2 nước châu Âu "cành cựa" nhau vị trí phát thải khí nhà kính thấp nhất

Hoàng Nam

Writer
Theo số liệu chính thức từ hai quốc gia, Đức đã vượt Anh về tốc độ giảm phát thải khí nhà kính khi lượng phát thải của nước này giảm 17% từ năm 2016 đến năm 2022 so với mức giảm 14% của Anh trong cùng kỳ.
Kể từ năm 1990 khi lượng khí thải của nước này đạt đỉnh, Anh ghi nhận thành tích giảm phát thải tốt hơn, với mức giảm gần 49% so với mức 40% của Đức.
Mức giảm phát thải của Anh kể từ năm 1990 luôn đi trước các nền kinh tế G7 khác, nhờ quá trình loại bỏ than trong sản xuất điện. Tỷ trọng than trong sản xuất điện ở Anh giảm từ 80% vào năm 1990 xuống còn 1,5% vào năm 2022.
Năm 2019, Anh trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới luật hóa mục tiêu giảm lượng phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050.
Tuy nhiên, nỗ lực giảm phát thải đang đình trệ do chính phủ đối mặt với thách thức lớn trong việc tăng nguồn cung cấp điện sạch đồng thời giảm phát thải từ các ngành công nghiệp và từ việc sưởi ấm của các hộ gia đình thông qua khuyến khích chuyển đổi từ hệ thống sưởi sử dụng gas và ô tô chạy xăng sang các thiết bị sạch hơn.
Tốc độ giảm phát thải chậm làm suy yếu vai trò lãnh đạo toàn cầu trong ứng phó với biến đổi khí hậu của Anh khi chính phủ nước này tuyên bố "giảm lượng khí thải nhanh hơn các quốc gia G7 khác".
2 nước châu Âu cành cựa nhau vị trí phát thải khí nhà kính thấp nhất
Ông Richard Black tại tổ chức Đơn vị Tình báo Khí hậu và Năng lượng có trụ sở tại London, cho biết, mặc dù có tuyên bố ấn tượng về khí hậu, Anh đã để tuột vị trí dẫn đầu trong Nhóm G7, chỉ ra rằng những diễn biến gần đây cho thấy rõ năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả là giải pháp cho hóa đơn năng lượng thấp và an ninh năng lượng đồng thời đảm bảo an toàn khí hậu.
Tháng trước, Ủy ban Biến đổi Khí hậu, cơ quan cố vấn độc lập về khí hậu của Chính phủ Anh, cho biết nước này đã “mất vai trò lãnh đạo toàn cầu" trong hành động khí hậu và đang đạt tiến độ "chậm một cách đáng lo ngại", đặc biệt với việc thiếu một chiến lược cho vấn đề sưởi ấm của các hộ gia đình.
Bà Lisa Fischer, người đứng đầu chương trình hệ thống năng lượng tại tổ chức E3G, cho biết, trước đây Anh giảm nhanh lượng phát thải trong ngành điện bằng cách đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than sớm hơn nhiều quốc gia G7 khác. Tuy nhiên, Anh đang chịu hậu quả của nhiều năm không hành động đối với chính sách khí hậu trong khi thế giới đã đạt nhiều bước tiến.
Thủ tướng Rishi Sunak tuần trước tuyên bố trước Quốc hội rằng ông "tự hào và tin tưởng" vào thành tích giảm phát thải của Anh và việc các nền kinh tế khác bắt kịp nước này là xu hướng tích cực.
Mặc dù số liệu cho thấy vị trí dẫn đầu của Anh đang trượt dốc, chính phủ tự hào về thành tích dẫn đầu thế giới về mục tiêu phát thải ròng bằng 0, khẳng định nước này đang giảm lượng khí thải nhanh hơn các quốc gia G7 khác và thu hút hàng tỷ USD đầu tư vào năng lượng tái tạo, hiện chiếm 40% lượng điện của Anh.
Liên minh châu Âu (EU) hiện cũng đang lo ngại về tiến độ giảm phát thải của châu lục khi các nhà kiểm toán vào tháng trước nghi ngờ về khả năng tài chính của EU để đáp ứng các mục tiêu giảm 55% lượng khí thải vào năm 2030.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top