7 dấu hiệu cho thấy 1 tựa game có thể gây thất vọng

Đôi khi, bạn thấy một tựa game dường như đã “trúng đài của mình” và vội vàng đặt trước. Đến ngày phát hành, bạn chơi game trong vài phút hoặc vài giờ và nhận ra đó là một sự thất vọng.
7 dấu hiệu cho thấy 1 tựa game có thể gây thất vọng
Việc nhận được tiền hoàn lại cho game có thể là một cơn ác mộng. Hầu hết các cửa hàng kỹ thuật số sẽ không hoàn lại tiền nếu bạn đã tải về hoặc chơi game game trong vài giờ. Và nhiều đơn vị bán lẻ lớn sẽ không hoàn toàn tiền cho phiên bản đĩa vật lý trừ khi nó bị hư hỏng.
Nhưng bạn có thể tự cứu mình bằng cách nhận ra 7 dấu hiện cho thấy một tựa game cho thể khiến bạn thât vọng.

1. Đoạn giới thiệu “gameplay” không có gameplay​

Đã bao giờ bạn xem thứ gì đó mà nhà phát triển gọi là “Gameplay Trailer" và tự hỏi bản thân sau khi xem xong rằng: “Gameplay ở đâu?” Nếu nhà phát triển đang cố gắng đánh lạc hướng bạn bằng các kỹ xảo điện ảnh hào nhoáng, hoặc những hình ảnh tiền kết xuất, mà không cho thấy gameplay thực tế, thì nhiều khả năng, game đang không ở trạng thái tốt.
Họ chỉ hướng đến việc quảng cáo sai sự thật nhằm khiến bạn đặt mua trước game, bằng cách khiến bạn kì vọng lớn về sản phẩm cuối cùng. Mặc dù game có thể trở nên hay hơn, nhưng nếu một đoạn giới thiệu điện ảnh là tất cả những gì bạn phải trải qua trong nhiều tháng liên tục, thì đó là một dấu hiệu cảnh báo.

2. Cơ chế Pay-to-Win (trả tiền để thắng)​

7 dấu hiệu cho thấy 1 tựa game có thể gây thất vọng
Nếu một nhà phát triển thông báo họ đã tích hợp 1 hình thức giao dịch vi mô, sẽ mang lại cho bạn một số lợi thế trong game, thậm chí so với những người khác, thì đó là một game trả tiền để giành chiến tháng. Thậm chí, họ có thể biện minh cho sự tồn tại đó bằng cách nói rằng chúng nhằm tiết kiệm thời gian nghiền ngẫm của người chơi và việc mua chúng hoàn toàn là một tùy chọn.
Tuy nhiên, cơ chế trả tiền để tháng (pay-to-win) là một dấu hiệu cảnh báo bởi các nhà phát triển sẽ tập trung thiết kế trò chơi xung quanh những người sẵn sàng trả tiền.
Chẳng hạn, nếu họ muốn mua những khẩu súng tốt hơn bằng tiền trong thế giới thực, họ có thể lấp đầy tựa game với những tình huống “bullet sponge”, khiến game mất căng bằng. Bạn sẽ mất hàng tá băng đạn để hạ gục kẻ thù bằng cây súng đã mở khóa thông qua gameplay thông thường. Điều đó buộc bạn phải truy cập vào kho cửa hàng trong game và chi trả một khoản tiền mặt hòng có được vũ khí mạnh mẽ hơn.
Điều này cũng xảy ra với những tựa game nhiều người chơi, vốn là nơi mà những người chơi có đủ khả năng mua vũ khí và áo giáp tốt hơn để có thể trở nên bất khả năng phạm, trừ khi bạn mua các thứ tương tự để chiến đấu với họ. Trong trường hợp này, cơ chế pay-to-win có thể làm trò chơi mất cân bằng nghiêm trọng, dẫn đến sự thất vọng cực kỳ lớn nếu bạn không thể bỏ thêm tiền vào đó, dù đã mua game với mức giá đầy đủ.

3. Phiên bản beta gặp quá nhiều lỗi khi thời gian ra mắt cận kề​

7 dấu hiệu cho thấy 1 tựa game có thể gây thất vọng
Khi một nhà phát triển game phát hành bản beta cho công chúng, họ muốn bạn kiểm tra nó và chỉ ra bất kỳ lỗi hoặc vấn đề nào mà bạn có thể tìm thấy. Những bản beta chắc chắc sẽ có nhiều lỗi, và bạn không thể bắt lỗi chúng bởi bạn sẽ luôn kỳ vọng rằng các nhà phát triển sẽ khắc phục mọi sai sót trước khi phát hành cuối cùng.
Nếu đã chơi một bản beta đầy lỗi và không có đủ thời gian để các nhà phát triển sửa hầu hết chúng trước thềm ra mắt trong thời gian cận kề, thì trạng thái hiện tại của game có thể là những gì bạn nhận được.

4. Bạn vẫn thấy gameplay theo kịch bản gần đến ngày phát hành​

Các công ty game nên quản lý những bản demo trực tiếp của họ để tránh rủi ro trong quá trình phát triển ban đầu. Tại thời điểm này, người chơi chỉ muốn xem những điều thú vị mà không gặp trục trặc hoặc sự cố nào làm hỏng bản trình diễn này. Nhưng khi thời gian phát hành của game đến gần hơn, những tiết lộ từ gameplay theo kịch bản này có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng nhà phát triển không muốn bạn nhìn thấy thứ gì đó.
Bạn không bao giờ biết những kịch bản gameplay được dàn dựng này có thể ẩn chứa điều gì. Đó có thể là các lỗi phá vỡ game, tốc độ khung hình chậm chạp, cửa sổ bật lên phá vỡ ảo ảnh, nhân vật ngẫu nhiên sai thế đứng, độ họa bị hạ cấp, hoạt ảnh khuôn mặt kỳ lạ,… Nếu các nhà phát triển không đủ tự tin để cho bạn thấy gameplay tự do, bạn không nên tự tin đặt mua trước.

5. Game phải đối mặt với nhiều sự chậm trễ​

7 dấu hiệu cho thấy 1 tựa game có thể gây thất vọng
Sự chậm trễ không phải lúc nào cũng là một điều xấu, bởi nó có thể báo hiệu rằng các nhà phát triển đã nhận thấy có điều gì đó không ổn và cần thêm thời gian để sửa chữa. Đây là điều đã diễn ra với những tựa game như The Legend of Zelda: Breath of the Wild, Gran Turismo 5 và Halo Infinite. Tuy nhiên, nếu tựa game tiếp tục vấp phải vô số lần trì hoãn, chẳng hạn như Duke Nukem Forever, Anthem và Cyberpunk 2077, thì một điều gì đó tồi tệ có thể xảy ra.
Cùng với nhiều sự trì hoãn, bạn cũng nên tìm kiếm các dấu hiệu của 1 chu kỳ phát triển khó khăn. Chúng bao gồm các thay đổi của nhà phát triển vào phút cuối, những thành viên chủ chốt của nhóm phát triển rời đi, thiếu tầm nhìn rõ ràng và nhân viên game làm việc ngoài giờ trong khi được trả lương thấp hơn hoặc không trả lương.

6. Những đánh giá cập bến vào phút cuối​

Các bài đánh giá thường được phát hành một vài ngày trước khi phát hành, cho phép người chơi cân nhắc có nên đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt hay không. Đối với nhiều bản phát hành game lớn, các reviewer thường nhận được một bản sao chép đánh giá vài tuần trước khi ra mắt, thế nên, họ có đủ thời gian để chơi game và xuất bản những bài đánh giá đó. Nhưng khi một nhà xuất bản game đưa ra bản sao chép đánh giá vào phút cuối hoặc hoàn toàn không cung cấp bản đánh giá, thì có điều gì không ổn đã xảy ra.
Các nhà xuất bản thường giữ lại bản sao đánh giá hoặc đặt lệnh cấm đánh giá cho đến phút cuối, bởi họ biết sẽ có một loạt bài đánh giá tiêu cực hoặc tầm thường. Họ muốn có càng nhiều doanh số bán hàng càng tốt trước khi sự đồng thuận quan trọng khiến người mua tiềm năng né xa. Nếu họ cực kỳ may mắn, bạn và nhiều người khác thậm chí có thể đã chơi game đủ lâu để họ từ chối yêu cầu hoàn tiền.

7. Tập trung quá nhiều vào đồ họa thay vì gameplay​


Dù cuộc tranh luận về đồ họa và gameplay sẽ không bao giờ kết thúc, nhưng hầu hết người chơi sẽ thích một tựa game không phải là một kiệt tác hình ảnh nhưng chơi cực tốt. Đồ họa tuyệt đẹp tạo ra trải nghiệm game nhập vai, nhưng chúng dường như không phải là điều quan trọng nhất. Và khi các nhà phát triển tập trung quá nhiều vào việc tạo ra 1 tựa game đẹp mắt thay vì làm phong phú trải nghiệm tương tác, họ thường kết thúc với một tựa game thiếu thẩm mĩ với gameplay đáng quên.
Nếu thích gameplay hơn là đồ họa và nhận thấy rằng các nhà phát triển đang thổi phồng đồ họa quá nhiều chứ không phải nhiều thứ khác, hãy đưa ra quyết định một cách thận trọng. Một dấu hiệu cảnh báo lớn là khi họ phát hành một quảng cáo hoặc đoạn giới thiệu đầy những trích dẫn từ những ấn phẩm lớn, với những tuyên bố đại loại như “Trông thật khó tin” hoặc “đồ họa thật tuyệt vời”. Ừ thì đồ họa đẹp đấy, nhưng lối chơi của nó sẽ tốt như thế nào?

Chú ý các dấu hiệu cho thấy một tựa game có thể gây thất vọng​

Nhận thấy 1 hoặc 2 trong số những dấu hiệu này không đồng nghĩa đó là 1 tựa game khiến bạn thất vọng, vì đã có một số ngoại lệ. Nhưng ít nhất, chúng cũng cho bạn cân nhắc thật kỹ lưỡng, bởi mỗi chúng đều làm tăng khả năng thất vọng của những bản phát hành cuối cùng. Nếu có thể, hãy chờ xem các nhà phê bình chuyên nghiệp và người dùng nói gì về tựa game đó trước khi quyết định mua nó.
Nguồn: How To Geek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top