6 bí mật thú vị mà những quả trứng cổ đại nói cho ta biết (Phần kết)

nhhgiap

Pearl
Lần trước chúng ta đã đến với 2 phát hiện lớn được tiết lộ thông qua những quả trứng cổ đại, lần này chuyến xe thám hiểm sẽ đưa các bạn đến với 4 khám phá có liên hệ mật thiết với xã hội hiện đại.

3. Có thể loài chim hiện đại có tổ tiên là khủng long

Hóa thạch khủng long oviraptor đầu tiên được phát hiện ở Mông Cổ nằm gần một tổ trứng được cho là của đối thủ. Tại thời điểm phát hiện, khoa học đặt giả thuyết con oviraptor đang cố gắng ăn trộm trứng từ chiếc tổ đó. Tuy nhiên, đến năm 1990, một phân tích mới chỉ ra rằng số trứng đó là của chính con oviraptor.
6 bí mật thú vị mà những quả trứng cổ đại nói cho ta biết (Phần kết)
Hóa thạch trứng của oviraptor cho thấy nhiều đặc điểm giống loài chim hiện đại
Có ít nhất 7 trong số 24 quả trứng còn giữ được xương của một phần phôi bên trong. Đây là lần đầu tiên một hóa thạch có mức độ chi tiết như vậy. Những phôi thai này đã ở giai đoạn phát triển muộn, và cách sắp xếp trứng trong tổ cho thấy loài này có cách ấp trứng giống chim hiện đại.
Trong chiếc tổ rộng 2 mét, những quả trứng được sắp xếp rất chính xác, xếp thành từng vòng, để tối ưu khả năng ấp thành công và cũng đảm bảo bố mẹ khi ấp không làm vỡ trứng. Lưu ý rằng oviraptor nặng gần 1.500 kg, trứng của nó dài nửa mét.
Nghiên cứu trên ngoài việc tìm ra bố mẹ của 24 quả trứng còn cho thấy loài chim hiện tại có nhiều đặc điểm giống với loài chim khủng long.
Ngoài ra, các lỗ trên bề mặt trứng tạo điều kiện cho sự khuếch tán của nước, oxy và carbon dioxide, thậm chí hướng của đầu trứng, mật độ và số lượng lỗ trên trứng cho biết chúng được đẻ trong tổ hở hay dưới đất. Điều này làm rõ hành vi làm tổ của khủng long cổ đại.

4. Vòng cổ từ trứng đà điểu khắp châu Phi

Vỏ trứng đà điểu được tìm thấy ở các điểm khai quật khảo cổ học trên khắp châu Phi. Con người ban đầu đã sử dụng những quả trứng lớn làm chai nước. Trong hàng chục nghìn năm tiếp theo, con người cổ đại biến những gì còn sót lại thành trang sức, một số vẫn còn được chế tạo ngày nay.
6 bí mật thú vị mà những quả trứng cổ đại nói cho ta biết (Phần kết)
Những hạt trang sức được tìm thấy trên khắp châu Phi - bao gồm cả những khu vực mà đà điểu chưa từng sinh sống. Phát hiện này đặt ra câu hỏi làm sao chúng đến được đó từ thời cổ đại. Câu trả lời nằm trong địa hóa của trứng.
Các nhà nghiên cứu kiểm tra đặc điểm của đồng vị hoặc biến thể nguyên tố stronti trong các hạt, chúng khác nhau tùy thuộc vào nơi đà điểu dừng chân để ăn trước khi đẻ trứng.
Những loại đá già bao gồm đá hoa cương có nhiều stronti hơn các loại đá trẻ như đá bazan, điều này cho biết thảm thực vật nào đang phát triển xung quanh đà điểu đầu mào khi chúng tìm kiếm thức ăn.
Dựa vào đó, họ có thể kết luận chúng đã di chuyển một chặng đường dài.

5. Hiểu về sự tuyệt chủng

Trứng là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của chúng ta ngày nay - điều đó cũng đúng vào thời kỳ đồ đá.
Thực tế, sự háu ăn trứng chim của người Úc cổ đại có thể là nguyên nhân khiến loài chim Genyornis cao 2 mét không biết bay đã tuyệt chủng 47.000 năm trước.
Vết cháy trên các mảnh vỏ trứng của loài chim khổng lồ được tìm thấy tại khoảng 200 địa điểm trên khắp nước Úc, được tạo ra khi con người vứt vỏ trứng ăn xong xung quanh lửa trại. Dấu hiệu hóa học của đồng vị nitơ và cacbon trong vỏ trứng hóa thạch cho thấy sự thay đổi của thảm thực vật và điều kiện thời tiết, đây có thể là nguyên nhân gây tuyệt chủng loài theo thời gian.
Tuy nhiên, một nghiên cứu về vỏ trứng loài đà điểu emu được tìm thấy trên khắp nước Úc trong khoảng thời gian 100.000 năm trước không tìm thấy dấu vết của thay đổi thời tiết tác động lên vỏ trứng. Điều này có nghĩa con người chính là tác nhân chính gây tuyệt chủng Genyornis.

6. Biến đổi khí hậu

Hóa thạch vỏ trứng chim cánh cụt, đà điểu và đà điểu emu đã tiết lộ cuộc khủng hoảng khí hậu đang thay đổi thế giới tự nhiên ngày nay như thế nào.
Khi so sánh hóa thạch trứng từ thời đại Victoria với trứng hiện đại do Bảo tàng Field cùng nhiều tổ chức khác lưu giữ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một số loài chim ở khu vực Chicago làm tổ và đẻ trứng sớm hơn gần một tháng so với cách đây một thế kỷ.
Theo báo cáo nghiên cứu, trong số 72 loài được ghi nhận, một phần ba làm tổ sớm hơn, chúng cũng đẻ trứng sớm hơn trung bình khoảng 25 ngày. Xu hướng này cũng xuất hiện trên loài côn trùng và cây cối, cho thấy rằng biến đổi khí hậu đã và đang làm thay đổi hệ sinh thái.
Nguồn: CNN

>>6 bí mật thú vị mà những quả trứng cổ đại nói cho ta biết (Phần 1)

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top