VNR Content
Pearl
Sự xuất hiện của công nghệ TV 3D là một đột phá lớn vào thời điểm đó, nhưng cuối cùng, sản phẩm này lại không thể thành công vang dội. Có rất nhiều yếu tố góp phần dẫn đến thất bại, khiến những mẫu TV này bị ngừng sản xuất vào năm 2017. Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2014 khi Vizio đóng cửa dây chuyền sản xuất TV 3D của hãng sau một thời gian bê bết về doanh số. Năm 2017, hai công ty cuối cùng vẫn còn sản xuất TV 3D là Sony và LG cũng quyết định rút khỏi thị trường.
Công nghệ 3D đạt cực điểm vào năm 2009 với màn ra mắt của bom tấn Avatar, một bộ phim mà tính đến lúc này vẫn là bộ phim có doanh thu toàn cầu cao nhất trong lịch sử với 2,8 tỷ USD. Avatar có một phiên bản 3D được công chiếu rộng rãi tại các rạp trong bối cảnh định dạng này đang cực kỳ phổ biến. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá các bộ phim 3D chỉ là thú vui dở hơi nhất thời, và TV 3D cũng vậy.
Năm 2010, TV 3D bùng nổ nhờ ăn theo sự thành công của các bộ phim 3D chiếu rạp. Tuy nhiên, đó cũng là thời điểm mọi người bắt đầu nâng cấp lên TV HD, và hầu hết không muốn bỏ quá nhiều tiền để mua TV 3D. Điều này, kết hợp với sự thật rằng TV 3D về căn bản khá bất tiện khi đòi hỏi người xem phải đeo một cặp kính chuyên dụng, dẫn đến sự ra đi nhanh chóng của loại sản phẩm tưởng chừng đã tạo nên lịch sử này.
Một trong những vấn đề lớn nhất đi kèm với TV 3D là bạn cần một cặp kính để xem. Thoạt nghe cứ ngỡ chỉ là một bất tiện nho nhỏ, nhưng mọi thứ thực ra phức tạp hơn nhiều. Các nhà sản xuất TV 3D sẽ phải chọn một trong hai loại kính 3D khác nhau cho TV của họ: một loại sử dụng kính chớp chủ động, và loại kia sử dụng thấu kính thụ động. Ban đầu, hầu hết các TV 3D sử dụng kính chớp chủ động, vốn hoạt động bằng cách chớp lần lượt các thấu kính trái hoặc phải ở tốc độ rất cao nhằm tạo nên ảo ảnh 3D.
Những cặp kính này vừa không thoải mái, vừa đắt đỏ, lại gặp nhiều vấn đề kỹ thuật, khiến người tiêu dùng tiềm năng lắc đầu ngao ngán. Khi TV 3D chuyển sang kính thụ động, nhiều người tiêu dùng đã không còn hào hứng nữa, bởi bạn không thể xem TV 3D sản xuất cho thấu kính chớp chủ động bằng thấu kính thụ động và ngược lại.
Một rào cản lớn khác đối với TV 3D là không thể mang lại trải nghiệm 3D như khi xem rạp. TV 3D đơn giản là quá nhỏ để tạo ra hiệu ứng 3D một cách hiệu quả, khiến người xem nhanh chóng cảm thấy tù túng. Xét mức giá quá cao phải bỏ ra cho một chiếc TV 3D, kính bán kèm, cũng như đầu phát Blu-Ray để xem được phim 3D, đây rõ ràng không phải là một khoản đầu tư xứng đáng để đổi lấy một trải nghiệm giải trí dừng ở mức tàm tạm.
>>> TV Samsung bị phát hiện làm sai lệch kết quả đo màn hình.
Tham khảo: SlashGear
Công nghệ 3D đạt cực điểm vào năm 2009 với màn ra mắt của bom tấn Avatar, một bộ phim mà tính đến lúc này vẫn là bộ phim có doanh thu toàn cầu cao nhất trong lịch sử với 2,8 tỷ USD. Avatar có một phiên bản 3D được công chiếu rộng rãi tại các rạp trong bối cảnh định dạng này đang cực kỳ phổ biến. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá các bộ phim 3D chỉ là thú vui dở hơi nhất thời, và TV 3D cũng vậy.
Năm 2010, TV 3D bùng nổ nhờ ăn theo sự thành công của các bộ phim 3D chiếu rạp. Tuy nhiên, đó cũng là thời điểm mọi người bắt đầu nâng cấp lên TV HD, và hầu hết không muốn bỏ quá nhiều tiền để mua TV 3D. Điều này, kết hợp với sự thật rằng TV 3D về căn bản khá bất tiện khi đòi hỏi người xem phải đeo một cặp kính chuyên dụng, dẫn đến sự ra đi nhanh chóng của loại sản phẩm tưởng chừng đã tạo nên lịch sử này.
Những cặp kính này vừa không thoải mái, vừa đắt đỏ, lại gặp nhiều vấn đề kỹ thuật, khiến người tiêu dùng tiềm năng lắc đầu ngao ngán. Khi TV 3D chuyển sang kính thụ động, nhiều người tiêu dùng đã không còn hào hứng nữa, bởi bạn không thể xem TV 3D sản xuất cho thấu kính chớp chủ động bằng thấu kính thụ động và ngược lại.
Một rào cản lớn khác đối với TV 3D là không thể mang lại trải nghiệm 3D như khi xem rạp. TV 3D đơn giản là quá nhỏ để tạo ra hiệu ứng 3D một cách hiệu quả, khiến người xem nhanh chóng cảm thấy tù túng. Xét mức giá quá cao phải bỏ ra cho một chiếc TV 3D, kính bán kèm, cũng như đầu phát Blu-Ray để xem được phim 3D, đây rõ ràng không phải là một khoản đầu tư xứng đáng để đổi lấy một trải nghiệm giải trí dừng ở mức tàm tạm.
>>> TV Samsung bị phát hiện làm sai lệch kết quả đo màn hình.
Tham khảo: SlashGear