1.000 USD. Vì vậy, ngay ở Israel cũng từng có ý kiến lo ngại chính phủ Israel quá phụ thuộc vào hệ thống Vòm Sắt và không bố trí đủ nguồn lực cho các hệ thống phòng thủ khác, trong đó có việc xây dựng và nâng cấp các hầm trú ẩn.

3, Mất thời gian học cách sử dụng, vận hành.

>> Hệ thống Vòm Sắt của Israel hoạt động như thế nào?

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác