Vén màn siêu dự án “yểu mệnh” của Tim Cook: 1 thập kỷ theo đuổi Apple Car, đốt hơn 10 tỷ USD để rồi sụp đổ

SummerKisses❤️WinterTears

Bao Nhiêu Tình Yêu, Bấy Nhiêu Nước Mắt
Thành viên BQT
Trong suốt 1 thập kỷ qua, rất nhiều nhân sự của Apple đã tham gia dự án bí mật về mẫu xe tự lái. Với tên mã Titan, dự án từ 1 tham vọng thay đổi ngành xe nay đã trở thành thảm họa Titanic. Hôm qua, truyền thông đưa tin rộng rãi rằng công ty đã quyết định đóng cửa Project Titan, chuyển nhân sự sang các đơn vị khác nhất là về trí tuệ nhân tạo, 1 số thì bị sa thải. Nỗ lực sản xuất ô tô của công ty đã bị tạm dừng rồi tái khởi động nhiều lần. Trong suốt quá trình đó, hàng trăm nhân sự đến rồi lại đi. Từ tham vọng có thể cạnh tranh với Tesla cho tới khi họ chấp nhận nó chỉ có thể đối đầu với xe tự lái Waymo của Google. Giờ, giấc mơ Apple Car chính thức đã chết. Sẽ chẳng còn chiếc xe tự lái nào được ra mắt nữa. Khi các giám đốc điều hành thông báo nội bộ với nhân viên rằng dự án Titan không còn hoạt động, đồng nghĩa khoản đầu tư hơn 10 tỷ USD nay đã không thể tạo ra chiếc xe đúng tham vọng ban đầu. Sự sụp đổ của dự án ô tô là minh chứng cho thấy, công ty đã phải vật lộn để phát triển sản phẩm mới kể từ khi Steve Jobs qua đời năm 2011. Phần lớn nguyên nhân thất bại đến từ tham vọng viển vông quá lớn.
Vén màn siêu dự án “yểu mệnh” của Tim Cook: 1 thập kỷ theo đuổi Apple Car, đốt hơn 10 tỷ USD để rồi sụp đổ
Hơn 10 tỷ USD đã không tạo ra được chiếc xe mà Apple mong muốn Apple muốn phát triển phần mềm và thuật toán sao cho điều khiển xe hoàn toàn tự động, không cần tới tài xế. Nó không có vô lăng và điều hướng qua giọng nói với trợ lý Siri. Có thể thấy đó là tham vọng quá xa vời. Phó giáo sư Bryant Walker Smith tại trường luật và kỹ thuật Đại học Nam Carolina, người đã nói chuyện ngắn gọn với Apple hồi năm 2015 nhận xét: “Khi khởi đầu, nó sắp xếp các yếu tố để Apple có thể làm 1 cú ‘home run’ ghi điểm trực tiếp. Nhưng sau 10 năm, mọi chuyện trở nên rủi ro hơn nhiều và không mang lại nhiều lợi nhuận”. Có vẻ việc làm xe khó hơn Apple tưởng. Phần nào đó, quyết định theo đuổi xe tự lái của Apple chịu ảnh hưởng hiệu ứng FOMO - không muốn bị bỏ lại phía sau. Khi những chiếc xe tự lái của Google bắt đầu chạy trên đường phó California, nhà đầu tư, giám đốc, kỹ sư và nhiều người khác ở Silicon đều nghĩ xe tự lái sẽ là tương lai không thể tránh khỏi. Tim Cook đã bị thuyết phục và đi theo giấc mơ này.
Vén màn siêu dự án “yểu mệnh” của Tim Cook: 1 thập kỷ theo đuổi Apple Car, đốt hơn 10 tỷ USD để rồi sụp đổ
Theo 3 người thân cận với dự án, họ theo đuổi xe tự lái chỉ ngay sau khi hoàn thành Apple Watch. Tim Cook đã thông qua dự án xe điện, với dự đoán rằng “bình sữa” iPhone rồi cũng đến lúc cạn kiệt, họ cần thứ gì đó mới mẻ cho tương lai tăng trưởng của mình. Ô tô là 1 ngành công nghiệp trị giá 2.000 tỷ USD và Apple muốn có phần trong đó. Theo 6 nhân viên từng tham gia dự án yểu mệnh, nếu Apple ra mắt xe thật thì nó sẽ thuộc phân khúc hạng sang, giá trên 100.000 USD. So với smartphone và tai nghe không dây, tỷ suất lợi nhuận cũng không hấp dẫn lắm. Chưa kể khi xuất hiện thì trên thị trường đã có Tesla thống trị nhiều năm, họ sẽ phải cạnh tranh với những tên tuổi đi trước mình rất lâu. Apple thậm chí đã tính tới khả năng thâu tóm Tesla. Theo 2 người có hiểu biết về dự án thì 2 bên đã xảy ra đàm phán. Song, cuối cùng không có gì được chốt. Apple tin rằng mình có thể tự phát triển 1 chiếc xe thay vì phải thâu tóm 1 doanh nghiệp khác. Lúc đó, có lẽ ban lãnh đạo không nghĩ rằng kế hoạch sẽ gặp thất bại.
Vén màn siêu dự án “yểu mệnh” của Tim Cook: 1 thập kỷ theo đuổi Apple Car, đốt hơn 10 tỷ USD để rồi sụp đổ
Khi khởi đầu, họ rơi vào mớ bòng bong không biết chiếc xe sẽ phải như thế nào. Lãnh đạo đầu tiên Steve Zadesky muốn chế tạo một chiếc xe điện cạnh tranh với Tesla. Còn Jony Ive, giám đốc thiết kế khi ấy tại Apple, lại muốn theo đuổi xe tự lái. Các kĩ sư phần mềm đã cảnh báo ý tưởng của Ive là chưa khả thi với trình độ công nghệ hiện nay. Để thực hiện dự án, họ huy động hàng ngàn nhân sự, đặc biệt là các chuyên gia AI để xây dựng phần mềm. Hơn 2.000 người tính tới trước khi kế hoạch sụp đổ, bao gồm hàng trăm kĩ sư từng làm việc ở NASA, Porsche và cả Tesla, nhiều người trong đó còn chưa làm quen xong với văn hóa doanh nghiệp ở Apple. Họ phát triển nhiều thứ mới mẻ như kính chắn gió có thể hiển thị dẫn đường từng chặn, cửa sổ trời để cách nhiệt từ ánh nắng bên ngoài.
Vén màn siêu dự án “yểu mệnh” của Tim Cook: 1 thập kỷ theo đuổi Apple Car, đốt hơn 10 tỷ USD để rồi sụp đổ
Các giám đốc nổi tiếng như Ive và người đứng đầu bộ phận kỹ thuật Mac, Bob Mansfield, đã tham gia. Công ty đã mua lại một số start-up để bổ sung cho nhóm xe hơi. Vào năm 2021, để đưa dự án đi đến thành công, Apple giao cho giám đốc điều hành đằng sau chiếc Apple Watch nổi tiếng của hãng, Kevin Lynch, phụ trách dự án. Họ muốn 1 chiếc xe nhỏ như Fiat Multipla 600, kkhoong có vô lăng và ra lệnh bằng trợ lý ảo Siri. Đến màu thu năm 2015, Ive và Cook gặp nhau tại trụ sở và trình diễn cách chiếc xe hoạt động. Hai người đàn ông ngồi vào ghế của một khoang nội thất giống như cabin. Bên ngoài, một diễn viên lồng tiếng đọc kịch bản những gì Siri sẽ nói khi họ lao xuống đường trên chiếc xe tưởng tượng. Ông Ive hỏi Siri đã đi qua nhà hàng nào, nam diễn viên đọc câu trả lời, hai nguồn tin tiết lộ. Năm 2016, Apple thay lãnh đạo dự án và người mới lại muốn chuyển hướng sang tập trung vào phần mềm tự lái, thay vì cố sản xuất 1 chiếc xe như trước. Apple bắt đầu xin cấp phép chính quyền California để thử nghiệm trên đường. Họ sử dụng xe Lexus và trang bị trên đó nhiều cảm biến và máy tính. Công ty cũng thảo luận với nhiều hãng xe như BMW, Nissan và Mercedes-Benz trước khi đạt được thỏa thuận với Volkswagen để cung cấp xe tải Transporter cho xe đưa đón tự lái trong khuôn viên Apple.
Vén màn siêu dự án “yểu mệnh” của Tim Cook: 1 thập kỷ theo đuổi Apple Car, đốt hơn 10 tỷ USD để rồi sụp đổ
Sau đó, dự án tiếp tục có thêm 2 nhà lãnh đạo nữa. Người thứ 3 từng làm việc ở Tesla đã sa thải 200 nhân sự khi tiếp tục xây dựng phần mềm tự lái. Nhưng đến người thứ 4 và cũng là cuối cùng, họ lại quay về với ý tưởng chế tạo 1 chiếc xe điện hoàn chỉnh. Và cuối cùng, nỗ lực đó đã không đi đâu. Đầu năm nay, Apple thông báo hủy dự án và chuyển hướng sang đầu tư vào AI. Tuy vậy, dự án yểu mệnh về 1 chiếc xe tự lái Apple vẫn để lại nhiều giá trị. Các công nghệ tạo ra trong quá trình theo đuổi giấc mơ viển vông của ban lãnh đạo sẽ được ứng dụng sang các sản phẩm khác, bao gồm cả chính dự án AI tạo sinh. Ví dụ AirPods được nâng cấp AI với camera tích hợp, kính thực tế tăng cường,... Nhiều người từng làm việc trong dự án nói với The New York Times rằng quyết định đó là chính xác. >>> Apple Car đã chết!
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top