50 năm trước, cuộc gọi di động thay đổi lịch sử loài người được thực hiện bằng “cục gạch”

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Ngày 3/4/1973 đánh dấu sự kiện đặc biệt thay đổi lịch sử loài người.
Kĩ sư Martin Cooper làm việc tại Motorola đã thực hiện cuộc gọi di động đầu tiên của lịch sử trên vỉa hè Đại lộ số 6 ở Manhattan, tay ông một thiết bị có kích thước to bằng viên gạch.
“Tôi đang gọi cho anh bằng 1 chiếc điện thoại di động đây. Một chiếc di động thực sự, có thể cầm tay và mang đi đây đi đó” - ông nói với người ở đầu dây bên kia, Joel Engel, trưởng phòng thí nghiệm Bell Labs tại công ty viễn thông AT&T và là đối thủ.
Có lẽ những người đi bộ trên vỉa hè khi ấy cũng không biết rằng, mình vừa được chứng kiến khoảnh khắc lịch sử, thay đổi vĩnh viễn cách con người chúng ta liên lạc. 50 năm sau cuộc gọi định mệnh ấy, cục gạch của Cooper đã trở nên khác biệt tới mức không nhận ra. Nó trở nên mỏng nhẹ hơn, sức mạnh tính toán đủ để đa nhiệm nhiều tác vụ thay vì chỉ liên lạc.
Cục gạch cồng kềnh ngày nào, giờ đã tiến hóa thành chiếc iPhone trong tay bạn. Bây giờ, ai cũng đang có cho mình 1 chiếc điện thoại, 1 vật dụng thiết yếu của đời sống văn minh.

50 năm trước, cuộc gọi di động thay đổi lịch sử loài người được thực hiện bằng “cục gạch”
Cha đẻ của điện thoại di động
Nói với CNN, Cooper đã 94 tuổi cho biết ông không ngạc nhiên khi nó phổ biến tới mức ai cũng có. “Chúng tôi từng nói với nhau rằng, sẽ đến 1 ngày mà bạn sinh ra đã gắn liền với 1 số điện thoại. Bạn không trả lời cuộc gọi chỉ trừ khi bạn không còn sống nữa”.

Chạy đua ra mắt điện thoại di động

Vài tháng trước khi cuộc gọi định mệnh ấy được thực hiện, Motorola và Bell Labs của AT&T đang chạy đua với nhau để tung ra sản phẩm điện thoại di động đầu tiên. “Hồi ấy, họ là công ty viễn thông khổng lồ lớn nhất quả đất, còn chúng tôi chỉ là 1 công ty bé con ở Chicago. Bọn họ dĩ nhiên chẳng xem chúng tôi có chút kí lô nào” - Cooper hồi tưởng.
Theo lời Cooper, Joel khi ấy thậm chí còn chẳng để tâm tới cuộc gọi vừa nhận. Ông có lẽ cũng đã quên luôn nó.
Song, quá trình thương mại và cấp phép để sản xuất điện thoại di động phức tạp hơn ông tưởng. Phải mất tới 1 thập kỷ, cục gạch DynaTAC mới được bán ra thị trường với cái giá cực đắt, 3.900 USD. Ông tổ của iPhone nặng tới hơn 1,13 kg và dài hơn 30 cm.
Ngày nay, smartphone chúng ta thường nặng trên dưới 200 gram và dài hơn 16 cm. Giá tiền cũng chỉ bằng 1 phần nhỏ, bỏ ra khoảng 300 USD là bạn đã có 1 chiếc điện thoại Android khá tốt. Những máy flagship tiên tiến nhất thì cũng chỉ cần tới 1.500 USD để sở hữu.

50 năm trước, cuộc gọi di động thay đổi lịch sử loài người được thực hiện bằng “cục gạch”
"Cục gạch" nặng hơn 1 kg đã thay đổi lịch sử nhân loại

Một phần của đời sống hiện đại

Sau nhiều cải tiến, điện thoại trở nên di động hơn, dễ tiếp cận hơn. Khoảng 1990 đến 2000 là thời kì bùng nổ của điện thoại di động. Mọi người bắt đầu sắm chúng để liên lạc với bạn bè và người thân nhanh chóng hơn. Và bây giờ, smartphone giúp chúng ta chụp ảnh, chia sẻ lên mạng xã hội, nghe nhạc, quay video, chơi game,...
Cha đẻ điện thoại di động tin rằng sản phẩm của họ đã thay đổi nhân loại 1 cách tích cực. Từng sử dụng sản phẩm Samsung, ông nay đã chuyển sang iPhone và đánh giá cao cách mà Apple Watch theo dõi hoạt động bơi lội của mình, rồi nạp các thông tin đó lên ứng dụng ở iPhone. Những cải tiến của điện thoại di động ngày càng nhiều và phục vụ đắ lực cho đời sống chúng ta.
“Tôi là 1 người sống tích cực. Vẫn biết là có 1 số điểm trừ đối với điện thoại di động. Như là những người qua đường mà cứ cúi gằm mặt vào nó, hoặc những người nghiện smartphone nặng không rời ra được. Nhưng, chung quy lại thì chúng đã thay đổi nhân loại theo hướng tích cực hơn. Tôi tin điều đó sẽ còn tiếp tục trong tương lai”.


>>> 30 thành tựu đột phá của huyền thoại Toshiba.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top