2 tỉnh nào ở Việt Nam thành lập từ thời phong kiến đến nay chưa từng bị chia cắt, sáp nhập, đổi tên?

Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Phản hồi: 0

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
"Trong nhiều năm trị vì, vua Minh Mạng ban bố hàng loạt cải cách quốc nội. Ông đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam, lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở Huế, bãi bỏ chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi". Từ cuối năm 1831, vua Minh Mạng cho bỏ các dinh, trấn mà thành lập các tỉnh. Năm 1832, cả nước có 31 tỉnh, gồm:

Bắc Kỳ (Cách gọi Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ có từ năm 1834) có 13 tỉnh: Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên.

Trung Kỳ có 11 tỉnh và phủ Thừa Thiên, 11 tỉnh gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận.

Nam Kỳ có 6 tỉnh: Phiên An (năm 1836 đổi tên thành Gia Định), Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. (Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Như vậy, có thể coi đây là thời điểm thành lập các tỉnh ở Việt Nam.

1740492209994.png


Từ đó đến nay, trải qua các thời kỳ từ trước cách mạng Tháng 8, rồi giai đoạn từ năm 1945 – 1975, đã có rất nhiều các biến động, thay đổi về số tỉnh của toàn quốc, tên gọi cũng như địa dư của các tỉnh. Cho đến năm 1976, Việt Nam có 38 tỉnh thành. Trải qua các cuộc sáp nhập và chia tách sau đó, hiện tại chúng ta đều biết, Việt Nam có tới 63 tỉnh thành. Hầu hết trong số các tỉnh đó đều đã từng bị chia tách, sáp nhập, đổi tên. Nhưng có 2 tỉnh từ ngày thành lập thời phong kiến đến nay không bị chia tách, sáp nhập, đổi tên, đó là tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Thái Bình.

"Trấn Thanh Đô, được cho là tương đương với vùng đất Thanh Hóa ngày nay, do vua Trần Thuận tông đặt tên vào năm 1397, gồm 3 châu và 7 huyện. Thời Lê sơ, năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), vua Lê Thái Tổ chia nước làm 5 đạo, Thanh Hóa thuộc Hải Tây đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), vua Lê Thánh Tông chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên, đổi trấn thành châu, đổi lộ thành phủ. Các đơn vị hành chính trực thuộc dưới cấp Trung ương (triều đình) là thừa tuyên rồi đổi thành xứ. Thừa tuyên Thanh Hóa tồn tại đến năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đổi là Thừa tuyên Thanh Hoa, từ đây tên gọi Thanh Hoa xuất hiện. Thời Hồng Thuận (Lê Tương Dực 1509 - 1516), Thừa tuyên Thanh Hoa lại đổi là trấn Thanh Hoa. Thời Lê Trung Hưng (1553 - 1788) gọi là nội trấn Thanh Hoa, sáp nhập thêm hai phủ Trường Yên và Thiên Quan của trấn Sơn Nam lệ vào trấn Thanh Hoa, gọi là ngoại trấn Thanh Hoa. Thời Tây Sơn lấy ngoại trấn Thanh Hoa lệ vào Bắc thành, tách khỏi nội trấn Thanh Hoa. Tên "trấn Thanh Hoa" được giữ cho đến năm 1831. Năm Minh Mệnh thứ 12 lấy nội trấn làm tỉnh Thanh Hoa và ngoại trấn làm tỉnh Ninh Bình, tên gọi "tỉnh Thanh Hoa" có từ đây. Năm Thiệu Trị thứ 3 (năm 1843) lại đổi tên Thanh Hoa thành Thanh Hóa. Trong suốt chiều dài lịch sử, địa dư của Thanh Hóa khá ổn định, hầu như không có sự sáp nhập hay chia tách lớn". (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa).

"Ngày 21/3/1890, toàn quyền Pháp ra Nghị định thành lập tỉnh Thái Bình bao gồm các huyện: Thanh Quan, Thuỵ Anh, Ðông Quan, Trực Ðịnh (trước là Chân Ðịnh), Thư Trì, Vũ Tiên, Tiền Hải, Phụ Dực, Quỳnh Côi (thuộc tỉnh Nam Ðịnh) và huyện Thần Khê (thuộc tỉnh Hưng Yên). Năm Thành Thái thứ 6 (1894) cắt thêm 2 huyện Hưng Nhân, Duyên Hà (thuộc tỉnh Hưng Yên) nhập trở lại Thái Bình. Ðến lúc này tỉnh Thái Bình với tư cách là một tỉnh - đơn vị hành chính độc lập - bao gồm 3 phủ với 12 huyện, 90 tổng, 802 làng, xã với số dân 161.927 người, số ruộng đất là 365.287 mẫu". (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình).

Như vậy, suốt quá trình tồn tại, qua các thời kỳ từ trước cách mạng Tháng 8 đến sau khi thống nhất đất nước, trước các cuộc đổi thay, khi các tỉnh của Việt Nam đều đã từng bị chia tách, sáp nhập hay đổi tên, thì giống như tỉnh Thanh Hóa, từ thời điểm được thành lập năm 1890 đến nay, tỉnh Thái Bình không trải qua bất kỳ sự chia tách, sáp nhập hay đổi tên nào.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top