3 kịch bản cho Trái Đất khi biến đổi khí hậu ngày càng tệ

2021 có thể được xem là năm xảy ra nhiều hiện tượng thiên tai khắc nghiệt nhất từ trước đến nay. Nắng nóng với mức nhiệt độ cao ngất ngưỡng vào mùa hè đã khiến hàng trăm người chết ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Hay tình trạng khô hạn ở khu vực Trung Đông đã kéo theo mất điện diện rộng giữa lúc nền nhiệt được ghi nhận lên đến 51,6 độ C.
Tuy nhiên, trái ngược với tình trạng oi bức và hạn hán, một số nơi như thành phố New York hay Trung Quốc lại phải hứng chịu những cơn lũ lụt. Lần đầu tiên trong đời, nhiều người tận mắt trải nghiệm nước lũ bao vây ở tầng hầm của các toà nhà hay tàu điện ngầm bị tràn nước.
Tại Madagascar, sau 4 năm không có mưa, quốc gia này đang phải đối mặt với nạn đói đầu tiên do biến đổi khí hậu gây ra. Điều này cho thấy hiện tượng Trái Đất nóng lên do khí thải nhà kính sản sinh quá mức đang khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.
Cho đến nay, Trái Đất được ghi nhận nền nhiệt nóng hơn 1 độ C. Và đến cuối thế kỷ 21, nhân loại sẽ nỗ lực hạn chế sự nóng lên toàn cầu lên mức 1,5 độ C, vốn là mục tiêu đầy tham vọng trong thỏa thuận khí hậu Paris giữa các quốc gia trên thế giới. Nếu không thể hoàn thành và chậm trễ, nhiệt độ trung bình của Trái Đất có thể tiếp tục tăng, cao hơn đến 2 hoặc 3 độ C so với thời điểm hiện tại.

3 kịch bản cho Trái Đất khi biến đổi khí hậu ngày càng tệ
Có thể lấy ví dụ về thời cổ đại để hình dung viễn cảnh con người sẽ ra sao khi Trái Đất nóng lên. Cụ thể, 3 triệu năm trước Trát Đất từng nóng lên 3 độ C, khiến cho mực nước biển dâng cao hơn 15 mét và loài lạc đà khổng lồ vốn sinh sống ở nơi hoang mạc phải di tản đến các khu rừng Bắc Cực.
Có thể nói, tương lai của nền nhiệt Trái Đất phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ “xanh hóa” của các doanh nghiệp, chính phủ và toàn nhân loại trong vài thập kỷ tới.
Theo một báo cáo gần đây của Liên Hợp Quốc, kế hoạch cắt giảm khí thải nhà kính của các quốc gia sẽ khiến Trái Đất nóng lên hơn 2,7 độ C vào năm 2100, điều mà báo cáo nhấn mạnh là rất thảm khốc. Song, đây chỉ mới là dự đoán nếu các kế hoạch đó thành công, chưa bao gồm việc nhiệt độ của Trái Đất ra sao nếu các quốc gia thất bại trong việc tiến tới mục tiêu trung hòa carbon.
Vì vậy, giới khoa học đã lập ra một số kịch bản về mức nhiệt độ tăng, cũng như dự đoán về việc hành tinh của chúng ta sẽ ra sao nếu nền nhiệt tăng lần lượt ở các mốc 3 độ C, 2 độ C và 1,5 độ C.

Trái Đất nóng lên 3 độ C

Để dễ hình dung về một tương lai thế giới nóng lên 3 độ C, chúng ta hãy nhìn vào nước Úc, nơi xảy ra những trận cháy rừng thảm khốc. Nguyên nhân là Úc phải hứng chịu nhiều đợt hạn hán và nắng nóng cực độ dẫn đến cháy rừng. Thảm họa này đã thiêu rụi cả một vùng có diện tích lớn hơn bang Florida của Mỹ vào cuối năm 2019 và đầu 2020, khiến các thành phố chìm trong khói lửa và tác động xấu đến 3 tỷ động vật.
Biến đổi khí hậu đã làm tăng số ngày có nguy cơ hỏa hoạn cao nhất ở nước này. Nếu nhiệt độ toàn cầu nóng lên 3 độ C, số ngày đó có thể tăng gấp đôi hoặc thậm chí là tăng gấp ba.
Một báo cáo mới đây còn nêu chi tiết những cách mà nước Úc có thể thay đổi khi khí hậu nóng lên. Với mức nhiệt tăng 3 độ C, khoảng 250.000 ngôi nhà dọc theo bờ biển sẽ có nguy cơ bị ngập lụt. Nước Úc cũng phải đối mặt với tình trạng hạn hán khắc nghiệt hơn.

3 kịch bản cho Trái Đất khi biến đổi khí hậu ngày càng tệ
Ở Melbourne, số ngày ghi nhận nhiệt độ cao hơn 35 độ C có thể tăng gấp đôi từ 11 lên 24 ngày. Hay ở Darwin là vùng lãnh thổ phía bắc của Úc, số ngày nóng hơn 35 độ C có thể tăng từ 11 lên trung bình 265 ngày.
Khí hậu oi bức sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Dễ bắt gặp nhất là các trò chơi thể thao ngoài trời sẽ phải di chuyển vào trong nhà. Các công việc ngoài trời cũng trở nên nguy hiểm hơn khi con người không thể chịu được mức nhiệt quá cao trong thời gian dài.
Cùng với đó, sự tác động của khí hậu nóng lên còn ảnh hưởng đến nhiều hệ thống thiên nhiên sâu rộng khác. Dưới đại dương, các rạn san hô có thể sẽ biến mất. Nước biển nóng hơn có thể làm tăng tính axit và gây ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt cá. Do nắng nóng, hạn hán cộng với lượng sâu bệnh ngày càng gia tăng, việc trồng cây lương thực cũng trở nên khó khăn hơn và sản lượng các loại cây trồng chủ yếu có thể giảm từ 5 – 50%.
Trong khi đó, phần còn lại của thế giới sẽ phải đối mặt với những thách thức tương tự, với nhiều vấn đề khác nhau tùy thuộc vào từng địa điểm. Ở những vùng trũng thấp của Bangladesh, khi mực nước biển dâng cao, hàng triệu người dân có thể buộc phải di dời. Nhiều thành phố lớn sẽ tràn ngập trong biển nước, từ Thượng Hải, Alexandria, Ai Cập, đến Miami.
Ở một số quốc gia nhiệt đới, mức nhiệt và độ ẩm kết hợp có thể tăng cao trong các đợt nắng nóng, đến mức vượt qua giới hạn mà cơ thể người có thể chịu đường. Tại Ấn Độ, loại thời tiết cực đoan này có thể xảy ra ngay cả khi mức biến đổi khí hậu thấp hơn. Tại cánh rừng Amazon, nhiệt độ quá cao có thể khiến toàn bộ thực vật nơi đây rơi vào nguy hiểm. Trong khi các tảng băng ở Nam cực sẽ tan nhanh hơn và khiến mực nước biển dâng cao hơn.
Rất có thể trong tương lai, thế giới sẽ còn nóng lên nhiều hơn, tùy thuộc vào cách chúng ta hành động và cách thế giới tự nhiên thay đổi ra sao. Ví dụ như rừng nhiệt đới, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ carbon, lại đang bắt đầu thải ra nhiều cacbon hơn lượng chúng hấp thụ.
Nếu hành tinh này vượt qua mức nóng lên 4 độ C, sự sống sẽ trở nên ảm đạm hơn đáng kể. Nguy cơ về nắng nóng khắc nghiệt, bão nhiệt, hỏa hoạn và các tác động khác sẽ còn nghiêm trọng hơn.
Nhiều sông băng cung cấp nước cho các con sông ở châu Á sẽ biến mất. Phần lớn châu Âu có thể trở thành sa mạc. Khu vực nơi mọi người có thể sinh sống có thể trồng lương thực sẽ bị thu hẹp đáng kể.

Trái Đất nóng lên 2 độ C

Trong trường hợp nhiệt độ trung bình tăng 2 độ C trên toàn cầu, những tác động mà thế giới hứng chịu vẫn sẽ rất nghiêm trọng. Các đợt nắng nóng như ở Tây Bắc Thái Bình Dương năm nay sẽ xảy ra thường xuyên hơn gấp 14 lần so với trước đây. Hiện nay cứ mỗi thập kỷ, hạn hán nghiêm trọng sẽ xảy ra một lần. Nhưng nếu nhiệt độ tăng, hiện tượng thiên tai này sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Cùng với đó, lượng mưa cực đoan đổ xuống sẽ có tần suất cao hơn 70%. Các rạn san hô ở đại dương có khả năng suy giảm 99% khi nhiệt độ tăng lên 2 độ C.
3 kịch bản cho Trái Đất khi biến đổi khí hậu ngày càng tệ
Với tốc độ tan băng nhanh hơn khi Trái Đất nóng lên, vùng Bắc Băng Dương có thể chứng kiến cảnh không có băng vào mùa hè mỗi 10 năm một lần. Các hiện tượng cực đoan “phức hợp” như các đợt nắng nóng diễn ra cùng lúc với hạn hán cũng sẽ trở nên thường xuyên hơn.
Trong nhiều năm, việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 2 độ C được xem là một mục tiêu quan trọng. Vào những năm 1970, con số 2 độ C được cho là kết quả dự đoán mà các chuyên gia kinh tế đưa ra với phần hơi tùy tiện. Tuy nhiên, khi phân tích sâu hơn những tác động có thể xảy ra, các nhà khoa học nhận thấy những hậu quả thực tế có thể tồi tệ hơn.
Trong các buổi đàm phán về thỏa thuận khí hậu Paris, các quốc đảo có nguy cơ cao khi mực nước biển dâng lên đã vận động các nước thúc đẩy một mục tiêu tham vọng hơn là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5 độ C. Cuối cùng, các quốc gia đã đồng ý hạn chế sự nóng lên ở mức "dưới" 2 độ C và đặt mục tiêu là 1,5 độ C.

Trái Đất nóng lên 1,5 độ C

Tuy đặt mục tiêu là thế nhưng nếu Trái Đất thực sự nóng lên 1,5 độ C, thiên nhiên và con người vẫn không an toàn. Khi đó, những đợt nắng nóng khắc nghiệt triền miên sẽ được xem là vấn đề lớn. Cứ mỗi 5 năm, hơn một tỷ người có thể phải hứng chịu những đợt nắng nóng gay gắt ít nhất một lần. Các rạn san hô có thể bị suy giảm từ 70 – 90% so nước biển ấm lên – viễn cảnh này vẫn tốt hơn so với khi nóng lên 2 độ C, các rạn san hô biến mất hoàn toàn.
3 kịch bản cho Trái Đất khi biến đổi khí hậu ngày càng tệ
Sự suy giảm đa dạng môi trường biển sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cả sinh vật biển và những người sống dựa vào nguồn hải sản. Sản lượng khai thác thủy sản biển hàng năm trên toàn cầu có thể giảm 1,5 triệu tấn.
Việc duy trì sự ấm lên ở dưới mức 1,5 độ C sẽ đòi hỏi thế giới đạt được mục tiêu phát thải khí ròng bằng không “Net Zero” vào năm 2050. Điều này đồng nghĩa với việc khí phải cần phải được loại bỏ hoàn toàn và một lượng lớn CO2 sẽ được thoát ra khỏi bầu khí quyển nhờ trồng cây và sử dụng công nghệ mới như máy hút carbon trong những chiếc quạt khổng lồ.
Bên cạnh mục tiêu đưa mức khí thải về bằng 0, những giải pháp như chuyển đổi sang nhiên liệu xanh và bãi bỏ nhiên liệu hóa thạch cũng cần được tập trung đến. Chúng sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng không khí và giúp con người có được lối sống tốt hơn.

Nguồn: Fast Company
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top