Thị trường robot hút bụi lau nhà ở Việt Nam vừa xuất hiện 3 sản phẩm cao cấp nhất đến từ ba hãng lớn gồm Deebot X2 Omni của Ecovacs, S8 Pro Ultra của Roborock và L20 Ultra của Dreame.
Từ trái qua: Deebot X2 Omni, L20 Ultra và S8 Pro Ultra
Cả ba sản phẩm đều có giá bán tương đồng, khoảng 25 triệu đồng. Đây đều là những sản phẩm toàn diện nhất của mỗi hãng. Xét ở các chức năng cơ bản, cả ba sản phẩm đều cung cấp các chức năng tương đồng nhau gồm hút bụi, lau nhà, tự động giặt giẻ, tự động sấy khô giẻ, tự động hút rác và tự động tránh vật cản trong quá trình hoạt động.
Tuy vậy đi vào chi tiết hơn, mỗi sản phẩm lại có những ưu thế riêng.
Chiếc Deebot X2 Omni có thiết kế vuông, thân robot mỏng nhất (do cảm biến lidar được tích hợp vào thân, không phải nhô lên như các robot khác) và chiều ngang mảnh nhất nên luồn lách vào các gầm và các khe kẽ hẹp tốt nhất trong số 3 robot. Đây cũng là robot duy nhất trong 3 máy có chức năng giặt giẻ bằng nước nóng 55 độ C, lực hút cũng mạnh nhất và tự động nâng giẻ lên khi gặp thảm cao nhất (15mm).
Deebot X2 Omni có thân vuông, mỏng và chiều ngang hẹp nhất
Chiếc Roborock S8 Pro Ultra cũng có thân máy rất mỏng, chỉ dày hơn Deebot X2 Omni một chút dù có cảm bản biến lidar nhô lên như các robot khác. Điểm đặc trưng của robot này là có chổi lăn kép, không phải là chổi lăn đơn như hai sản phẩm còn lại. Đặc biệt, chổi lăn này còn tự động nâng lên nếu bạn chỉ lau, không hút để đỡ mòn chổi.
Roborock S8 Pro Ultra có chổi lăn kép
Ở chức năng lau, Roborock S8 Pro Ultra sử dụng công nghệ lau rung với 2 module lau rung, không phải lau xoay như hai sản phẩm còn lại. Công nghệ tránh vật cản cũng khác, dựa trên cảm biến hồng ngoại kết hợp laser chứ không phải là dựa trên camera RGB và laser như hai sản phẩm của Ecovacs và Dreame.
Dreame L20 Ultra có thể tự động mở rộng giẻ lau khi hút cạnh và góc tường.
Chiếc Dreame L20 Ultra có 2 tính năng rất đặc thù: tự động tháo giẻ (để ở dock sạc) ở chế độ hút bụi trên thảm và tự động mở rộng chổi lau khi robot đi vào lau ở các cạnh và góc tường, giúp chổi lau được sát chân hoặc góc tường hơn. Ở khía cạnh thiết kế, robot này có thân máy dày nhất và nhẹ nhất, cả hai yếu tố theo mình thực ra đều là điểm trừ. Với robot, mình thấy trọng lượng đầm chút sẽ tốt hơn và độ dày cao thì đương nhiên là luồn gầm sẽ hạn chế hơn.
>> Đánh giá Ecovacs Deebot X2 Omni: toàn diện và nhiều đổi mới nhất làng robot
>> Đánh giá Roborock S8 Pro Ultra
>> Ecovacs tung ra Deebot X2 Omni ở Việt Nam: robot đầu tiên có thiết kế vuông, cảm biến lidar ẩn, lực hút 8000 Pa
>> Dreame ra mắt robot đầu bảng Dream L20 Ultra
Tuy vậy đi vào chi tiết hơn, mỗi sản phẩm lại có những ưu thế riêng.
Chiếc Deebot X2 Omni có thiết kế vuông, thân robot mỏng nhất (do cảm biến lidar được tích hợp vào thân, không phải nhô lên như các robot khác) và chiều ngang mảnh nhất nên luồn lách vào các gầm và các khe kẽ hẹp tốt nhất trong số 3 robot. Đây cũng là robot duy nhất trong 3 máy có chức năng giặt giẻ bằng nước nóng 55 độ C, lực hút cũng mạnh nhất và tự động nâng giẻ lên khi gặp thảm cao nhất (15mm).
Chiếc Roborock S8 Pro Ultra cũng có thân máy rất mỏng, chỉ dày hơn Deebot X2 Omni một chút dù có cảm bản biến lidar nhô lên như các robot khác. Điểm đặc trưng của robot này là có chổi lăn kép, không phải là chổi lăn đơn như hai sản phẩm còn lại. Đặc biệt, chổi lăn này còn tự động nâng lên nếu bạn chỉ lau, không hút để đỡ mòn chổi.
Ở chức năng lau, Roborock S8 Pro Ultra sử dụng công nghệ lau rung với 2 module lau rung, không phải lau xoay như hai sản phẩm còn lại. Công nghệ tránh vật cản cũng khác, dựa trên cảm biến hồng ngoại kết hợp laser chứ không phải là dựa trên camera RGB và laser như hai sản phẩm của Ecovacs và Dreame.
Chiếc Dreame L20 Ultra có 2 tính năng rất đặc thù: tự động tháo giẻ (để ở dock sạc) ở chế độ hút bụi trên thảm và tự động mở rộng chổi lau khi robot đi vào lau ở các cạnh và góc tường, giúp chổi lau được sát chân hoặc góc tường hơn. Ở khía cạnh thiết kế, robot này có thân máy dày nhất và nhẹ nhất, cả hai yếu tố theo mình thực ra đều là điểm trừ. Với robot, mình thấy trọng lượng đầm chút sẽ tốt hơn và độ dày cao thì đương nhiên là luồn gầm sẽ hạn chế hơn.
>> Đánh giá Ecovacs Deebot X2 Omni: toàn diện và nhiều đổi mới nhất làng robot
>> Đánh giá Roborock S8 Pro Ultra
>> Ecovacs tung ra Deebot X2 Omni ở Việt Nam: robot đầu tiên có thiết kế vuông, cảm biến lidar ẩn, lực hút 8000 Pa
>> Dreame ra mắt robot đầu bảng Dream L20 Ultra