Vì sao người ta lại lừa dối và ngoại tình? Người ngoại tình nghĩ gì khi làm vậy?

C
Trần Tiến
Phản hồi: 0
Có nhiều lý do thúc đẩy người ta ngoại tình nhưng chắc chắn lỗi sẽ thuộc về một trong hai người.
Vì sao người ta lại lừa dối và ngoại tình? Người ngoại tình nghĩ gì khi làm vậy?
Sau mỗi cuộc tình, mỗi chúng ta đều có một vết sẹo riêng. Nhưng tại sao mọi người vẫn kiên trì đi tìm kiếm một tình yêu đích thực? Một tình yêu không còn lừa dối và ngoại tình, một tình yêu mà hai người toàn tâm toàn ý giành tình cảm cho nhau. Bị người yêu cũ lừa dối, đó hẳn là một nỗi đau khó tả vì họ đã dành rất nhiều tâm sức cho người kia và phải nhận lại những đau đớn về tinh thần. Nỗi đau này thậm chí có thể đi cùng bạn tới hết cuộc đời. Để tìm hiểu thêm về ngoại tình và lý do tại sao mọi người lại ngoại tình, trang Vice đã có cuộc trò chuyện với Peter, Jeanine và Maaike. Đây đều là những người đã trải qua những đổ vỡ trong chuyện tình cảm và đã từng ngoại tình vì nhiều lý do khác nhau. Trang Vice cũng đã gặp gỡ với hai chuyên gia về mối quan hệ tình cảm. Họ đều là những người đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu nguyên nhân khiến mọi người ngoại tình và cách mỗi người sống với hậu quả sau đó.

Lý do gì khiến con người ta lừa dối và ngoại tình?​

Nhà tâm lý học, chuyên gia về mối quan hệ và là tác giả của cuốn sách The Reasons Behind Feelings Joke Bruggenkamp cho rằng, việc lừa dối là “một phản ứng thể chất khi cơ thể bạn khao khát được nắm giữ và thèm muốn điều gì đó”. Cô mô tả lừa dối là một chiến lược đã được vạch ra trong tiềm thức khi mối quan hệ giữa hai người dần lâm vào bế tắc. Khi bạn tìm thấy ai đó có thể thắp lại ngọn lửa tình yêu tưởng chừng đã vụt tắt, bạn sẽ muốn đắm chìm vào sự mới mẻ đó. Peter*, một người đàn ông 38 tuổi đã kết hôn được 22 năm và hiện đã ly hôn sau khi ngoại tình. Anh nói rằng ham muốn tình dục của anh và vợ không hợp nhau, dẫn đến cảm giác bị từ chối tình dục. Anh chia sẻ: “Cứ như thể ********* của tôi không được phép tồn tại vậy”. Anh ấy mô tả việc ngoại tình giống như “một thế giới hoàn toàn mới đột nhiên mở ra. Một thế giới mà giờ đây tôi đáng được quan tâm. Người phụ nữ khác khiến tôi cảm thấy cơ thể của mình thật gợi cảm theo cách mà tôi chưa bao giờ trải nghiệm trước đây”.
Vì sao người ta lại lừa dối và ngoại tình? Người ngoại tình nghĩ gì khi làm vậy?
Mọi hành vi lừa dối đều khác nhau. Không phải tất cả chuyện tình đều dẫn đến đổ vỡ và không phải tất cả những chiêu trò ngoại tình đều bị che giấu. Jeanine, 63 tuổi, đã kết hôn được 30 năm. Bà có nhiều mối quan hệ trong suốt cuộc hôn nhân, thậm chí bà đã ký kết một thỏa ước im lặng với chồng dù họ đã đính hôn. Thỏa thuận được đưa ra sau khi bà tình cờ gặp lại người yêu cũ trong công viên vào một buổi sáng. Họ ôm nhau và cảm thấy giữa hai người vẫn còn tình cảm. Sau đó ông ta đã rủ bà đi chơi. Jeanine về nhà và kể cho chồng chưa cưới về cuộc gặp gỡ. Jeanine bày tỏ sự tiếc nuối về việc bà không thể đáp ứng lời đề nghị của người yêu cũ. Tuy nhiên người yêu sắp cưới của Jeanine lại bình tĩnh đáng ngạc nhiên về toàn bộ sự việc. Bà chia sẻ: “Anh ấy nói hãy làm bất cứ điều gì tôi muốn nhưng đừng để mọi chuyện dính líu đến anh ấy”. Tất nhiên không phải người yêu của ai cũng dễ dãi như vậy. Peter nhấn mạnh: “Khi vợ tôi phát hiện ra, tôi đã mất tất cả mọi thứ. Mọi người xung quanh đều coi tôi là người gây ra chuyện và tôi cũng từng thấy như vậy trong một thời gian dài. Chuyện ngoài lề của tôi chắc hẳn không hề thú vị với bất kỳ ai và tôi cảm thấy như bị thế giới xung quanh xa lánh một cách tàn nhẫn vậy”. Vanessa Muyldermans, nhà tâm lý học và nhà tình dục học cho biết: “Ngoại tình, lừa dối không phải là tình huống một người là nạn nhân và người kia là thủ phạm”. Thường mỗi câu chuyện ngoại tình sẽ diễn biến âm thầm trong một thời gian dài cho đến khi có những bất thường xảy ra và một trong hai phát hiện ra người kia lừa dối. Đôi khi chính những người lừa dối và ngoại tình cũng cảm thấy sốc với hành vi của họ. Muyldermans chia sẻ: “Hiện tại, họ không nhận thức được hậu quả mà họ gây ra cho người yêu hoặc người bạn đời của mình. Hầu hết họ không có ý định rời bỏ người kia nhưng họ xem việc lừa dối như một lựa chọn riêng biệt hoặc như một cách để đánh lạc hướng bản thân khỏi những vấn đề và khúc mắc đang tồn tại trong mối quan hệ của họ”. Điều này dường như không phủ nhận được cảm giác tội lỗi có thể nảy sinh sau khi một cuộc tình sắp kết thúc. Maaike, 28 tuổi cho hay: “Tôi yêu đến mức sa sút tinh thần. Khi tôi nói với chồng mình rằng tôi sẽ qua nhà một người bạn nhưng lại bí mật đến gặp đồng nghiệp, tôi vừa cảm thấy vui mừng vừa thấy mình thật tệ". Cô mô tả mối quan hệ của mình với đồng nghiệp có gia đình đã tới mức "nồng nàn và rất phức tạp". Cuộc ngoại tình đã kéo dài bốn năm và cô còn giới thiệu anh với chồng mình nhưng tuyệt nhiên không người thân, bạn bè hoặc người tình của người tình "vụng trộm" biết đến sự tồn tại của cô và mối tình oan nghiệt này. Nhưng rồi chuyện gì đến cũng sẽ đến. Người vợ của anh đồng nghiệp đã đọc được email của Maaike gửi cho anh. Maaike buồn bã chia sẻ. “Mối tình giữa hai người đã phá hủy hạnh phúc của gia đình anh đồng nghiệp. Hậu quả mà tôi đã gây ra không bao giờ có thể sửa chữa được”. Bruggenkamp cho rằng hầu hết “tất cả mọi người” ngoại tình đều cảm thấy có lỗi trong hoặc sau đó vì “họ không bao giờ có ý định gây ra nỗi buồn và sự tức giận” cho người kia. Cô tin rằng bất cứ ai muốn xoa dịu cảm giác tội lỗi của mình cần phải thực sự suy ngẫm về điều đó. Bạn sẽ phải trải qua cảm giác tội lỗi và không ngừng dày vò bản thân về tội lỗi mắc phải. Nếu bạn có những cảm xúc đó và quyết định muốn sửa chữa mọi thứ để khôi phục mối quan hệ ban đầu, bạn cần phải chuẩn bị tâm lý rằng, mọi thứ có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn. Bruggenkamp cho hay: “Điều quan trọng khi cố gắng thay đổi tình hình là bạn thực sự hiểu hành động của mình đã gây ra cho đối phương. Bạn phải cho phép họ thực sự nổi giận với bạn”.
Vì sao người ta lại lừa dối và ngoại tình? Người ngoại tình nghĩ gì khi làm vậy?
Bruggenkamp cho biết thêm rằng, hy vọng hàn gắn được vết thương lòng và níu kéo được mối quan hệ phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc tức giận cuối cùng có tan biến đi hay không. Cô chia sẻ: “Cũng sẽ có lúc bạn tình bị lừa dối phải trút bỏ sự tức giận của họ, nếu không sẽ không thể có sự kết nối và sự tin tưởng trở lại”. Jeanine muốn nhấn mạnh rằng, không phải tất cả mọi vấn đề đều kết thúc trong đau khổ và sự chia ly tàn nhẫn. Jeanine cho biết: “Tôi đưa cả chồng và bạn trai đến dự lễ tốt nghiệp Tiến sĩ. Tôi không quan tâm mọi người có chấp nhận điều đó hay không. Tôi luôn là chính mình và tôi từ chối che giấu điều đó”. Cô nói thêm: “Mọi người cần nhận ra rằng chế độ một vợ một chồng không phải là lựa chọn duy nhất. Tôi không đánh giá những người ngoại tình”. Cách tiếp cận thoải mái về mối quan hệ giữa các cá nhân này phù hợp với Peter. Bất chấp cuộc hôn nhân không còn êm thấm, anh vẫn cảm thấy những cuộc ngoại tình đem tới cho anh nhiều bài học. Peter chia sẻ: “Ngoại tình thường là kết quả của sự sợ hãi và bất lực vì không thể đặt bản thân lên trên hết. Xã hội của chúng ta chưa thực sự sẵn sàng cho tình yêu tự do đích thực”. Dù thái độ của mỗi cá nhân đối với việc chấp nhận hoặc lừa dối người tình của mình rao sao thì vẫn có một câu hỏi không đổi đặt ra: "Bạn có làm chủ được cuộc ngoại tình không hay tốt hơn hết là giữ kín mọi chuyện? Theo Bruggenkamp, bạn nên cố gắng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó. Nếu bạn có thể bỏ qua chuyện ngoại tình và vẫn duy trì được mối quan hệ hiện tại với người tình, bạn có thể chọn không nói với họ. Nhưng khi bạn không thể vượt qua cảm giác đó và luôn phải cảnh giác với bạn tình vì không muốn họ phát hiện ra thì nó chỉ là một sự lãng phí thời gian và công sức mà thôi. * Tên nhân vật đã được thay đổi Nguồn: Vice
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top