1 thế hệ thanh niên Trung Quốc "lười kết hôn" và ngại sinh con

Khi Trung Quốc đang trong thời kỳ hiện đại hóa, ngày càng nhiều phụ nữ từ chối hôn nhân nhằm theo đuổi sự tự do về tài chính. Tỷ lệ kết hôn của Trung Quốc hiện đang xuống mức thấp kỷ lục đáng báo động, khiến Bắc Kinh đang phải vật lộn để ngăn chặn đà rơi tự do. Điều này kéo theo tỷ lệ sinh giảm đến mức khiến các nhà chức trách của đất nước này phải lo ngại.

"Hoạt động làm ấm giường của đàn ông lớn tuổi"

Vào tháng 10 năm ngoái, một nhà văn thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề xuất một dự án cấp tiến cho người dân quận Xiangyin của tỉnh Hồ Nam, ông gọi nó là "hoạt động làm ấm giường của những người đàn ông lớn tuổi." Dường như những phụ nữ ở Xiangyin không quan tâm và không mấy thiết tha việc ở lại quê hương, đang chuyển đi xây dựng cuộc sống mới ở các thành phố lân cận. Trong những ngôi làng bị họ bỏ lại phía sau, một loạt những cử nhân nông thôn cũng đang lo lắng bị thế giới lãng quên. Jiang Wenlai làm việc tại trang tin tức Red Net trực thuộc đảng cho rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng. Ông cảm thấy hiện tại Xiangyin rất cần thiết phải áp dụng các chiến thuật mới để những người đàn ông nông thôn của họ hạnh phúc, "hồi sinh" vùng nông thôn.
1 thế hệ thanh niên Trung Quốc lười kết hôn và ngại sinh con
Một cựu công nhân xây dựng với vợ trong ngôi nhà của họ ở làng Shuangxi, tỉnh Hồ Nam vào năm 2013 Jiang nhấn mạnh một giải pháp gồm bốn hướng được chính quyền địa phương vạch ra ban đầu cũng lo ngại vấn đề hôn nhân. Giải pháp này đề xuất một dịch vụ mai mối hẹn hò giấu mặt giữa các bên, thủ tục giấy tờ đơn giản hóa để lập gia đình ở các làng quê, cơ hội việc làm ở nông thôn với mức lương cao hơn, các chiến dịch tuyên truyền quảng bá "hôn nhân và sinh con", đồng thời giảm bớt truyền thống của hồi môn đắt đỏ đã có từ lâu. Người dùng mạng xã hội Trung Quốc đã nhanh chóng chế nhạo hoạt động này. Họ "xé toạc" lập luận của Jiang, hỏi tại sao phụ nữ của Xiangyin chỉ được coi là "giải pháp" cho đàn ông của họ. Những phẫn nộ này có thể cũng đóng góp một phần vào việc ngăn chặn kế hoạch giải quyết các cuộc hôn nhân của Jiang. Tuy nhiên, vấn đề dân số của Xiangyin còn nhấn mạnh đến một cuộc khủng hoảng lớn hơn, xảy ra trên toàn quốc đối với Trung Quốc - những báo động rằng tỷ lệ kết hôn đã giảm trong 8 năm liên tiếp xuống mức thấp nhất trong 36 năm qua, theo số liệu thống kê chính thức ở đất nước tỷ dân này. Tuy vậy, điều đó đã không làm chùn bước những nỗ lực cố gắng của chính phủ Trung Quốc nhằm tăng tỷ lệ kết hôn. Trên khắp đất nước, các nhà bình luận xã hội và chính quyền địa phương giống như Jiang, đã công khai đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng là do phụ nữ độc thân và thúc đẩy họ tiến tới hôn nhân Tuy nhiên, nhiều phụ nữ ở ở Trung Quốc nói rằng họ không còn hứng thú với việc kết hôn nữa, và coi hôn nhân như một rào cản tiềm năng để đạt được sự độc lập về kinh tế. Trong một cuộc khảo sát của Đoàn Thanh niên Cộng sản với 2.905 thanh niên chưa kết hôn vào năm ngoái, 44% phụ nữ thành thị từ 18 đến 26 tuổi cho biết họ không có kế hoạch kết hôn, với 25% nam giới cũng trả lời như vậy. Điều này cùng với sự mất cân bằng giới tính do văn hóa "trọng nam khinh nữ", chi phí lớn để nuôi dạy con của một gia đình, đã đưa đất nước bước vào kỷ nguyên theo đuổi quyền tự do tài chính của cuộc sống độc thân, bất chấp áp lực kết hôn từ xã hội.

Coi hôn nhân như một rủi ro tài chính

Chen Yu, 35 tuổi, một phụ nữ độc thân đến từ tỉnh Quảng Đông, đã quen với việc bạn bè bày tỏ sự lo lắng cho cô ấy về việc cô vẫn chưa lập gia đình riêng. Cô nói rằng "Cha mẹ và người thân của tôi đang lo lắng. Họ đều nghĩ rằng tôi nên có một hộ gia đình ở tuổi này. Rất nhiều người Trung Quốc cũng có suy nghĩ này." Chen đang làm bác sĩ trong một bệnh viện không mấy bận tâm về điều đó, cô ấy thấy mình vẫn sống rất vui vẻ. Cô sở hữu một căn hộ rộng hơn 300 mét vuông ở thành phố Zhangjiang, nơi cô thỉnh thoảng tiếp đón em gái và các cháu trai của mình. Việc sở hữu tài sản là một trong những điểm mấu chốt được thế hệ thanh niên Trung Quốc cân nhắc khi kết hôn. Việc không có chứng thư (giấy tờ sở hữu) cho một căn hộ hoặc một ngôi nhà có thể là một yếu tố phá vỡ thỏa thuận đối với một số cặp vợ chồng trong bối cảnh giá bất động sản tăng vọt của Trung Quốc. Mặc dù Chen đã có một căn hộ của riêng mình, cô ấy vẫn nói rằng việc tìm kiếm một người bạn đời không phải là một trong những mục tiêu cuộc sống của cô ấy.
1 thế hệ thanh niên Trung Quốc lười kết hôn và ngại sinh con
Cô cho rằng "Quy chuẩn mà người dân ở đây cảm thấy áp lực khi phải tuân theo là người phụ nữ ở nhà chăm sóc gia đình trong khi người chồng đi làm việc xa và gửi tiền về. Khi tôi độc thân, tôi có tự do. Tôi có nhiều thời gian hơn. Những mối quan hệ mà tôi có, những nơi tôi đến, tôi không bị ràng buộc bởi bất kỳ ai khác. Tôi chưa tìm được người đàn ông nào để có thể từ bỏ điều đó." Chen chỉ là một trong rất nhiều phụ nữ có những quan điểm như vậy. Allison Malmsten, giám đốc tiếp thị tại Daxue Consulting có trụ sở tại Hồng Kông, cho biết nhiều phụ nữ Trung Quốc độc thân lo ngại rằng hôn nhân sẽ khiến họ phải hy sinh tự do tài chính. Malmsten nói: "Trong hai thập kỷ qua, chúng tôi đã chứng kiến phụ nữ Trung Quốc trở nên giàu có hơn, họ đang chi tiêu nhiều tiền hơn cho bản thân hơn là chỉ chăm lo cho gia đình. Họ có thể chi tiết để mua đồ trang sức để làm cho bản thân trở nên thời trang hơn là việc lo cho hôn nhân hoặc biểu tượng của các mối quan hệ, và ngày càng có nhiều phụ nữ có khả năng mua những tài sản lớn như ô tô hoặc bất động sản. Đối với một số phụ nữ, cuộc sống độc thân của họ rất tốt và có chất lượng cao như vậy, và họ biết rằng việc kết hôn có thể gặp rủi ro." Trợ lý Giáo sư xã hội học Mu Zheng từ Đại học Quốc gia Singapore cho biết, có một "áp lực kép" đối với phụ nữ Trung Quốc. Phải đồng thời là những phụ nữ có sự nghiệp thành công, lại vừa phải thực hiện trách nhiệm cho gia đình - những người nội trợ tận tụy. "Những phụ nữ có trình độ học vấn cao đang trì hoãn hoặc từ bỏ hôn nhân để tránh xa những áp lực này". Malmsten đã chỉ ra kết quả từ một cuộc khảo sát năm 2021 của trang web tìm kiếm việc làm Trung Quốc Zhaopin Recruiting, cho thấy 43,5% phụ nữ chưa kết hôn do dự kết hôn vì lo lắng điều đó sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của họ. Trong khi đó 53,6% nam giới được khảo sát cho biết lý do chính của họ để sống độc thân là họ tin rằng họ thiếu sự đảm bảo về tài chính để nuôi gia đình. Esther Zhong, 40 tuổi, Giám đốc tài chính cấp cao, hiện đang làm việc tại Quảng Châu và kiếm được hơn 7 nghìn đô mỗi tháng, nói rằng tình trạng độc thân giúp cô tự do theo đuổi sự nghiệp ở nước ngoài. Bà nói "Nhiều đồng nghiệp của tôi làm việc trong các công ty quốc tế, nếu có cơ hội làm việc ở nước ngoài hoặc ở tỉnh khác của Trung Quốc, họ phải nghĩ đến gia đình, thu xếp cho con cái như thế nào." Trong khi đó, Chen và Zhong đều nói rằng họ đang thấy nhiều bạn bè và đồng nghiệp nữ hơn gắn bó với tình trạng độc thân ở độ tuổi ngoài 30 - thời điểm vốn được nhiều người Trung Quốc coi là điểm mấu chốt cho việc kết hôn. Zhong nói: "Tất nhiên vạn có thể nghĩ rằng khi đến một độ tuổi nhất định, bạn cần phải trở thành vợ hoặc chồng hoặc cha mẹ. Nhưng bạn đã tự hỏi mình rằng liệu bạn đã sẵn sàng làm điều đó ở tuổi đôi mươi chưa? Hay đã chuẩn bị để đóng vai trò này trong cuộc đời bạn?"

Lười kết hôn, tỷ lệ sinh thấp và già hóa dân số

Giáo sư Stuart Gietel-Basten, giảng viên khoa học xã hội và chính sách công tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, cho biết tỷ lệ kết hôn giảm không hẳn là nguyên nhân đáng báo động, nhưng đó là một trong những vấn đề chính gây ra rắc rối xã hội cho Trung Quốc. Gietel-Basten nói "Nếu tính riêng vấn đề kết hôn thì không phải là gì quá lớn. Nhưng nếu bạn kết hợp tất cả mọi thứ lại với nhau, chúng ta có có tỷ lệ kết hôn rất thấp, tỷ lệ sinh rất thấp và dân số đang già đi rất nhanh, thì đó là một câu chuyện khác." Xã hội đang già hóa nhanh chóng đã ở mức báo động khẩn cấp đối với dân số Trung Quốc, lực lực lượng lao động ngày càng thu hẹp, ít chuyên gia có trình độ hơn, trong khi đó hàng triệu người già cần được chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, khi các quốc gia châu Á khác như Nhật Bản và Hàn Quốc đã và đang nghiên cứu tác động của dân số già trong nhiều năm qua, thì Trung Quốc mới chỉ đưa ra chiến lược quốc gia để giải quyết vấn đề này vào năm 2021.
1 thế hệ thanh niên Trung Quốc lười kết hôn và ngại sinh con
Lựa chọn sống độc thân đang là xu hướng phổ biến ở Trung Quốc Giáo sư Yuan Cheng tại Đại học Phúc Đán Thượng Hải nói "So với trước đây, Trung Quốc sẽ chứng kiến mức tiết kiệm thấp, tỷ lệ tham gia lao động thấp và mức sinh thấp. Chính phủ không có chính sách hành động nhanh chóng làm cho nó trở thành một quá trình lâu dài và đầy đau khổ." Trung Quốc cũng đang gặp một vấn đề mất cân bằng giới tính rất thực tế. Theo báo cáo của The South China Morning Post, số lượng nam giới hơn hẳn nữ giới khoảng 30 triệu người, cứ 100 bé gái thì có 111,3 bé trai, tỷ số giới tính tự nhiên là khoảng 105 trẻ trai trên 100 trẻ gái. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ kết hôn giảm - sự mất cân bằng giữa số lượng nam giới và phụ nữ trong từng nấc thang kinh tế xã hội của Trung Quốc hiện đại. Gietel-Basten nói rằng: "Có một tiêu chuẩn dai dẳng đối với phụ nữ là phải kết hôn với những người đàn ông có nền tảng kinh tế xã hội tốt hơn." Điều này có nghĩa là khi phụ nữ bình thường ở Trung Quốc trở nên giàu có hơn, những người đàn ông nghèo nhất ở Trung Quốc sẽ bắt đầu khó kiếm được bạn đời hơn, còn những giàu nhất sẽ ít có cơ hội gặp được người đàn ông đủ tiêu chuẩn để họ muốn kết hôn." Những rào cản này cũng giải thích tại sao các quận nông thôn như Xiangyin cảm nhận rõ hơn tác động của nó. Gietel-Basten lưu ý rằng Trung Quốc là nơi khó khăn hơn trong việc tiếp cận hôn nhân so với nhiều phụ nữ độc thân ở những quốc gia khác. Bà nói thêm "Điều gì xảy ra với những nam giới nghèo hơn? Ở Đài Loan và Hàn Quốc, họ sẽ kết hôn với cô dâu nước ngoài. Nhưng trong trường hợp của Trung Quốc, điều đó vẫn chưa đủ. Nếu chồng bạn là một nông dân nghèo ở tỉnh Cam Túc thì kể cả việc bạn lấy vợ nước ngoài, cuộc sống cũng chả tốt hơn là bao."

Khi nào muốn có con mới tính chuyện kết hôn, thà nuôi chó mèo còn hơn... nuôi con

Trong khi một số người né tránh áp lực buộc phải kết hôn đến hết cuộc đời, thì một số phụ nữ Trung Quốc nói rằng họ sẽ tính đến chuyện kết hôn nếu quyết định có con. Gietel-Basten nói "Người Trung Quốc chủ yếu muốn có con riêng. Họ muốn nối dõi tông đường. Vì việc có con ngoài giá thú vẫn được truyền tụng ở Trung Quốc, nên hôn nhân chắc chắn trở thành một phần của bất kỳ quyết định muốn sinh con nào ở phụ nữ. Đối với thế giới phương Tây, mối quan hệ giữa hôn nhân và sinh con trôi chảy hơn nhiều. Tuy nhiên, ở châu Á, bạn không thể thực sự có con nếu không kết hôn, nó giống như một mối quan hệ tuyến tính vậy." Zhao Qi, 31 tuổi, đã hẹn hò với bạn trai được hơn 5 năm. Cả hai đều làm công việc phát trực tiếp và ở chung một căn hộ rộng khoảng 300m2 ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam. Zhao nói: "Tôi nghĩ không cần phải quá bận tâm đến kết hôn. Hầu hết chúng tôi sẽ đưa ra quyết định đó nếu muốn có con. Nhưng thật khó để biết liệu bạn có sẵn sàng về mặt tài chính cho nó hay không." Hiện Trung Quốc đang phải vật lộn để động viên các cặp vợ chồng sinh thêm con, ngay cả sau khi lật ngược được chính sách một con duy trì cả một thời gian dài vào năm 2016. Vào năm 2021, Trung Quốc đã nới lỏng hơn nữa các hạn chế cho phép các gia đình có tối đa ba con. Chính phủ cũng đã nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy sinh sản bằng cách thưởng tiền khi sinh thêm con và kéo dài thời gian nghỉ thai sản. Nhưng dữ liệu được công bố vào đầu năm nay cho thấy tỷ lệ sinh đạt mức thấp kỷ lục vào năm 2021.
1 thế hệ thanh niên Trung Quốc lười kết hôn và ngại sinh con
Zhong, giám đốc tài chính ở Quảng Đông, cho biết: “Chi phí cho mọi sinh hoạt đều rất cao. Mọi người muốn con cái họ phải được hưởng những dịch vụ chất lượng cao cho con cái của họ, như giáo dục. Nhưng nguồn lực cho những thứ này có hạn." Các báo cáo truyền thông Trung Quốc ước tính chi phí nuôi dạy một đứa trẻ cho đến khi chúng vào đại học ở một thành phố lớn như Thượng Hải vào khoảng 1,99 triệu CNY (309.025 USD). Tại Mỹ, chi phí trung bình để nuôi dạy một đứa trẻ đến 18 tuổi là 233.610 đô la. Đối với Zhao, nhiều người trong số những người thuộc thế hệ thiên niên kỷ mà cô biết đã nhận nuôi mèo hoặc chó để thay thế, điều mà các cặp vợ chồng chưa kết hôn có thể làm mà không phải chịu đựng sự kỳ thị của xã hội vì mang thai ngoài giá thú. Cô nói: "Họ muốn có được niềm hạnh phúc khi nuôi dạy một đứa trẻ, nhưng họ có thể không sẵn sàng chịu trách nhiệm tài chính để chi trả cho các nhu cầu của chúng, chẳng hạn như nếu chúng bị ốm và cần điều trị, hoặc khi chi phí sinh hoạt cao. Tôi nghĩ rằng hầu hết những người trẻ tuổi không có đủ năng lực để làm điều đó."

Có giải pháp nào cho Trung Quốc không?

Vấn đề hôn nhân của Trung Quốc có thể không khác nhiều so với vấn đề mà phần lớn thế giới phải đối mặt, đặc biệt là ở các quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh như nhau. Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy độ tuổi kết hôn trung bình toàn cầu đã tăng một năm từ 1995 đến 2015. Từ những năm 1950 đến 2021, độ tuổi trung bình của các cặp vợ chồng mới cưới ở Mỹ đã tăng từ 20 lên chỉ hơn 28 đối với phụ nữ và từ 24 lên 30 đối với những người đàn ông. Vì thế, khi Trung Quốc đang trở nên hiện đại hóa hơn, quốc gia này cũng đang bắt đầu "bắt kịp" xu hướng trì hoãn kết hôn, khiến tỷ lệ kết hôn giảm thấp nhanh chóng. Yuan cho biết, Trung Quốc cũng đã thoát khỏi giai đoạn có tỷ lệ kết hôn cao ngất ngưởng, ông nói "Trung Quốc có tỷ lệ kết hôn rất cao trong lịch sử, có thể là cao nhất trên thế giới, rất giống Trung Quốc, nhưng chắc chắn là không bình thường, ít nhất là ở một mức độ nào đó. Số lượng các cuộc hôn nhân của đất nước đã tăng lên mức cao nhất là 23,8 triệu vào năm 2013, trước khi liên tục giảm xuống mỗi năm. Sẽ là đúng nếu nói tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang giảm mạnh nếu sử dụng Trung Quốc cũ làm tham chiếu. Tuy nhiên, khi tham chiếu với Singapore, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, Trung Quốc đang hội tụ với tỷ lệ bình thường của những nước phát triển nhanh." Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản ghi nhận lần lượt tỷ lệ là 5,2, 4,2 và 4,3 cuộc hôn nhân trên 1.000 người vào năm 2020. Mặt khác, Trung Quốc báo cáo tỷ lệ 5,8 cuộc hôn nhân trên 1.000 người vào năm 2020, giảm so với 9,9 vào năm 2013.
1 thế hệ thanh niên Trung Quốc lười kết hôn và ngại sinh con
Gietel-Basten cho biết, khả năng không thể tránh khỏi của tỷ lệ kết hôn giảm ở Trung Quốc nghĩa là nước này phải làm nhiều hơn mai mối để khắc phục những vấn đề cốt lõi, xung quanh nguyên nhân mọi người không chịu kết hôn. Ông nói "Bạn cần phải quay trở lại những điều đã khiến tỷ lệ kết hôn quá thấp. Nếu phụ nữ cảm thấy đây là một bước đi tồi tệ với sự nghiệp hoặc cuộc sống, duy trì tình trạng độc thân càng lâu càng tốt, thì có thể đó là triệu chứng của những thách thức, bế tắc hoặc trục trặc khác trong xã hội." Yuan chốt lại vấn đề về "đô thị hóa không lành mạnh" ở Trung Quốc, ông cho rằng nó đang cổ xúy cho xu hướng coi trọng của cải vật chất hơn là một cuộc sống tốt đẹp đúng nghĩa. Ông nói "Tỷ lệ kết hôn giảm chỉ là một phần trong câu chuyện đáng buồn về quá trình đô thị hóa 'sáng chói và vĩ đại' của Trung Quốc. Chỉ một số ít người Trung Quốc may mắn nhất có thể kết hôn, nhưng họ lại không thể có được cuộc sống hôn nhân viên mãn do đủ loại căng thẳng. Còn những người khác kém may mắn thì lại phải thỏa hiệp nhiều hơn, chẳng hạn như trì hoãn hôn nhân của họ, hay kết hôn nhưng lại sống như ly thân và không sinh con cái. Những người kém may mắn nhất có thể sẽ không kết hôn cho đến hết cuộc đời." >>> Người trẻ ngày càng cảm thấy cô đơn. Nguồn insider
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top