Xếp hạng những mẫu PC quan trọng nhất lịch sử: Đứng đầu không phải là Apple

H
Hùng Lê
Phản hồi: 0
Cách đây 40 năm, chiếc PC IBM mang tính biểu tượng lần đầu tiên xuất hiện đã đưa máy tính cá nhân trở thành một danh mục sản phẩm chính trong đời sống con người. Máy tính dần bùng nổ trên toàn thế giới, trở thành thứ không thể thiếu đối với hầu hết mọi người.
Xếp hạng những mẫu PC quan trọng nhất lịch sử: Đứng đầu không phải là Apple
Nhưng đâu là những chiếc máy tính có sức ảnh hưởng nhất mọi thời đại? Đây là 10 thiết bị đã thay đổi cuộc chơi này.

10. Microsoft Surface Studio​


Surface Studio có thể là lựa chọn gây tranh cãi nhất trong danh sách này. Cho đến nay, nó cũng là chiếc máy tính gần đây nhất khi ra mắt vào cuối năm 2016, thế hệ Surface Studio 2 thì được trình làng 2 năm sau đó. Giống như iMac của Apple, Surface Studio là thiết bị tất cả trong một (AIO: All-in-One) tối giản với thiết kế khá đẹp. Không giống Mac, nó không trở thành một cú hit lớn và khó có thể đảm bảo được sự tồn tại. Vậy tại sao nó lại lọt vào danh sách này? Nói một cách đơn giản, đó là bởi máy tính cá nhân đang thay đổi.
Đường phân định máy tính cá nhân với các danh mục sản phẩm xung quanh đã khá mù mờ, và mọi thứ càng nhiều hơn trong năm 2021. Ngày nay, hầu hết những người đam mê PC đều lắp ráp cho mình một chiếc máy tính của riêng mình, các con chip bên trong quan trọng hơn rất nhiều so với các mã PC riêng lẻ. Hơn nữa, các tác vụ từng chỉ có thể xử lý trên máy tính cá nhân giờ đây đã có thể thực hiện trên những thiết bị cảm ứng như tablet hay smartphone.
Surface Studio là một nỗ lực để dung hòa vai trò mới của PC: sự pha trộn giữa màn hình cảm ứng, chất lượng hiển thị tuyệt đẹp và chức năng PC truyền thống. Surface Studio là một bản phác thảo về những gì chúng ta có thể hi vọng trong tương lai.

9. Apple Lisa​


Apple Lisa là một trong những chiếc máy tính kỳ lạ nhất trong danh sách này. Nó là một thất bại lớn vào thời điểm đó. Tuy nhiên, nó đã mở đường cho một tương lai không thể chối cãi đối với máy tính. Nhờ thỏa thuận giữa Apple và Xerox PARC, Lisa đã có phiên bản giao diện WIMP (cửa sổ, biểu tượng và con trỏ chuột) của riêng Apple. Tuy nhiên, Apple mài dũa công nghệ này và là hãng đầu tiên giới thiệu nó đến công chúng.
Với mức giá 9.995 USD vào thời điểm ra mắt tháng 01/1983 (tương đương 27.000 USD hiện nay), số lượng Apple Lisa bán ra không quá lớn. Nhưng Lisa đã mở đường cho Macintosh xuất hiện một năm sau đó.

8. iMac G3​


Chiếc iMac G3 vỏ mờ trong suốt đầy màu sắc của thế kỷ 1998 là một trong những thiết kế đáng nhớ nhất vào thời điểm đó. Steve Jobs, CEO Apple và cũng vừa trở lại công ty do ông đồng sáng lập sau hơn một thập kỉ “ẩn mình”, tuyên bố: “Một hành tinh tốt. Một hành tinh với những nhà thiết kế giỏi hơn.” Nhà thiết kế đó là Jony Ive, người đã tiếp tục thiết kế cho iPod, iPhone, iPad và vô số sản phẩm khác của Apple trong 2 thập kỉ sau đó.
iMac G3 đi đầu xu hướng thời điểm đó khi loại bỏ ổ đĩa mềm, chuyển sang cách sử dụng đơn giản, tiện dụng biểu trưng của Apple. Đây là cỗ máy đã công bố với thế giới rằng, bất chấp nhiều năm sa sút thế thảm, Apple một lần nữa vươn lên, trở thành một thế lực đáng nể.

7. Những thùng máy tính màu be​

Xếp hạng những mẫu PC quan trọng nhất lịch sử: Đứng đầu không phải là Apple
Vào những năm 1990, kỉ nguyên của những chiếc máy tính màu be bắt đầu. Ngoài Apple, một số công ty khác đã tạo ra những chiếc máy đặc biệt của riêng họ thay vì sử dụng các linh kiện có sẵn trên thị trường để lắp ráp những cỗ máy tính giá phải chăng.
Những chiếc máy tính này có bề ngoài khá tiêu chuẩn, đã đặt nền móng cho cách PC phát triển: các cỗ máy mô-đun, có thể lắp ráp để phù hợp với ý muốn và yêu cầu của người dùng.

6. Xerox Star​

Xếp hạng những mẫu PC quan trọng nhất lịch sử: Đứng đầu không phải là Apple
Không phải mọi máy tính trong danh sách này đều được công nhận khi ra mắt. Một số đến từ sự nhìn nhận lại về sau, chứ không phải sự đón nhận hào hứng vào thời điểm chúng ra đời. Xerox Star là một chiếc máy tính cá nhân mà hơn 40 năm trước, cụ thể là vào năm 1981, đã mang đến cho thế giới màn hình dạng bitmap, giao diện người dùng bằng đồ họa, chuột 2 nút, mạng Ethernet, email cùng nhiều cải tiến khác.
Đáng tiếc rằng, mức giá đắt đỏ 16.500 USD đi kèm phần mềm (tương đương 48.000 USD ngày nay) khiến Xerox Star có doanh số ảm đạm. Tuy nhiên, nếu không có sự tiên phong của Xerox PARC, cũng như sự tồn tại của Xerox Star, thì máy tính ngày nay sẽ trông rất khác.

5. MITS Altair 8800​

Xếp hạng những mẫu PC quan trọng nhất lịch sử: Đứng đầu không phải là Apple
Rất khó để xác định chính xác thời điểm khởi đầu của cuộc cách mạng máy tính cá nhân. Nhưng đối với những người theo dõi xu hướng sử dụng máy tính cá nhân trước khi hầu hết thế giới biết đến chúng, MITS Altair có thể chính là nền móng. Khởi đầu cuộc cách mạng, MITS Altair 8800 đã xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Popular Electronics vào năm 1976.
So với những chiếc máy tính có kích thước to đùng như một chiếc tủ lạnh, Altair được xây dựng ở dạng kit với kích thước đủ nhỏ để đặt vừa trên bàn làm việc. Tất nhiên, nó kém hơn nhiều so với các máy tính thương mại vào thời điểm đó, nhưng nó cũng là một bước tiến vượt bậc so với những gì mà hầu hết mọi người có thể tiếp cận. MITS Altair 8800 được trang bị bộ vi xử lý 8080 khá mới mẻ của Intel vào thời điểm đó.
Hai sinh viên Bill Gates và Paul Allen đã sử dụng Altair để tạo ra một phiên bản BASIC. Nó đã trở thành sản phẩm đầu tiên mà Microsoft tung ra thị trường.

4. Apple II​

Xếp hạng những mẫu PC quan trọng nhất lịch sử: Đứng đầu không phải là Apple
Apple II không phải là chiếc máy tính đầu tiên của Apple nhưng lại là thiết bị đưa Apple ra toàn thế giới. Không giống như những chiếc máy tính cá nhân khác cùng năm 1977, Apple II có khả năng hiển thị màu sắc. Nó được thiết kế bởi đồng sáng lập Apple Steve Wozniak, kết hợp với thiết kế công nghiệp mang tính biểu tượng của Jerry Manock, trông giống như một thiết bị gia dụng hơn là một món đồ công nghệ thú vị.
Apple tiếp tục sản xuất các mẫu Apple II với một vài tinh chỉnh nhỏ cho đến những năm 1990. Điều đó cho thấy nó có thể tồn tại khá lâu dài. Nhìn chung, Apple II đã đặt nền móng không chỉ cho Apple mà còn cả ngành công nghiệp PC trên thị trường đại chúng.

3. Commodore 64​

Xếp hạng những mẫu PC quan trọng nhất lịch sử: Đứng đầu không phải là Apple
Nếu hiệu suất thương mại là thước đo duy nhất thì Commodore 64 sẽ là cái tên chiến thắng trong danh sách này. Được phát hành vào tháng 01/1982, Commodore 64 là một cỗ máy thúc đẩy doanh số thực sự với ước tính khoảng 17 triệu chiếc.
Commodore 64 sở hữu một số đồ họa tuyệt vời vào thời điểm đó, một con chip âm thanh có thể lập trình, một CPU 1MHz cùng 64KB RAM. Tương tự máy chơi game console, điều giúp Commodore 64 thành công thực sự đó chính là khả năng kết nối với TV một cách dễ dàng.
Không giống như nhiều chiếc PC thời điểm đó, cỗ máy này được bán rộng rãi hơn nhiều khi xuất hiện trong những cửa hàng không chuyên. Commodore 64 không hoàn toàn mang tính cách mạng như một số cái tên trong danh sách này, nhưng không thể bỏ qua về sự nổi tiếng đáng kinh ngạc của nó.

2. Macintosh 128K​


Thế hệ Macintosh đầu tiên đã được ra mắt vào năm 1984 cùng một đoạn quảng cáo hoành tráng về Super Bowl do Ridley Scott đạo diễn. Thực tế, cỗ máy này không đạt được doanh số như Apple mong đợi. Tuy nhiên, nó là một cỗ máy hoàn toàn mang tính cách mạng và vẫn là một biểu tượng trong lịch sử máy tính. Apple cũng mất vài thế hệ để có được một cỗ máy Mac hoạt động đúng như lời hứa ban đầu, nhưng Macintosh 128K vẫn là một trong những chiếc máy tính cá nhân quan trọng nhất trong lịch sử.

1. IBM PC​

Xếp hạng những mẫu PC quan trọng nhất lịch sử: Đứng đầu không phải là Apple
Có lẽ, IBM là công ty máy tính vĩ đại nhất thế giới vào những năm cuối thế kỉ 20. Năm 1981, IBM đã trình làng IBM Model 5150, hay còn được gọi là IBM PC. Được trang bị bộ vi xử lý và sử dụng hệ điều hành MS-DOS của Microsoft, IBM PC đã biến máy tính cá nhân trở thành sản phẩm chủ đạo trong cả gia đình lẫn doanh nghiệp.
Sau những tháng phát hành, một hệ sinh thái phần mềm cũng như thiết bị ngoại vi dành cho IBM PC đã mọc lên mạnh mẽ. Trong khi đó, các nhà sản xuất khác vội vã tung ra những phiên bản sao chép IBM PC. Không giống Apple, triều đại của IBM với tư cách là nhà sản xuất phần cứng máy tính cá nhân hàng đầu không kéo dài quá lâu. Tuy nhiên, tác động của IBM PC là một điều không thể phủ nhận. Sự kết hợp giữa tác động lâu dài cũng như thành công thương mại ngay lập tức đã giúp IBM PC chễm chệ ở vị trí số 1 trong danh sách này.
Theo Digital Trends
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top