1 triệu con thiên nga đen quý hiếm có thể bị "quét sạch" hoàn toàn vì lí do này

Nghiên cứu từ Đại học Queensland cho biết , cấu trúc di truyền của thiên nga đen nổi tiếng của Úc (Cygnus atratus) khiến loài này cực kỳ dễ nhiễm những loại virus cúm gia cầm. Mối đe dọa được cho là nghiêm trọng đến mức có thể quét sạch loài này hoàn toàn.
Phát hiện này được đưa ra sau khi bộ gen đặc biệt của loài chim này được giải trình tự, lần đầu tiên vào năm 2021. Đây là thành tựu đáng ăn mừng nếu nhìn từ góc độ khoa học nhưng nó cũng cho thấy "điều đáng buồn" về số phận của loài thiên nga đen.
Một phần lý do cho kết quả này do thiên nga đen bị cô lập về mặt địa lý. Những động vật này không tiếp xúc với các mầm bệnh được tìm thấy bên ngoài vùng đông nam và tây nam Australia, những khu vực mà nó chủ yếu sinh sống và sinh sản. "Thiên nga cực kỳ nhạy cảm với bệnh cúm gia cầm gây bệnh cao - HPAI thường được gọi là cúm gia cầm - và có thể chết vì bệnh này trong vòng ba ngày."

1 triệu con thiên nga đen quý hiếm có thể bị quét sạch hoàn toàn vì lí do này
Thiên nga đen có thể bị tuyệt chủng do virus cúm gia cầm
Loài thiên nga đen bị thiếu một số gen miễn dịch quan trọng trong DNA. Cho nên bất kỳ sự lây nhiễm virus gia cầm nào được thiết lập trong môi trường sống tự nhiên của nó, sự sống sót của chúng sẽ gặp nguy hiểm.
Các nhà nghiên cứu phát hiện một loại protein đã không được kích hoạt như bình thường. Những phần này của bộ gen có liên quan đến việc bảo vệ chống lại bệnh cúm gia cầm và các mầm bệnh khác. Nói cách khác, gen bảo vệ chống lại virus cúm gia cầm vẫn ở đó, chỉ là nó không được kích hoạt khi cần thiết – và điều đó khiến thiên nga đen bị đe dọa.
Việc biết thêm về tính dễ bị tổn thương của loài gia cầm quý này sẽ giúp ích cho những nỗ lực bảo vệ chúng. Hiện tại, thiên nga đen là một trong những loài các nhà bảo tồn ít lo lắng nhất, với dân số trên toàn thế giới lên tới một triệu con. Tuy nhiên, những con số đó có thể thay đổi mạnh mẽ trong một khoảng thời gian ngắn.


>>>Phát hiện loài mèo siêu quý hiếm trên đỉnh Everest

Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top