cpsmartyboy
Pearl
Theo báo cáo hàng năm của Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus, bảy năm qua là thời kỳ ấm nhất được ghi nhận với "biên độ nhiệt rõ ràng" và lượng phát thải khí nhà kính liên tục tăng đáng kể.
Mặc dù trong vòng bảy năm qua, năm 2021 được xếp vào hạng mát nhất cùng với năm 2015 và 2018 nhưng châu Âu vẫn phải đối mặt với mùa hè nóng nhất kỷ lục, gần với mùa hè cực kỳ ấm áp vào năm 2010 và 2018.
Trên toàn cầu, năm 2021 là năm nóng thứ năm được ghi nhận với nhiệt độ trung bình hàng năm cao hơn 0,3°C so với nhiệt độ trung bình được ghi nhận trong giai đoạn 1991–2020 và 1,1–1,2°C, cao hơn mức tiền công nghiệp 1850–1900.
Sự thay đổi về mức nhiệt độ theo chiều hướng tăng cao trong năm 2021 so với thời kỳ 1991-2000
Trong cả năm 2021, Châu Âu chỉ cao hơn 0,1°C so với mức trung bình 1991–2020, do đó xếp hạng ngoài mười năm ấm nhất. Tuy nhiên, mùa hè trên lục địa này là mùa hè ấm nhất được ghi nhận, trong đó khu vực Sicily ở Ý đã phá kỷ lục về mức nhiệt độ tối đa ở Châu Âu lên tới 48,8°C.
Ngoài ra Châu Âu đã phải vật lộn với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như lượng mưa rất lớn ở Tây Trung Âu vào tháng Bảy dẫn đến lũ lụt lớn ở Đức, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan.
Biểu đồ nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu hàng năm trong giai đoạn từ những năm 1970 đến năm 2020
Ở Bắc Mỹ, một số khu vực đã trải qua sự bất thường về nhiệt độ lớn, ví dụ như Đông Bắc Canada có nhiệt độ trung bình hàng tháng cao bất thường. Mỹ cũng phải đối mặt với một đợt nắng nóng bất thường vào tháng 6 và cháy rừng lớn trong tháng 7 và tháng 8.
Trận cháy rừng lớn thứ hai lịch sử California đã gây tàn phá trên diện rộng, làm giảm đáng kể chất lượng không khí xung quanh đó. Do những sự kiện như vậy, Bắc Mỹ đã ghi nhận lượng phát thải khí thải carbon cao nhất (83 megaton) và các khí thải gây cháy khác so với bất kỳ mùa hè nào từng được ghi nhận.
Carlo Buontempo, giám đốc dịch vụ biến đổi khí hậu Copernicus cho biết: “Năm 2021 lại là một năm nhiệt độ khắc nghiệt nữa với mùa hè nóng nhất ở châu Âu, các đợt nắng nóng ở Địa Trung Hải, chưa kể nhiệt độ cao chưa từng có ở Bắc Mỹ. Bảy năm qua là bảy năm ấm nhất từng được ghi nhận. Những sự kiện này là một lời nhắc nhở rõ ràng về sự cần thiết phải thay đổi cách thức chống biến đổi khí hậu của chúng ta, các bước đi quyết định và hiệu quả để hướng tới một xã hội bền vững và giảm lượng khí thải carbon ròng”.
Mauro Facchini, Trưởng phòng quan sát Trái đất thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Không gian của Ủy ban Châu Âu nhận xét: “Cam kết của Châu Âu trong việc đáp ứng thỏa thuận Paris chỉ có thể đạt được thông qua phân tích hiệu quả thông tin khí hậu. Dịch vụ biến đổi khí hậu Copernicus cung cấp một nguồn lực toàn cầu thiết yếu thông qua hoạt động, thông tin chất lượng cao về tình trạng khí hậu của chúng ta và là công cụ cho cả các chính sách giảm nhẹ và thích ứng với khí hậu”.
Ông kết luận: “Phân tích năm 2021 cho thấy, những năm ấm nhất cho đến nay được ghi nhận trong bảy năm qua. Đó là lời nhắc nhở về sự gia tăng liên tục của nhiệt độ toàn cầu, cần thiết phải hành động ngay lập tức”.
Nguồn: Earth
Trên toàn cầu, năm 2021 là năm nóng thứ năm được ghi nhận với nhiệt độ trung bình hàng năm cao hơn 0,3°C so với nhiệt độ trung bình được ghi nhận trong giai đoạn 1991–2020 và 1,1–1,2°C, cao hơn mức tiền công nghiệp 1850–1900.
Trong cả năm 2021, Châu Âu chỉ cao hơn 0,1°C so với mức trung bình 1991–2020, do đó xếp hạng ngoài mười năm ấm nhất. Tuy nhiên, mùa hè trên lục địa này là mùa hè ấm nhất được ghi nhận, trong đó khu vực Sicily ở Ý đã phá kỷ lục về mức nhiệt độ tối đa ở Châu Âu lên tới 48,8°C.
Ngoài ra Châu Âu đã phải vật lộn với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như lượng mưa rất lớn ở Tây Trung Âu vào tháng Bảy dẫn đến lũ lụt lớn ở Đức, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan.
Ở Bắc Mỹ, một số khu vực đã trải qua sự bất thường về nhiệt độ lớn, ví dụ như Đông Bắc Canada có nhiệt độ trung bình hàng tháng cao bất thường. Mỹ cũng phải đối mặt với một đợt nắng nóng bất thường vào tháng 6 và cháy rừng lớn trong tháng 7 và tháng 8.
Trận cháy rừng lớn thứ hai lịch sử California đã gây tàn phá trên diện rộng, làm giảm đáng kể chất lượng không khí xung quanh đó. Do những sự kiện như vậy, Bắc Mỹ đã ghi nhận lượng phát thải khí thải carbon cao nhất (83 megaton) và các khí thải gây cháy khác so với bất kỳ mùa hè nào từng được ghi nhận.
Mauro Facchini, Trưởng phòng quan sát Trái đất thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Không gian của Ủy ban Châu Âu nhận xét: “Cam kết của Châu Âu trong việc đáp ứng thỏa thuận Paris chỉ có thể đạt được thông qua phân tích hiệu quả thông tin khí hậu. Dịch vụ biến đổi khí hậu Copernicus cung cấp một nguồn lực toàn cầu thiết yếu thông qua hoạt động, thông tin chất lượng cao về tình trạng khí hậu của chúng ta và là công cụ cho cả các chính sách giảm nhẹ và thích ứng với khí hậu”.
Ông kết luận: “Phân tích năm 2021 cho thấy, những năm ấm nhất cho đến nay được ghi nhận trong bảy năm qua. Đó là lời nhắc nhở về sự gia tăng liên tục của nhiệt độ toàn cầu, cần thiết phải hành động ngay lập tức”.
Nguồn: Earth