Zebra Technologies Corporation vừa công bố kết quả nghiên cứu mới về tầm nhìn trong ngành y tế trong báo cáo toàn cầu “Bệnh viện được kết nối nhiều hơn và thông minh hơn”, ghi nhận nhu cầu đầu tư để tự động quy trình làm việc và quản lý bệnh viện.
Báo cáo toàn cầu “Bệnh viện kết nối nhiều hơn và thông minh hơn” của Zebra được tiến hành thông qua cuộc khảo sát trực tuyến hơn 500 nhà lãnh đạo bệnh viện cấp cao phụ trách các lĩnh vực lâm sàng, CNTT và mua sắm. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu về vai trò của công nghệ trong các bệnh viện khám chữa bệnh cấp tính. Dữ liệu được thu thập và phân tích bởi công ty nghiên cứu bên thứ ba, Azure Knowledge Corporation, khảo sát các đối tượng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, châu Âu, châu Mỹ Latinh và Bắc Mỹ.
Theo báo cáo, 89% các lãnh đạo bệnh viện và 83% các bác sĩ được khảo sát cho rằng cần có thông tin theo thời gian thực để chăm sóc tối ưu bệnh nhân và các bệnh viện đang đầu tư ngày càng nhiều vào các công cụ đảm bảo tính di động trong bệnh viện, hệ thống định vị thời gian thực (RTLS) và các giải pháp quy trình làm việc thông minh để hỗ trợ các quy trình công việc được kết nối nhiều hơn và thông minh hơn. Tuy nhiên, hơn 2/3 (67%) các lãnh đạo bệnh viện cho rằng tổ chức của mình chưa đầu tư đủ để nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên và vẫn còn nhiều việc phải làm trong tương lai.
Nhu cầu tự động hóa quy trình làm việc thông minh
Theo báo cáo, khoảng 2/3 lãnh đạo bệnh viện xác nhận rằng các bác sĩ và điều dưỡng viên bị quá sức trong các ca làm việc và mất quá nhiều thời gian để tìm thiết bị và vật tư y tế. Hơn 50% lãnh đạo bệnh viện nói rằng nhân viên hành chính của họ cũng bị quá tải và không thể hoàn thành nhiệm vụ trong ca làm việc. Khi sự an toàn và sức khỏe của người dân được coi là ưu tiên hàng đầu, các lãnh đạo bệnh viện đang chuyển sang giải pháp công nghệ để giúp các bác sỹ giảm mệt mỏi, giảm thiểu sai sót gây ra bởi các quy trình thủ công và giải pháp tạm thời, đồng thời tập trung thời gian cho chăm sóc bệnh nhân.
Khoảng 80% các lãnh đạo bệnh viện có kế hoạch tự động hóa quy trình làm việc trong năm tới để cải thiện khả năng quản lý chuỗi cung ứng, giúp dễ dàng định vị các công cụ trang thiết bị vật tư y tế thiết yếu, bố trí sử dụng hiệu quả hơn các phòng cấp cứu và phòng mổ, cũng như sắp xếp hợp lý thời biểu của nhân viên.
Khoảng 3/4 các lãnh đạo đang có kế hoạch sử dụng các công nghệ định vị như công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) để theo dõi thiết bị và bệnh phẩm tốt hơn, đồng thời cải thiện việc di chuyển bệnh nhân và an ninh. Họ cũng bắt đầu sử dụng các giải pháp định vị để tạo ra quy trình làm việc năng động hơn và nâng cao hiệu suất, mức độ an toàn và tuân thủ của nhân viên.
Nhiều lãnh đạo tham gia khảo sát cho biết họ sẽ tích hợp các giải pháp tương lai như cảm biến IoT, phân tích dự báo và trí tuệ nhân tạo (AI) để cải thiện hoạt động chăm sóc bệnh nhân nội trú và ngoại trú, cũng như tạo điều kiện cho các bác sĩ khám bệnh và trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp từ xa.
Các giải pháp di động chuyên biệt nâng cao khả năng quản lý
Cũng theo kết quả báo cáo, 84% người tham gia khảo sát tin rằng chất lượng chăm sóc bệnh nhân sẽ được cải thiện nếu các y tá, bác sĩ và nhân viên y tế phi lâm sàng có thể tiếp cận các công cụ cộng tác và được sử dụng thiết bị di động của họ để truy cập các ứng dụng y tế.
Đây là một kết quả khá bất ngờ trong bối cảnh các công nghệ di động đã được sử dụng trong các quy trình làm việc lâm sàng và phi lâm sàng trong nhiều năm qua. Từ năm 2017, các y tá, bác sĩ và kỹ thuật viên phòng thí nghiệm đã sử dụng thiết bị di động trong công việc. Các thiết bị này cũng được nhân viên nhà thuốc và y tá trong phòng chăm sóc đặc biệt sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, ngay từ thời điểm đó, một số đơn vị điều trị bệnh cấp tính đã cho phép nhân viên sử dụng thiết bị cá nhân của họ để kết nối với hệ thống thông tin y tế và các ứng dụng quy trình làm việc.
Cách tiếp cận di động đang thay đổi. Hiện nay, gần một nửa (49%) các lãnh đạo bệnh viện tham gia khảo sát đang cấp thiết bị y tế của bệnh viện cho nhân viên vì ngày càng nhiều bác sĩ có nhu cầu sử dụng thiết bị chuyên dụng bền chắc, bệnh viện cần thêm năng lực quản lý thiết bị từ xa, đồng thời bảo mật dữ liệu đã trở thành ưu tiên hàng đầu. Các đơn vị áp dụng giải pháp khám chữa bệnh di động đã ghi nhận tác động tích cực đến chất lượng và chi phí chăm sóc bệnh nhân với 80% đối tượng tham gia khảo sát cho biết đã nhận được nhiều lợi ích từ ứng dụng công nghệ, chẳng hạn nâng cao độ chính xác của quy trình và giảm thiểu sai sót y tế.
Đầu tư vào công nghệ để chuyển đổi lực lượng lao động
Phần lớn lãnh đạo bệnh viện dự kiến sẽ triển khai thiết bị cho hầu hết các nhân viên trong 5 năm tới. Tuy nhiên, hiện nay họ đang ưu tiên cho các y tá làm việc trong các khoa cấp cứu, khu chăm sóc tích cực (ICU), phòng mổ cũng như nhân viên CNTT, quản lý chuỗi cung ứng/hàng tồn kho và vận chuyển bệnh nhân. Đây là một thay đổi nhỏ so với năm 2017, khi đó thiết bị được ưu tiên cấp cho các y tá giường bệnh và nhân viên quản lý cơ sở.
Ông Johnny Ong, trưởng bộ phận Healthcare Practice của Zebra Technologies Châu Á Thái Bình Dương, cho biết: “Giao tiếp trong nhóm đóng một vai trò quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân, giúp giảm thiểu rủi ro lây nhiễm và nâng cao tinh thần cho nhân viên. Trong những năm tới, thiết bị di động là công cụ quan trọng giúp bệnh viện quản lý tốt hơn các nguồn lực do nhu cầu ngày càng cao về tự động hóa việc điều phối các khu vực trong bệnh viện có lượng bệnh nhân lớn.”
Ngoài ra, các lãnh đạo bệnh viện cũng ưu tiên nhiều hơn việc theo dõi bệnh nhân và y tế từ xa để hỗ trợ cho hoạt động của nhân viên phòng cấp cứu và chăm sóc tích cực (ICU). Ngoài ra, trong một vài năm tới, các lãnh đạo có tư tưởng cấp tiến mong muốn bắt đầu quá trình chuyển đổi từ quy trình thủ công, thụ động sang các hệ thống có khả năng dự báo và đáp ứng nhanh hơn.
Do đó, phòng mua sắm và CNTT tại hầu hết các bệnh viện hiện đang nỗ lực trang bị cho tất cả nhân viên các giải pháp di động cho phép họ truy cập các công cụ định vị và truyền thông thông minh cũng như tận dụng tối đa các giải pháp tự động hóa để sắp xếp hợp lý quy trình công việc và cải thiện mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc. Trên thực tế, trong 2 năm tới, dự kiến số lượng bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia X quang và kỹ thuật viên phòng thí nghiệm được trang bị thiết bị sẽ ngang bằng số lượng bác sĩ lâm sàng cấp cứu và hồi sức cấp cứu có thiết bị.
Báo cáo toàn cầu “Bệnh viện kết nối nhiều hơn và thông minh hơn” của Zebra được tiến hành thông qua cuộc khảo sát trực tuyến hơn 500 nhà lãnh đạo bệnh viện cấp cao phụ trách các lĩnh vực lâm sàng, CNTT và mua sắm. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu về vai trò của công nghệ trong các bệnh viện khám chữa bệnh cấp tính. Dữ liệu được thu thập và phân tích bởi công ty nghiên cứu bên thứ ba, Azure Knowledge Corporation, khảo sát các đối tượng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, châu Âu, châu Mỹ Latinh và Bắc Mỹ.
Nhu cầu tự động hóa quy trình làm việc thông minh
Theo báo cáo, khoảng 2/3 lãnh đạo bệnh viện xác nhận rằng các bác sĩ và điều dưỡng viên bị quá sức trong các ca làm việc và mất quá nhiều thời gian để tìm thiết bị và vật tư y tế. Hơn 50% lãnh đạo bệnh viện nói rằng nhân viên hành chính của họ cũng bị quá tải và không thể hoàn thành nhiệm vụ trong ca làm việc. Khi sự an toàn và sức khỏe của người dân được coi là ưu tiên hàng đầu, các lãnh đạo bệnh viện đang chuyển sang giải pháp công nghệ để giúp các bác sỹ giảm mệt mỏi, giảm thiểu sai sót gây ra bởi các quy trình thủ công và giải pháp tạm thời, đồng thời tập trung thời gian cho chăm sóc bệnh nhân.
Khoảng 80% các lãnh đạo bệnh viện có kế hoạch tự động hóa quy trình làm việc trong năm tới để cải thiện khả năng quản lý chuỗi cung ứng, giúp dễ dàng định vị các công cụ trang thiết bị vật tư y tế thiết yếu, bố trí sử dụng hiệu quả hơn các phòng cấp cứu và phòng mổ, cũng như sắp xếp hợp lý thời biểu của nhân viên.
Khoảng 3/4 các lãnh đạo đang có kế hoạch sử dụng các công nghệ định vị như công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) để theo dõi thiết bị và bệnh phẩm tốt hơn, đồng thời cải thiện việc di chuyển bệnh nhân và an ninh. Họ cũng bắt đầu sử dụng các giải pháp định vị để tạo ra quy trình làm việc năng động hơn và nâng cao hiệu suất, mức độ an toàn và tuân thủ của nhân viên.
Nhiều lãnh đạo tham gia khảo sát cho biết họ sẽ tích hợp các giải pháp tương lai như cảm biến IoT, phân tích dự báo và trí tuệ nhân tạo (AI) để cải thiện hoạt động chăm sóc bệnh nhân nội trú và ngoại trú, cũng như tạo điều kiện cho các bác sĩ khám bệnh và trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp từ xa.
Các giải pháp di động chuyên biệt nâng cao khả năng quản lý
Cũng theo kết quả báo cáo, 84% người tham gia khảo sát tin rằng chất lượng chăm sóc bệnh nhân sẽ được cải thiện nếu các y tá, bác sĩ và nhân viên y tế phi lâm sàng có thể tiếp cận các công cụ cộng tác và được sử dụng thiết bị di động của họ để truy cập các ứng dụng y tế.
Đây là một kết quả khá bất ngờ trong bối cảnh các công nghệ di động đã được sử dụng trong các quy trình làm việc lâm sàng và phi lâm sàng trong nhiều năm qua. Từ năm 2017, các y tá, bác sĩ và kỹ thuật viên phòng thí nghiệm đã sử dụng thiết bị di động trong công việc. Các thiết bị này cũng được nhân viên nhà thuốc và y tá trong phòng chăm sóc đặc biệt sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, ngay từ thời điểm đó, một số đơn vị điều trị bệnh cấp tính đã cho phép nhân viên sử dụng thiết bị cá nhân của họ để kết nối với hệ thống thông tin y tế và các ứng dụng quy trình làm việc.
Cách tiếp cận di động đang thay đổi. Hiện nay, gần một nửa (49%) các lãnh đạo bệnh viện tham gia khảo sát đang cấp thiết bị y tế của bệnh viện cho nhân viên vì ngày càng nhiều bác sĩ có nhu cầu sử dụng thiết bị chuyên dụng bền chắc, bệnh viện cần thêm năng lực quản lý thiết bị từ xa, đồng thời bảo mật dữ liệu đã trở thành ưu tiên hàng đầu. Các đơn vị áp dụng giải pháp khám chữa bệnh di động đã ghi nhận tác động tích cực đến chất lượng và chi phí chăm sóc bệnh nhân với 80% đối tượng tham gia khảo sát cho biết đã nhận được nhiều lợi ích từ ứng dụng công nghệ, chẳng hạn nâng cao độ chính xác của quy trình và giảm thiểu sai sót y tế.
Đầu tư vào công nghệ để chuyển đổi lực lượng lao động
Phần lớn lãnh đạo bệnh viện dự kiến sẽ triển khai thiết bị cho hầu hết các nhân viên trong 5 năm tới. Tuy nhiên, hiện nay họ đang ưu tiên cho các y tá làm việc trong các khoa cấp cứu, khu chăm sóc tích cực (ICU), phòng mổ cũng như nhân viên CNTT, quản lý chuỗi cung ứng/hàng tồn kho và vận chuyển bệnh nhân. Đây là một thay đổi nhỏ so với năm 2017, khi đó thiết bị được ưu tiên cấp cho các y tá giường bệnh và nhân viên quản lý cơ sở.
Ông Johnny Ong, trưởng bộ phận Healthcare Practice của Zebra Technologies Châu Á Thái Bình Dương, cho biết: “Giao tiếp trong nhóm đóng một vai trò quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân, giúp giảm thiểu rủi ro lây nhiễm và nâng cao tinh thần cho nhân viên. Trong những năm tới, thiết bị di động là công cụ quan trọng giúp bệnh viện quản lý tốt hơn các nguồn lực do nhu cầu ngày càng cao về tự động hóa việc điều phối các khu vực trong bệnh viện có lượng bệnh nhân lớn.”
Ngoài ra, các lãnh đạo bệnh viện cũng ưu tiên nhiều hơn việc theo dõi bệnh nhân và y tế từ xa để hỗ trợ cho hoạt động của nhân viên phòng cấp cứu và chăm sóc tích cực (ICU). Ngoài ra, trong một vài năm tới, các lãnh đạo có tư tưởng cấp tiến mong muốn bắt đầu quá trình chuyển đổi từ quy trình thủ công, thụ động sang các hệ thống có khả năng dự báo và đáp ứng nhanh hơn.
Do đó, phòng mua sắm và CNTT tại hầu hết các bệnh viện hiện đang nỗ lực trang bị cho tất cả nhân viên các giải pháp di động cho phép họ truy cập các công cụ định vị và truyền thông thông minh cũng như tận dụng tối đa các giải pháp tự động hóa để sắp xếp hợp lý quy trình công việc và cải thiện mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc. Trên thực tế, trong 2 năm tới, dự kiến số lượng bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia X quang và kỹ thuật viên phòng thí nghiệm được trang bị thiết bị sẽ ngang bằng số lượng bác sĩ lâm sàng cấp cứu và hồi sức cấp cứu có thiết bị.