VNR Content
Pearl
Con người là một sinh vật vô cùng đặc biệt. Chúng ta chứa đầy đủ các loại chất lỏng kỳ lạ, chúng ta phát triển từ một tế bào đơn lẻ và mỗi người đều có một bộ xương bên trong. Nhưng những điều kỳ lạ chưa dừng lại ở đó.
Dưới đây là 14 sự thật thú vị về cơ thể con người mà có lẽ bạn chưa bao giờ nhận ra.
1. Trẻ con có nhiều xương hơn người lớn
Người trưởng thành có khoảng 206 chiếc xương và con số này còn cao hơn ở trẻ sơ sinh
Bạn có thể đã nghe nói rằng một người có 206 chiếc xương. Điều này hoàn toàn đúng: hầu hết những người trưởng thành có số xương trong khoảng đó. Thực tế, chúng ta sẽ không bao giờ biết chính xác mình có bao nhiêu chiếc xương vì trong cơ thể có rất nhiều xương chỉ nhỏ bằng hạt vừng, nằm ở các khớp ngón tay.
Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là con số này thậm chí còn cao hơn ở trẻ sơ sinh. Trung bình một em bé có khoảng 300 xương. Nguyên nhân là do một số xương ở người trưởng thành thực chất là sự hợp thành của nhiều xương riêng biệt khi chúng ta còn nhỏ. Theo thời gian, các mảnh xương nhỏ này sẽ kết nối với nhau bằng sụn và trở thành một xương hoàn chỉnh khi chúng ta trưởng thành. Ví dụ như ở hộp sọ: “thóp” của trẻ sơ sinh chỉ là phần sụn ở giữa một số xương đầu chưa hợp nhất với nhau.
2. Cơ thể người cũng phát sáng trong bóng tối
Ảnh chụp ánh sáng sinh học phát ra từ cơ thể người
Liệu con người có thể phát quang như một số loài động vật? Câu trả lời là có, cơ thể người cũng phát sáng trong một quá trình được gọi là phát xạ sinh học. Các phản ứng hóa học trong tế bào của chúng ta tạo ra một lượng ánh sáng cực nhỏ mà các nhà khoa học có thể chụp được bằng máy ảnh siêu nhạy. Tuy nhiên, chúng ta không thể phát hiện được thứ ánh sáng này vì nó yếu hơn hàng nghìn lần so với những gì mắt người quan sát được.
3. Ruột thừa… không thừa
Ruột thừa có đầy đủ các mô liên quan đến hệ thống miễn dịch
Ruột thừa thực chất không thừa thãi như tên gọi, nó có đầy đủ các mô liên quan đến hệ thống miễn dịch. Các nhà khoa học hiện nay suy đoán rằng ruột thừa có thể đóng vai trò như một nơi lưu trữ các lợi khuẩn đường ruột. Khi đường ruột thiếu hụt lợi khuẩn, chẳng hạn như khi bị tiêu chảy, các lợi khuẩn này sẽ nhanh chóng được bổ sung. Tuy nhiên, giả thiết này vẫn còn cần thêm thời gian để chứng minh.
4. Nổi ga gà để giữ ấm
Bạn đã bao giờ nhìn thấy chim với bộ lông xù lên vào những ngày lạnh giá trông giống như một quả bóng nhỏ chưa? Tương tự như vậy, khi bị lạnh, lông trên cơ thể người cũng sẽ dựng đứng hết lên để ngăn nhiệt độ cơ thể thoát ra ngoài nhằm giữ ấm cho bạn. Hiện tượng này được biết đến với tên gọi quen thuộc là “nổi da gà”.
Lông dựng lên khi bị lạnh là do cơ arrector pili co lại
Nếu bạn quan sát kỹ, bạn sẽ nhận thấy rằng mỗi nốt da gà đều nằm ở một nang lông. Trên thực tế, có một cơ nhỏ được gọi là “arrector pili” hay còn gọi là “cơ dựng lông” co lại và kéo các sợi lông dựng đứng lên.
5. Con người có chu kỳ mũi, hai bên mũi thở không đều nhau
Khi bị cảm lạnh và nghẹt mũi, bạn có thể nhận thấy mỗi lần chỉ có một lỗ mũi bị nghẹt và lỗ mũi đó thay đổi trong ngày. Đó là bởi vì bạn luôn thở bằng một bên mũi mạnh hơn. Cả ngày, hai lỗ mũi cứ thay nhau thở mạnh hơn chứ không cân bằng. Lỗ mũi bị nghẹt là lỗ mũi đang hoạt động ít hơn.
Hai lỗ mũi luôn thay phiên nhau thở mạnh hơn chứ không cân bằng
Đây được gọi là chu kỳ mũi, bạn có thể tự mình kiểm chứng điều đó bằng cách đặt tay dưới mũi. Bạn sẽ nhận thấy hơi thở của mình ở bên này nhiều hơn bên kia. Nếu bạn cảm thấy hơi thở đều ở cả hai thì đó là lúc 2 lỗ mũi đang trong quá trình chuyển đổi. Chờ một vài giây và cảm nhận lại xem lỗ mũi bên nào đang thở mạnh hơn nhé!
6. Da người cũng có "vằn"
Vằn không chỉ có ở hổ, da người cũng có dạng sọc tương tự nhưng chúng ta thường không thể nhìn thấy.
Da người cũng có "vằn" nhưng chúng ta thường không thể nhìn thấy
Các đường sọc trên da người được gọi là đường Blaschko, được hình thành khi các tế bào đang phân chia và cơ thể người đang phát triển trong tử cung. Các hàng tế bào này, bao gồm cả tế bào da, trông giống hệt nhau, do đó chúng ta gần như không thể nhìn thấy chúng dưới dạng sọc. Tuy nhiên, một số vết phát ban nhất định sẽ theo đường viền, khiến các đường sọc hiện lên và đôi khi chúng có thể được nhìn thấy dưới tia cực tím đủ mạnh.
7. Nước tiểu có mùi hôi sau khi ăn măng tây
Nước tiểu của bạn có bốc mùi sau khi ăn măng tây không? Đây từng là một chủ đề gây tranh cãi, với một số người thề rằng đó là sự thật và những người khác thì quả quyết rằng không hề có chuyện này. Như vậy có thể suy ra rằng sau khi ăn măng tây, nước tiểu của một số người có mùi và một số khác thì không. Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, còn một điều kỳ lạ nữa là: những người nói rằng họ không bị mùi nước tiểu cũng không thể phát hiện ra mùi hôi trong nước tiểu của người khác.
Vài người nói rằng nước tiểu của họ bốc mùi sau khi ăn măng tây trong khi một số khác quả quyết rằng không có chuyện đó
Giải thích hiện tượng này, các nhà khoa học suy đoán rằng nước tiểu của tất cả chúng ta đều có mùi hôi sau khi ăn măng tây, nhưng chỉ một số người có thể ngửi thấy. Tất nhiên đó cũng mới chỉ là suy đoán, các chuyên gia cần thêm thời gian để nghiên cứu về vấn đề này.
8. Trẻ sơ sinh chỉ chớp mắt 1-3 lần mỗi phút
Trẻ em chỉ chớp mắt 1-3 lần mỗi phút, trong khi người lớn chớp từ 10-15 lần mỗi phút
Người lớn trung bình chớp mắt từ 10 đến 15 lần mỗi phút, nhưng trẻ sơ sinh thì không. Các nghiên cứu cho biết, trẻ sơ sinh chỉ chớp mắt từ 1 đến 3 lần mỗi phút. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân của hiện tượng này, phải chăng là vì trẻ lạ lẫm với mọi thứ xung quanh nên có xu hướng nhìn chằm chằm vào mọi thứ lâu hơn người trưởng thành?
9. Dạ dày không thể tiêu hóa chính nó
Dạ dày không bao giờ tự tiêu hóa chính nó vì lớp niêm mạc dạ dày luôn được thay mới liên tục
Dạ dày của chúng ta có rất nhiều enzym và axit để tiêu hóa mọi loại thực phẩm, vậy tại sao chính nó không bị tiêu hóa? Hóa ra là do trong quá trình tiêu hóa hằng ngày, các tế bào lót dạ dày được sinh sản nhanh chóng để thay thế các tế bào bị phá hủy. Cứ cách 3 ngày, một lớp niêm mạc dạ dày mới sẽ được hoàn thiện, thay thế hoàn toàn niêm mạc cũ.
10. DNA của mọi người giống nhau tới… 99,9%
Dù vẻ ngoài khác biệt đến đâu, DNA của tất cả mọi người đều giống nhau tới 99,9%
Một số người cho rằng bản thân quá khác biệt so với những người khác, nhưng về mặt di truyền, tất cả con người đều cực kỳ giống nhau. Sự thật là mọi người đều có chung khoảng 99,9% DNA. Tất cả sự khác biệt giữa bạn và một người lạ nằm ở 0,1% còn lại. Một điều thú vị nữa mà có thể bạn chưa biết là DNA của người và tinh tinh giống nhau tới khoảng 98,8%.
11. Thức ăn trong dạ dày ở dạng lỏng, tại sao phân lại ở dạng rắn?
Mặc dù thức ăn đi vào cơ thể là dạng rắn và phân của chúng ta cũng thường ở dạng rắn, nhưng trong phần lớn thời gian của quá trình tiêu hóa, thức ăn đều ở dạng lỏng. Trong hệ tiêu hóa, dạ dày giống như một bể axit còn ruột non là một ống mỏng. Trước khi đi xuống ruột non, mọi thức ăn sẽ được hóa lỏng, chất lỏng này gọi là “dưỡng chấp” (chyme). Chỉ khi quá trình tiêu hóa thức ăn sắp kết thúc thì phần lớn lượng nước đó mới được hấp thụ trở lại cơ thể, để lại chất thải dạng rắn ở cuối ruột già.
12. Cơ thể người tiết nước bọt đủ lấp đầy 2 bồn tắm mỗi năm
Cơ thể tiết ra 0,7 lít nước bọt mỗi ngày. Trong vòng một năm, lượng nước bọt có thể lấp đầy một hoặc hai chiếc bồn tắm.
Chúng ta xì hơi từ 15 đến 25 lần mỗi ngày và tổng thể tích có thể lên tới 1,8 lít - đủ thổi căng một quả bóng.
Cơ thể tạo ra khoảng 1,5 lít chất nhầy mỗi ngày và không chỉ có ở mũi, chất nhầy cũng trú ngụ ở nhiều khu vực khác của cơ thể chúng ta, chẳng hạn như phổi. Bên cạnh đó, hầu hết chất nhầy được tiết ra trong mũi đều bị chúng ta nuốt.
13. Chúng ta đang bị trọng lực “dìm” chiều cao
Trọng lực khiến con người trở nên thấp hơn
Trọng lực đang khiến bạn thấp hơn? Thật vậy! Khi phi hành gia Scott Kelly trở về từ không gian, anh ấy đã cao hơn người anh em song sinh của mình tới 2 inch (khoảng 5cm). Bên cạnh đó, hầu hết chúng ta cao hơn một chút vào buổi sáng so với cuối ngày.
14. Răng không phải là xương
Nhiều người vẫn thường coi răng là một loại “xương bên ngoài”, thậm chí gọi đùa chúng là “xương quý tộc” (vì bạn phải trả thêm tiền để bảo vệ và chăm sóc răng). Tuy nhiên, răng thực ra không phải là xương.
Vậy chúng là gì? Câu trả lời: răng chỉ là… răng mà thôi. Răng có một lớp phủ gọi là men răng (chất cứng nhất trong cơ thể người), được làm bằng ngà răng bên dưới, bên trong có tủy răng chứa đầy dây thần kinh và mạch máu. Ngược lại, xương có tủy béo và một phần được gọi là “xương xốp” ở bên trong, bên ngoài của xương được bao phủ bởi một lớp màng. Xương chứa đầy collagen và mạch máu; phần cứng của răng thì hoàn toàn không có những đặc điểm này.
Theo Life Hacker
Dưới đây là 14 sự thật thú vị về cơ thể con người mà có lẽ bạn chưa bao giờ nhận ra.
1. Trẻ con có nhiều xương hơn người lớn
Bạn có thể đã nghe nói rằng một người có 206 chiếc xương. Điều này hoàn toàn đúng: hầu hết những người trưởng thành có số xương trong khoảng đó. Thực tế, chúng ta sẽ không bao giờ biết chính xác mình có bao nhiêu chiếc xương vì trong cơ thể có rất nhiều xương chỉ nhỏ bằng hạt vừng, nằm ở các khớp ngón tay.
Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là con số này thậm chí còn cao hơn ở trẻ sơ sinh. Trung bình một em bé có khoảng 300 xương. Nguyên nhân là do một số xương ở người trưởng thành thực chất là sự hợp thành của nhiều xương riêng biệt khi chúng ta còn nhỏ. Theo thời gian, các mảnh xương nhỏ này sẽ kết nối với nhau bằng sụn và trở thành một xương hoàn chỉnh khi chúng ta trưởng thành. Ví dụ như ở hộp sọ: “thóp” của trẻ sơ sinh chỉ là phần sụn ở giữa một số xương đầu chưa hợp nhất với nhau.
2. Cơ thể người cũng phát sáng trong bóng tối
Liệu con người có thể phát quang như một số loài động vật? Câu trả lời là có, cơ thể người cũng phát sáng trong một quá trình được gọi là phát xạ sinh học. Các phản ứng hóa học trong tế bào của chúng ta tạo ra một lượng ánh sáng cực nhỏ mà các nhà khoa học có thể chụp được bằng máy ảnh siêu nhạy. Tuy nhiên, chúng ta không thể phát hiện được thứ ánh sáng này vì nó yếu hơn hàng nghìn lần so với những gì mắt người quan sát được.
3. Ruột thừa… không thừa
Ruột thừa thực chất không thừa thãi như tên gọi, nó có đầy đủ các mô liên quan đến hệ thống miễn dịch. Các nhà khoa học hiện nay suy đoán rằng ruột thừa có thể đóng vai trò như một nơi lưu trữ các lợi khuẩn đường ruột. Khi đường ruột thiếu hụt lợi khuẩn, chẳng hạn như khi bị tiêu chảy, các lợi khuẩn này sẽ nhanh chóng được bổ sung. Tuy nhiên, giả thiết này vẫn còn cần thêm thời gian để chứng minh.
4. Nổi ga gà để giữ ấm
Bạn đã bao giờ nhìn thấy chim với bộ lông xù lên vào những ngày lạnh giá trông giống như một quả bóng nhỏ chưa? Tương tự như vậy, khi bị lạnh, lông trên cơ thể người cũng sẽ dựng đứng hết lên để ngăn nhiệt độ cơ thể thoát ra ngoài nhằm giữ ấm cho bạn. Hiện tượng này được biết đến với tên gọi quen thuộc là “nổi da gà”.
Nếu bạn quan sát kỹ, bạn sẽ nhận thấy rằng mỗi nốt da gà đều nằm ở một nang lông. Trên thực tế, có một cơ nhỏ được gọi là “arrector pili” hay còn gọi là “cơ dựng lông” co lại và kéo các sợi lông dựng đứng lên.
5. Con người có chu kỳ mũi, hai bên mũi thở không đều nhau
Khi bị cảm lạnh và nghẹt mũi, bạn có thể nhận thấy mỗi lần chỉ có một lỗ mũi bị nghẹt và lỗ mũi đó thay đổi trong ngày. Đó là bởi vì bạn luôn thở bằng một bên mũi mạnh hơn. Cả ngày, hai lỗ mũi cứ thay nhau thở mạnh hơn chứ không cân bằng. Lỗ mũi bị nghẹt là lỗ mũi đang hoạt động ít hơn.
Đây được gọi là chu kỳ mũi, bạn có thể tự mình kiểm chứng điều đó bằng cách đặt tay dưới mũi. Bạn sẽ nhận thấy hơi thở của mình ở bên này nhiều hơn bên kia. Nếu bạn cảm thấy hơi thở đều ở cả hai thì đó là lúc 2 lỗ mũi đang trong quá trình chuyển đổi. Chờ một vài giây và cảm nhận lại xem lỗ mũi bên nào đang thở mạnh hơn nhé!
6. Da người cũng có "vằn"
Vằn không chỉ có ở hổ, da người cũng có dạng sọc tương tự nhưng chúng ta thường không thể nhìn thấy.
Các đường sọc trên da người được gọi là đường Blaschko, được hình thành khi các tế bào đang phân chia và cơ thể người đang phát triển trong tử cung. Các hàng tế bào này, bao gồm cả tế bào da, trông giống hệt nhau, do đó chúng ta gần như không thể nhìn thấy chúng dưới dạng sọc. Tuy nhiên, một số vết phát ban nhất định sẽ theo đường viền, khiến các đường sọc hiện lên và đôi khi chúng có thể được nhìn thấy dưới tia cực tím đủ mạnh.
7. Nước tiểu có mùi hôi sau khi ăn măng tây
Nước tiểu của bạn có bốc mùi sau khi ăn măng tây không? Đây từng là một chủ đề gây tranh cãi, với một số người thề rằng đó là sự thật và những người khác thì quả quyết rằng không hề có chuyện này. Như vậy có thể suy ra rằng sau khi ăn măng tây, nước tiểu của một số người có mùi và một số khác thì không. Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, còn một điều kỳ lạ nữa là: những người nói rằng họ không bị mùi nước tiểu cũng không thể phát hiện ra mùi hôi trong nước tiểu của người khác.
Giải thích hiện tượng này, các nhà khoa học suy đoán rằng nước tiểu của tất cả chúng ta đều có mùi hôi sau khi ăn măng tây, nhưng chỉ một số người có thể ngửi thấy. Tất nhiên đó cũng mới chỉ là suy đoán, các chuyên gia cần thêm thời gian để nghiên cứu về vấn đề này.
8. Trẻ sơ sinh chỉ chớp mắt 1-3 lần mỗi phút
Người lớn trung bình chớp mắt từ 10 đến 15 lần mỗi phút, nhưng trẻ sơ sinh thì không. Các nghiên cứu cho biết, trẻ sơ sinh chỉ chớp mắt từ 1 đến 3 lần mỗi phút. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân của hiện tượng này, phải chăng là vì trẻ lạ lẫm với mọi thứ xung quanh nên có xu hướng nhìn chằm chằm vào mọi thứ lâu hơn người trưởng thành?
9. Dạ dày không thể tiêu hóa chính nó
Dạ dày của chúng ta có rất nhiều enzym và axit để tiêu hóa mọi loại thực phẩm, vậy tại sao chính nó không bị tiêu hóa? Hóa ra là do trong quá trình tiêu hóa hằng ngày, các tế bào lót dạ dày được sinh sản nhanh chóng để thay thế các tế bào bị phá hủy. Cứ cách 3 ngày, một lớp niêm mạc dạ dày mới sẽ được hoàn thiện, thay thế hoàn toàn niêm mạc cũ.
10. DNA của mọi người giống nhau tới… 99,9%
Một số người cho rằng bản thân quá khác biệt so với những người khác, nhưng về mặt di truyền, tất cả con người đều cực kỳ giống nhau. Sự thật là mọi người đều có chung khoảng 99,9% DNA. Tất cả sự khác biệt giữa bạn và một người lạ nằm ở 0,1% còn lại. Một điều thú vị nữa mà có thể bạn chưa biết là DNA của người và tinh tinh giống nhau tới khoảng 98,8%.
11. Thức ăn trong dạ dày ở dạng lỏng, tại sao phân lại ở dạng rắn?
Mặc dù thức ăn đi vào cơ thể là dạng rắn và phân của chúng ta cũng thường ở dạng rắn, nhưng trong phần lớn thời gian của quá trình tiêu hóa, thức ăn đều ở dạng lỏng. Trong hệ tiêu hóa, dạ dày giống như một bể axit còn ruột non là một ống mỏng. Trước khi đi xuống ruột non, mọi thức ăn sẽ được hóa lỏng, chất lỏng này gọi là “dưỡng chấp” (chyme). Chỉ khi quá trình tiêu hóa thức ăn sắp kết thúc thì phần lớn lượng nước đó mới được hấp thụ trở lại cơ thể, để lại chất thải dạng rắn ở cuối ruột già.
12. Cơ thể người tiết nước bọt đủ lấp đầy 2 bồn tắm mỗi năm
Cơ thể tiết ra 0,7 lít nước bọt mỗi ngày. Trong vòng một năm, lượng nước bọt có thể lấp đầy một hoặc hai chiếc bồn tắm.
Chúng ta xì hơi từ 15 đến 25 lần mỗi ngày và tổng thể tích có thể lên tới 1,8 lít - đủ thổi căng một quả bóng.
Cơ thể tạo ra khoảng 1,5 lít chất nhầy mỗi ngày và không chỉ có ở mũi, chất nhầy cũng trú ngụ ở nhiều khu vực khác của cơ thể chúng ta, chẳng hạn như phổi. Bên cạnh đó, hầu hết chất nhầy được tiết ra trong mũi đều bị chúng ta nuốt.
13. Chúng ta đang bị trọng lực “dìm” chiều cao
Trọng lực đang khiến bạn thấp hơn? Thật vậy! Khi phi hành gia Scott Kelly trở về từ không gian, anh ấy đã cao hơn người anh em song sinh của mình tới 2 inch (khoảng 5cm). Bên cạnh đó, hầu hết chúng ta cao hơn một chút vào buổi sáng so với cuối ngày.
14. Răng không phải là xương
Nhiều người vẫn thường coi răng là một loại “xương bên ngoài”, thậm chí gọi đùa chúng là “xương quý tộc” (vì bạn phải trả thêm tiền để bảo vệ và chăm sóc răng). Tuy nhiên, răng thực ra không phải là xương.
Vậy chúng là gì? Câu trả lời: răng chỉ là… răng mà thôi. Răng có một lớp phủ gọi là men răng (chất cứng nhất trong cơ thể người), được làm bằng ngà răng bên dưới, bên trong có tủy răng chứa đầy dây thần kinh và mạch máu. Ngược lại, xương có tủy béo và một phần được gọi là “xương xốp” ở bên trong, bên ngoài của xương được bao phủ bởi một lớp màng. Xương chứa đầy collagen và mạch máu; phần cứng của răng thì hoàn toàn không có những đặc điểm này.
Theo Life Hacker