14 sự thật kỳ lạ về cơ thể con người có thể bạn chưa biết

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Có một điều không thể phủ nhận, đó là càng tìm hiểu về cơ thể, chúng ta càng cảm nhận những điều kỳ lạ. Và con người là động vật kỳ lạ nhất từ cách chúng ta chứa đầy những hợp chất bên trong, được cấu tạo từ những tế bào riêng lẻ và mỗi người đều có một bộ xương vững chắc để nâng đỡ cơ thể. Dưới đây là là 14 sự thật kỳ lạ về cơ thể con người mà có lẽ bạn chưa bao giờ biết.

1. Trẻ sơ sinh có nhiều xương hơn người lớn


Theo nghiên cứu thì cơ thể người trưởng thành được cấu tạo từ khoảng 206 chiếc xương và con số này có thể dao động ít nhiều vì có thể chúng ta chưa tính đến những chiếc xương rất nhỏ ở các khớp ngón tay chẳng hạn. Nhưng ngạc nhiên hơn là một đứa trẻ sơ sinh có đến 300 chiếc xương. Điều này được giải thích là ở người lớn, xương được phân tách riêng biệt còn ở những đứa trẻ có những phần sụn và chúng sẽ kết nối với nhau để thành một mảnh xương duy nhất khi chúng lớn lên.

2. Cơ thể chúng ta có thể phát sáng trong bóng tối


Bạn cũng từng ngạc nhiên khi thấy một số động vật có khả năng phát quang nhưng bạn sẽ bất ngờ hơn khi biết cơ thể con người cũng có thể làm được điều tương tự, được gọi là phát xạ những quang tử sinh học. Các phản ứng hóa học trong tế bào của chúng ta tạo ra một lượng ánh sáng cực nhỏ và chỉ có thể chụp lại được bằng một loại máy ảnh siêu nhạy. Tuy nhiên bạn không thể thấy ánh sáng này bằng mắt thường.

3. Ruột thừa không phải là thứ... thừa


Bạn đã từng bị đau ruột thừa hay từng chứng kiến ai đó phải cắt bỏ ruột thừa, hẳn là bạn sẽ nghĩ rằng chúng chỉ là thứ nên bỏ đi và không cần thiết phải có mặt trong cơ thể của chúng ta. Trên thực tế, phần ruột thừa là một phía ngoài bộ phận ruột già và có kích thước bằng một con giun, nhưng sự xuất hiện của nó đã chứng minh rằng nó không chỉ là phần vô dụng vì nó liên quan đến cả hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó có thể đóng vai trò như một nơi lưu trữ dự phòng cho các vi khuẩn đường ruột có lợi cho hệ tiêu hóa của chúng ta.

4. Hiện tượng nổi da gà, một phản ứng để giữ ấm cho cơ thể.


Nếu bạn đã từng nhìn thấy một chú chim hay một con sóc xù bộ lông của nó trong một ngày lạnh giá, điều đó giống như khi chúng ta có hiện tượng nổi da gà, nghĩa là các sợi lông trên cơ thể đang dựng lên trên cơ thể để giữ ấm cho bạn. Tất nhiên hiện tượng này thi thoảng mới xảy ra.

5. Bạn có thể chỉ thở ra bằng một lỗ mũi ở một thời điểm


Khi bạn bị cảm lạnh và có hiện tượng nghẹt mũi, bạn dường như chỉ thở và hô hấp bằng một bên mũi, sự thật thì ngay cả khi chúng ta khỏe mạnh chúng ta cũng chỉ thở bằng một lỗ mũi tại một thời điểm và nó sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định gọi là chu kỳ hô hấp của mũi. Để cảm nhận điều này, bạn có thể đặt ngón tay dưới lỗ mũi, bạn sẽ thấy hơi thở của mình ở một bên mũi có vẻ mạnh hơn bên kia, còn nếu bạn thấy sự tương đương về cả hai lỗ mũi thì có nghĩa là 2 lỗ mũi đang ở trong quá trình chuyển đổi "nhiệm vụ" của chúng.

6. Cơ thể của chúng ta cũng có những đường sọc vô hình


Nếu con hổ của những đường vân trên bộ da của nó thì con người cũng tương tự, chỉ có điều chúng ta không thể nhìn thấy nó. Đường sọc trên cơ thể người gọi là đường Blaschko, chúng được hình thanh khi các tế bào của chúng ta đang phân chia và khi cơ thể lớn lên trong tử cung của người mẹ. Những tế nào này giống hệt nhau và chúng ta không thể nhìn thấy chúng dưới dạng đường sọc, chúng gần như là vô hình. Tuy nhiên đôi khi chúng được phát hiện dưới ánh sáng cực tím đủ mạnh.

7. Nước tiểu của bạn bốc mùi lạ khi bạn ăn măng tây


Đây cũng từng là vấn đề gây tranh cãi, một số người nhận ra mùi lạ còn một số khác thì không, nghĩ là có những người rất nhạy cảm với các loại mùi. Những người nhận ra mùi khác lạ sau khi ăn măng tây thì cảm nhận được điều tương tự của "chất thải" từ những người khác, và ngược lại, những người nói rằng họ không bị nhiễm mùi lạ thì cũng không phát hiện ra mùi hôi từ người khác. Về mặt lý thuyết, tất cả chúng ta đều có thể tạo ra mùi hôi nhưng chỉ một số người trong chúng ta có thể ngửi thấy nó.

8. Trẻ sơ sinh chỉ chớp mắt ít hơn người lớn rất nhiều


Người lớn chớp mặt trung bình từ 10 đến 15 lần mỗi phút, nhưng trẻ sơ sinh thì chỉ chớp mắt từ 1 đến 3 lần mỗi phút. Bạn thấy đấy, những đứa trẻ luôn có xu hướng tập trung và nhìn rất lâu vào một thứ gì đó mà chúng cảm thấy cuốn hút, trong khi người lớn thì không.

9. Các tế bào dạ dày được tạo mới liên tục


Dạ dày của chúng ta vốn có rất nhiều enzym và axit để nó có thể tiêu hóa cả một miếng thịt và chúng cũng có thể "tự tiêu hóa chính nó", điều đó có nghĩa là trong quá trình làm việc, các tế bào mới của dạ dày sản sinh nhanh chóng để thay thế các tế bào bị phá hủy, một lớp niêm mạc dạ dày mới sẽ xuất hiện theo chu kỳ khoảng 3 ngày 1 lần.

10. DNA của bạn giống đến 99,9% với người lạ


Chúng ta luôn nghĩ rằng mình chỉ có những điểm giống nhất định với những người ruột thịt và với những người xa lạ thì gen di truyền hoàn toàn khác biệt. Thực tế là tất cả con người đều rất giống nhau, 99,9% DNA giữa con người là như nhau còn sự khác biệt nằm ở 0.1% còn lại, còn DNA của chúng ta giống với loài tinh tinh đến 98,8%.

11. "Đầu ra" của bạn ở thể lỏng khi ở bên trong cơ thể


Mặc dù chúng ta hầu hết đều thu nạp các dạng thức ăn dạng rắn và "đầu ra" cũng tương tự, nhưng phần lớn thời gian chúng ở trong cơ thể chúng ta là dạng lỏng. Dạ dày của con người vốn được ví như một "bồn tắm axit" và ruột non trông giống một dạng vòi nước có thành mỏng, thức ăn trong quá trình tiêu hóa đều ở một dạng chất lỏng gọi là chyme, khi thức ăn được tiêu hóa hết thì lượng chất lỏng này phần lớn được hấp thụ vào cơ thể, những thứ còn lại sẽ ở dạng rắn khi ra ngoài.

12. Bạn tiết ra một lượng nước bọt có thể làm đầy 2 bồn tắm mỗi năm


- Bạn có thể tiết ra 0,7 lít nước bọt mỗi ngày, nhiều hơn một chai nước nhỏ
- Bạn "xì hơi" từ 15 đến 25 lần mỗi ngày và tổng thể tích có thể lên tới 1,8 lít - đủ để lấp đầy một quả bóng nhỏ.
- Bạn tạo ra khoảng 1,5 lít chất nhầy mỗi ngày, không chỉ ở mũi mà còn ở các khu vực khác trong cơ thể.

13. Trọng lực làm cho bạn thấp hơn


Đó là sự thật, lực hút của trái đất khiến bạn bị giảm chiều cao. Một điều thú vị được tiết lộ là phi hành gia Scott Kelly trở về từ không gian, anh cao hơn người anh em song sinh của mình. Chiều cao của chúng ta vào buổi sáng sẽ nhỉnh hơn một chút vào cuối ngày.

14. Răng không có cấu tạo giống như xương


Nhiều người trong chúng ta vẫn nhầm tưởng rằng răng cũng là xương, nhưng không phải. Răng có cấu tạo với một lớp phủ gọi là men răng - là loại chất cứng nhất trong cơ thể người, còn bên trong là tủy răng chứa đầy dây thần kinh và mạch máu. Còn xương không có các phần cứng giống như răng.
Nguồn
Lifehacker
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top