VNR Content
Pearl
Đã có khá nhiều bài viết trên internet về cách sử dụng pin smartphone một cách hiệu quả nhất. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ đến những cách phá pin điện thoại nhanh nhất hay không? Hãy cùng điểm qua một vài trong số đó để tránh đi vào lối mòn nhé!
Trước hết, bạn cần biết rằng pin smartphone sẽ dần yếu đi theo thời gian - đó là điều không thể tránh khỏi. Dẫu vậy, các nhà sản xuất đã lường trước và tích hợp nhiều công cụ, tính năng bên trong thiết bị nhắm giúp trì hoãn điều đó càng lâu càng tốt. Nhưng về phía người dùng, vẫn có những sai lầm tưởng chừng vô hại, để rồi khiến tình hình xấu đi nhanh hơn.
Sử dụng cáp sạc giá rẻ hoặc hư hỏng
Một trong những điều tồi tệ nhất, và nguy hiểm nhất, mà bạn có thể phạm phải là sử dụng cáp giá rẻ hoặc không tương thích với điện thoại của mình. Bạn hẳn từng nghe những câu chuyện điện thoại bốc cháy bất ngờ - nguyên nhân của những vụ việc đó đa phần là do sợi cáp!
Tốt nhất, hãy luôn dùng phụ kiện sạc từ nhà sản xuất hoặc từ các nhãn hiệu có tên tuổi. Tránh sử dụng phụ kiện siêu rẻ mạt nhưng chẳng có mấy review trên mạng. Người dùng iPhone có thể tìm những sợi cáp có nhãn “Made for iPhone” (MFi) để có được sự an tâm tối đa. Những lời khuyên này cũng đúng với cả sạc không dây nữa.
Dùng cạn pin về 0
Chu kỳ sạc là thứ tác động lớn nhất đến tuổi thọ một viên pin. Việc liên tục sạc và xả sẽ từ từ khiến pin xuống cấp. Càng tệ hơn khi điện thoại của bạn thường xuyên bị vắt cạn năng lượng và phải sạc đầy từ con số 0%.
Tốt nhất, hãy giữ pin điện thoại từ 20 - 80% càng nhiều càng tốt. Một số điện thoại có các tính năng tích hợp giúp bạn làm điều đó, nhưng chúng cũng có chừng mực nhất định. Chu kỳ sạc ngắn hơn sẽ tốt hơn cho pin, do đó cố gắng đừng để pin thường xuyên tụt xuống dưới mức 20%.
Cắm sạc liên tục
Bạn không nên để pin tụt xuống mức 0%, nhưng cắm sạc ở mức 100% liên tục cũng không tốt hơn là bao. Sạc điện thoại qua đêm không hẳn là xấu, nhưng đừng nên sạc quá mức cần thiết.
Khi pin đạt mức 100%, nó sẽ tự bảo vệ bằng cách ngừng sạc. Tuy nhiên, ngay khi pin tụt xuống 99%, nó sẽ sạc đầy lên 100% trở lại. Chu kỳ sạc này dù nhỏ, nhưng lặp lại liên tục, và hiển nhiên là không hề tốt cho pin.
Tin vui cho bạn là iPhone và một số điện thoại Android nay đã có tính năng sạc “Adaptive” (thích ứng) hoặc “Optimized” (tối ưu hóa) để giảm số chu kỳ sạc xuyên đêm. Các tính năng này sẽ giữ pin ở mức khoảng 80% suốt đêm và chỉ sạc nốt 20% còn lại khi gần đến giờ bạn thức giấc.
Thường xuyên dùng máy trong điều kiện nhiệt độ cao
Hầu hết các thiết bị điện tử đều không thích nhiệt. Điều này đặc biệt đúng với pin nói chung, và pin điện thoại nói riêng. Tiếp xúc thường xuyên với nhiệt có thể làm ngắn đi vòng đời của pin. Đó là một trong số những lý do tại sao bạn không nên cắm sạc liên tục.
Nhiệt cũng có thể xuất phát từ những nguồn khác. Chơi các tựa game nặng đòi hỏi nhiều tài nguyên, để điện thoại trong xe hơi giữa thời tiết nắng nóng, hoặc phơi thiết bị dưới ánh mặt trời khi đi biển - tất cả đều có thể gây quá nhiệt cho điện thoại, từ đó khiến pin xuống cấp ngày càng nhanh.
Tin tốt là bạn không nên quá lo lắng về việc lỡ tay phá pin smartphone. Hầu hết những điểm nêu trên đều rất phổ biến và ai ai cũng biết cần phải tránh xa. Chỉ cần ghi nhớ 4 nguyên tắc: dùng phụ kiện sạc có thương hiệu, không dùng cạn pin, hoặc sạc liên tục, và giữ thiết bị ở nhiệt độ vừa phải - bạn sẽ có thể tận dụng tối đa thời lượng pin của thiết bị.
Tham khảo: HowToGeek
Trước hết, bạn cần biết rằng pin smartphone sẽ dần yếu đi theo thời gian - đó là điều không thể tránh khỏi. Dẫu vậy, các nhà sản xuất đã lường trước và tích hợp nhiều công cụ, tính năng bên trong thiết bị nhắm giúp trì hoãn điều đó càng lâu càng tốt. Nhưng về phía người dùng, vẫn có những sai lầm tưởng chừng vô hại, để rồi khiến tình hình xấu đi nhanh hơn.
Sử dụng cáp sạc giá rẻ hoặc hư hỏng
Tốt nhất, hãy luôn dùng phụ kiện sạc từ nhà sản xuất hoặc từ các nhãn hiệu có tên tuổi. Tránh sử dụng phụ kiện siêu rẻ mạt nhưng chẳng có mấy review trên mạng. Người dùng iPhone có thể tìm những sợi cáp có nhãn “Made for iPhone” (MFi) để có được sự an tâm tối đa. Những lời khuyên này cũng đúng với cả sạc không dây nữa.
Dùng cạn pin về 0
Chu kỳ sạc là thứ tác động lớn nhất đến tuổi thọ một viên pin. Việc liên tục sạc và xả sẽ từ từ khiến pin xuống cấp. Càng tệ hơn khi điện thoại của bạn thường xuyên bị vắt cạn năng lượng và phải sạc đầy từ con số 0%.
Tốt nhất, hãy giữ pin điện thoại từ 20 - 80% càng nhiều càng tốt. Một số điện thoại có các tính năng tích hợp giúp bạn làm điều đó, nhưng chúng cũng có chừng mực nhất định. Chu kỳ sạc ngắn hơn sẽ tốt hơn cho pin, do đó cố gắng đừng để pin thường xuyên tụt xuống dưới mức 20%.
Cắm sạc liên tục
Khi pin đạt mức 100%, nó sẽ tự bảo vệ bằng cách ngừng sạc. Tuy nhiên, ngay khi pin tụt xuống 99%, nó sẽ sạc đầy lên 100% trở lại. Chu kỳ sạc này dù nhỏ, nhưng lặp lại liên tục, và hiển nhiên là không hề tốt cho pin.
Tin vui cho bạn là iPhone và một số điện thoại Android nay đã có tính năng sạc “Adaptive” (thích ứng) hoặc “Optimized” (tối ưu hóa) để giảm số chu kỳ sạc xuyên đêm. Các tính năng này sẽ giữ pin ở mức khoảng 80% suốt đêm và chỉ sạc nốt 20% còn lại khi gần đến giờ bạn thức giấc.
Thường xuyên dùng máy trong điều kiện nhiệt độ cao
Hầu hết các thiết bị điện tử đều không thích nhiệt. Điều này đặc biệt đúng với pin nói chung, và pin điện thoại nói riêng. Tiếp xúc thường xuyên với nhiệt có thể làm ngắn đi vòng đời của pin. Đó là một trong số những lý do tại sao bạn không nên cắm sạc liên tục.
Nhiệt cũng có thể xuất phát từ những nguồn khác. Chơi các tựa game nặng đòi hỏi nhiều tài nguyên, để điện thoại trong xe hơi giữa thời tiết nắng nóng, hoặc phơi thiết bị dưới ánh mặt trời khi đi biển - tất cả đều có thể gây quá nhiệt cho điện thoại, từ đó khiến pin xuống cấp ngày càng nhanh.
Tin tốt là bạn không nên quá lo lắng về việc lỡ tay phá pin smartphone. Hầu hết những điểm nêu trên đều rất phổ biến và ai ai cũng biết cần phải tránh xa. Chỉ cần ghi nhớ 4 nguyên tắc: dùng phụ kiện sạc có thương hiệu, không dùng cạn pin, hoặc sạc liên tục, và giữ thiết bị ở nhiệt độ vừa phải - bạn sẽ có thể tận dụng tối đa thời lượng pin của thiết bị.
Tham khảo: HowToGeek