3 điều game thủ cần biết về GPU Hopper của NVIDIA

Chào mừng bạn đến với thế hệ GPU tiếp theo. Trong bài phát biểu quan trọng tại GTC 2022, CEO NVIDIA, Jensen Huang, đã chính thức tiết lộ “Hopper” – kiến trúc đồ họa dự kiến xuất hiện trong thế hệ sản phẩm tiếp theo của công ty. Nó trong giống như một con quái vật tuyệt đối, ít nhất nhất là ở dạng trung tâm dữ liệu.
3 điều game thủ cần biết về GPU Hopper của NVIDIA
Hopper sẽ được ra mắt ở dạng NVIDIA H100 vốn tập trung vào trung tâm dữ liệu. Đây là một con chip "quái vật" sử dụng 80 tỷ transistor, lần đầu tiên trang bị bộ nhớ HBM3 thế hệ tiếp theo cùng những tiến bộ trong công nghệ kết nối NVLink cực nhanh của công ty. Huang tự hào tuyên bố, Hopper là “bước nhảy vọt về thế hệ lớn nhất của NVIDIA từ trước đến nay.”
Việc giới thiệu các kiến trúc mới tại GTC là một điều tất yếu của NVIDIA. Ampere, Volta và Pascal cũng từng là tâm điểm tại sự kiện này. Và cũng giống như những điều đã công bố trong quá khứ, dù H100 chuyên dụng cho các mục đích sử dụng tại trung tâm dữ liệu, với các thiết lập phần cứng nhiều nhân Tensor nhằm tối ưu hóa cho những tác vụ học sâu, thế nhưng, điều đó không có nghĩa là những game thủ PC không thể ôm mộng đến việc đưa khả năng AI của Hopper vào thế hệ tiếp theo, ngay cả khi RTX 4080 và những tùy chọn thấp hơn trong dòng chạy trên kiến trúc “Lovelace” khác biệt như nhiều thông tin rò rỉ đã gợi ý.
Dưới đây là 3 điều quan trọng mà kiến trúc Hopper của NVIDIA có ý nghĩa đối với dòng sản phẩm GeForce thế hệ tiếp theo.

1. Hopper sử dụng tiến trình 4nm của TSMC​

Những GPU “Turing” trong dòng NVIDIA RTX 20-series của NVIDIA được sản xuất tại TSMC – xưởng đúc vốn cũng gia công chip cho AMD, Apple, Intel và hầu như tất cả các công ty công nghệ tiên tiến. Nhưng các GPU Ampere bên trong dòng GeForce RTX 30-series đã chuyển sang tiến trình 8nm của Samsung. Chúng mang đến hiệu năng mạnh mẽ nhưng cũng tiêu tốn rất nhiều năng lượng.
Đối với Hopper, hoặc ít nhất là H100, NVIDIA đã quay trở lại với TSMC. Con chip này được chế tạo bằng cách sử dụng phiên bản tùy biến của tiến trình TSMC 4N, vốn tiêu tốn ít năng lượng hơn so với triến trình N5 của TSMC. Các card đồ họa AMD Radeon RX 6000-series dựa trên kiến trúc RDNA 2 đã giành lấy ngôi vương của NVIDIA về mặt hiệu quả điện năng và thế hệ tiếp theo cạnh tranh với đối thủ này có vẻ như sẽ do TSMC đảm nhiệm. Tất nhiên, không có gì là chắc chắn - thực tế, không giống như dòng RTX 30-series, con chip A100 sử dụng kiến trúc Ampere lại được sản xuất bởi TSMC. Thế nhưng, những tin đồn hiện tại đều chỉ rõ ra điều đó.
3 điều game thủ cần biết về GPU Hopper của NVIDIA

2. PCIe Gen 5 (và NVLink 4)​

Dòng Radeon RX 5000-series của AMD là những chiếc card đồ họa đầu tiên sử dụng công nghệ PCIe 4.0, nhưng NVIDIA đã vượt mặt để giành lại ngôi vị những chiếc card đồ họa đầu tiên sử dụng PCIe 5.0. H100 là bộ xử lý đồ họa đầu tiên được xây dựng với công nghệ kết nối nhanh hơn đó và do bộ xử lý Core thế hệ 12 của Intel gần đây đã hỗ trợ PCIe 5.0 cho những chiếc desktop phổ thông, thế nên, có mọi lý do để chúng ta tin rằng NVIDIA sẽ đưa nó vào thế hệ GPU GeForce tiếp theo của mình.
Hopper cũng đánh dấu sự ra mắt của thế hệ NVLink thế hệ thứ 4, kết nối băng thông cao độc quyền của NVIDIA. Dòng RTX 30-series giới hạn thiết lập đa GPU cho riêng flagship GeForce RTX 3090. Giả sử, NVIDIA tiếp tục cung cấp hỗ trợ đa GPU trong các chiếc card GeForce flagship, bạn sẽ thấy tốc độ tăng đáng kể nhờ NVLink. NVIDIA cho biết, việc triển khai NVLink 4 của H100 cung cấp băng thông 900GB/s, cao hơn so với mức 600GB/s của A100 sử dụng kiến trúc Ampere cũng như thế hệ NVLink 3 mà nó cung cấp.

3. Điện năng tiêu thụ khủng khiếp​

3 điều game thủ cần biết về GPU Hopper của NVIDIA
H100 được tối ưu hóa mạnh mẽ cho những tác vụ trung tâm dữ liệu và NVIDIA đã không tiết lộ bất kỳ thông tin nào về số lượng nhân CUDA, tốc độ xung nhịp hoặc kích thước khuôn (die) GPU – tất cả đều sẽ cung cấp manh mối sâu hơn về những gì mong đợi từ những chiếc card đồ họa GeForce tương lai. Nhưng các thông số kỹ thuật mà công ty đã tiết lộ cho thấy NVIDIA không ngại "chơi lớn" với Hopper.
GPU Hopper hàng đầu bên trong con chip flagship H100 nổi bật với 80 tỉ transistor – một bước nhảy vọt đáng kể so với con số 54,2 tỉ transistor trong card đồ họa A100 sử dụng kiến trúc Ampere và gần gấp 4 lần so với con số 21,1 tỉ transistor của card đồ họa V100 dựa trên kiến trúc Volta.
Mặc dù vậy, việc đẩy mọi transistor đó lên hiệu năng cao nhất đòi hỏi rất nhiều năng lượng. NVIDIA cho biết, H100 tiêu thụ đến 700W, nhiều hơn 300W so với con chip A100 nhanh nhất. Điều đó không nhất thiết có nghĩa là dòng GPU GeForce RTX 4000-series cũng sẽ là những sản phẩm tiêu thụ lượng điện năng lớn, nhưng mọi tin đồn hiện tại đều gợi ý rằng các chiếc card đồ họa thế hệ tiếp theo của NVIDIA sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Việc H100 hút lượng điện năng nhiều như vậy đã chứng thực một phần cho những tuyên bố đó, dù rằng chúng ta vẫn sẽ phải đợi các thông tin chính thức về thế hệ card đồ họa GeForce tiếp theo để chắc chắn hơn.
Nguồn: PC World
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top