Nếu tủ lạnh có dấu hiệu bốc mùi, nguyên nhân có thể xuất phát từ một số loại thức ăn dưới đây.
Bạn mở cửa tủ lạnh và một mùi khó chịu xộc thẳng vào mũi. "Mùi hương" kinh khủng này là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc phải dọn dẹp tủ lạnh và dành chỗ cho một số món đồ ăn lành mạnh khác rồi đấy.
Bạn sẽ muốn vứt bỏ những thứ nước sốt và nguyên liệu vốn chỉ dùng một lần cho một công thức nấu ăn lạ lẫm nào đó. Hoặc những quả trứng mà ngày đóng gói từ tận…tháng trước nhưng trông vẫn ổn (sẽ có hướng dẫn kiểm tra trứng trong phần dưới của bài viết). Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra xem sữa liệu có còn mùi giống…sữa hay đã lên men thành một thứ gì đó khác.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một vài mẹo để biết đã đến lúc quẳng bớt một số món đồ ăn và gia vị chưa - tất cả nhằm bảo vệ sức khoẻ cho bạn, đồng thời giúp tủ lạnh nhà bạn có thêm không gian trống cho những thứ khác.
Nên nhớ rằng, một số thức ăn thoạt nhìn trông có vẻ ổn, nhưng vi khuẩn phát triển bên trong có thể gây ra nhiều bệnh qua đường ăn uống và khiến cả căn bếp bốc mùi khó chịu.
Đừng để đồ ăn thừa quá lâu
Nếu bạn để đồ ăn thừa trong tủ lạnh trong hơn 4 ngày, đã đến lúc vứt chúng đi. Sau 4 ngày, nguy cơ vi khuẩn độc hại sinh sôi sẽ tăng lên nhiều lần. Hiển nhiên, chẳng ai muốn bị ngộ độc thức ăn từ những thứ mà lẽ ra nên vứt đi ngay từ đầu.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa trữ đồ ăn thừa lâu đến vậy, và chúng đã được bọc kín cẩn thận, với số lượng không nhiều, như một bát súp nhỏ chẳng hạn, thì bạn hoàn toàn có thể an tâm để dành chúng cho bữa ăn tiếp theo - chỉ cần đừng để quá lâu.
Vứt bỏ bất kỳ thứ gì lên mốc
Đây là điều bắt buộc - nếu bất kỳ thứ gì trong tủ lạnh bắt đầu sinh nấm mốc, bạn cần loại bỏ nó ngay, dù là phô mai hay trái cây đi chăng nữa. Có một vài ngoại lệ: ví dụ, nếu trong một hộp dâu chỉ có một vài quả lên mốc, bạn vẫn có thể ăn số còn lại miễn là đã xem xét và rửa sạch chúng.
Ngoài ra, bạn có thể cắt bỏ những phần bị mốc trên miếng phô mai nếu cảm thấy quá phí phạm, nhưng hãy đảm bảo cắt đủ sâu để loại bỏ hoàn toàn nấm mốc. Lau sạch dao giữa mỗi lần cắt để không vô tình làm nấm mốc lan ra.
Vứt bỏ bất kỳ thứ gì bốc mùi ôi thiu
Nếu bạn trữ đồ ăn đã mở bì trong tủ lạnh, như thịt hoặc xúc xích đã nấu sẵn , bạn nên loại bỏ chúng sau 4 ngày. Muốn trữ lâu hơn một chút, bạn phải nấu chúng lại lần nữa, nhưng nếu để quá lâu, chúng vẫn sẽ bốc mùi ôi thiu, báo hiệu rằng bạn nên cân nhắc trước khi ăn!
Cẩn thận với đồ ăn có lớp màng nhớt
Không bao giờ ăn những thứ có lớp màng nhớt - ví dụ như thịt, rau cải và rau diếp, đặc biệt là rau đóng gói. Thịt đã chế biến sẵn cũng vậy. Lớp màng nhớt hình thành do vi khuẩn sinh sôi trên bề mặt thức ăn. Nếu bạn mở bao bì thức ăn và phát hiện thấy lớp màng nhớt này, hãy vứt bỏ nó ngay.
Kiểm tra trứng
Nếu trứng bạn đang trữ trong tủ lạnh có ngày bán từ hơn một tháng trước, có một cách dễ dàng để biết liệu chúng có còn ăn được không mà không cần phải đập ra.
Bạn cần một tô đầy nước và đặt lần lượt từng quả trứng vào tô. Nếu trứng chìm nghỉm và nằm ngang dưới đáy, nó vẫn còn rất tươi. Nếu nó chìm nghỉm nhưng đứng thẳng, bạn có thể ăn được, nhưng nên ăn sớm. Nếu nó nổi trong nước, bạn chỉ còn cách mua trứng mới thôi.
Vứt bỏ ngay những thứ này
- Thức ăn đóng hộp với nhiều vết lõm sâu trên bề mặt hộp: nếu bạn để ý thấy thức ăn đóng hộp có một vết lõm sâu, đặc biệt là ở thành hộp, hãy tránh xa chúng ra. Những vết lõm nhỏ trên viền kim loại ở đỉnh và đáy hộp có thể do quá trình vận chuyển hoặc lưu trữ không cẩn thận, nhưng những vết lõm sâu hơn là dấu hiệu cho thấy thức ăn bên trong có thể đã bị ảnh hưởng bởi chứng ngộ độc thịt, mà theo CDC Mỹ là một căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi một chất độc tấn công hệ thống thần kinh trên cơ thể.
- Khoai tây bốc mùi: nếu khoai tây ra mầm, bạn vẫn có thể ăn được. Nhưng nếu nó bốc mùi (không phải mùi đất như bình thường), bạn nên cẩn thận. Ngoài ra, hãy xem khoai tây có bị rỉ nước không, bởi nếu có, chúng đang bị thối ở trong.
- Bánh mì mốc: nếu bánh mì đã lên mốc, đừng cố gắng cứu nó. Ném nó vào sọt rác ngay và luôn!
MinhTT (Theo Cnet)
Bạn mở cửa tủ lạnh và một mùi khó chịu xộc thẳng vào mũi. "Mùi hương" kinh khủng này là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc phải dọn dẹp tủ lạnh và dành chỗ cho một số món đồ ăn lành mạnh khác rồi đấy.
Bạn sẽ muốn vứt bỏ những thứ nước sốt và nguyên liệu vốn chỉ dùng một lần cho một công thức nấu ăn lạ lẫm nào đó. Hoặc những quả trứng mà ngày đóng gói từ tận…tháng trước nhưng trông vẫn ổn (sẽ có hướng dẫn kiểm tra trứng trong phần dưới của bài viết). Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra xem sữa liệu có còn mùi giống…sữa hay đã lên men thành một thứ gì đó khác.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một vài mẹo để biết đã đến lúc quẳng bớt một số món đồ ăn và gia vị chưa - tất cả nhằm bảo vệ sức khoẻ cho bạn, đồng thời giúp tủ lạnh nhà bạn có thêm không gian trống cho những thứ khác.
Nên nhớ rằng, một số thức ăn thoạt nhìn trông có vẻ ổn, nhưng vi khuẩn phát triển bên trong có thể gây ra nhiều bệnh qua đường ăn uống và khiến cả căn bếp bốc mùi khó chịu.
Đừng để đồ ăn thừa quá lâu
Nếu bạn để đồ ăn thừa trong tủ lạnh trong hơn 4 ngày, đã đến lúc vứt chúng đi. Sau 4 ngày, nguy cơ vi khuẩn độc hại sinh sôi sẽ tăng lên nhiều lần. Hiển nhiên, chẳng ai muốn bị ngộ độc thức ăn từ những thứ mà lẽ ra nên vứt đi ngay từ đầu.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa trữ đồ ăn thừa lâu đến vậy, và chúng đã được bọc kín cẩn thận, với số lượng không nhiều, như một bát súp nhỏ chẳng hạn, thì bạn hoàn toàn có thể an tâm để dành chúng cho bữa ăn tiếp theo - chỉ cần đừng để quá lâu.
Vứt bỏ bất kỳ thứ gì lên mốc
Đây là điều bắt buộc - nếu bất kỳ thứ gì trong tủ lạnh bắt đầu sinh nấm mốc, bạn cần loại bỏ nó ngay, dù là phô mai hay trái cây đi chăng nữa. Có một vài ngoại lệ: ví dụ, nếu trong một hộp dâu chỉ có một vài quả lên mốc, bạn vẫn có thể ăn số còn lại miễn là đã xem xét và rửa sạch chúng.
Ngoài ra, bạn có thể cắt bỏ những phần bị mốc trên miếng phô mai nếu cảm thấy quá phí phạm, nhưng hãy đảm bảo cắt đủ sâu để loại bỏ hoàn toàn nấm mốc. Lau sạch dao giữa mỗi lần cắt để không vô tình làm nấm mốc lan ra.
Vứt bỏ bất kỳ thứ gì bốc mùi ôi thiu
Nếu bạn trữ đồ ăn đã mở bì trong tủ lạnh, như thịt hoặc xúc xích đã nấu sẵn , bạn nên loại bỏ chúng sau 4 ngày. Muốn trữ lâu hơn một chút, bạn phải nấu chúng lại lần nữa, nhưng nếu để quá lâu, chúng vẫn sẽ bốc mùi ôi thiu, báo hiệu rằng bạn nên cân nhắc trước khi ăn!
Cẩn thận với đồ ăn có lớp màng nhớt
Không bao giờ ăn những thứ có lớp màng nhớt - ví dụ như thịt, rau cải và rau diếp, đặc biệt là rau đóng gói. Thịt đã chế biến sẵn cũng vậy. Lớp màng nhớt hình thành do vi khuẩn sinh sôi trên bề mặt thức ăn. Nếu bạn mở bao bì thức ăn và phát hiện thấy lớp màng nhớt này, hãy vứt bỏ nó ngay.
Kiểm tra trứng
Nếu trứng bạn đang trữ trong tủ lạnh có ngày bán từ hơn một tháng trước, có một cách dễ dàng để biết liệu chúng có còn ăn được không mà không cần phải đập ra.
Bạn cần một tô đầy nước và đặt lần lượt từng quả trứng vào tô. Nếu trứng chìm nghỉm và nằm ngang dưới đáy, nó vẫn còn rất tươi. Nếu nó chìm nghỉm nhưng đứng thẳng, bạn có thể ăn được, nhưng nên ăn sớm. Nếu nó nổi trong nước, bạn chỉ còn cách mua trứng mới thôi.
Vứt bỏ ngay những thứ này
- Thức ăn đóng hộp với nhiều vết lõm sâu trên bề mặt hộp: nếu bạn để ý thấy thức ăn đóng hộp có một vết lõm sâu, đặc biệt là ở thành hộp, hãy tránh xa chúng ra. Những vết lõm nhỏ trên viền kim loại ở đỉnh và đáy hộp có thể do quá trình vận chuyển hoặc lưu trữ không cẩn thận, nhưng những vết lõm sâu hơn là dấu hiệu cho thấy thức ăn bên trong có thể đã bị ảnh hưởng bởi chứng ngộ độc thịt, mà theo CDC Mỹ là một căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi một chất độc tấn công hệ thống thần kinh trên cơ thể.
- Khoai tây bốc mùi: nếu khoai tây ra mầm, bạn vẫn có thể ăn được. Nhưng nếu nó bốc mùi (không phải mùi đất như bình thường), bạn nên cẩn thận. Ngoài ra, hãy xem khoai tây có bị rỉ nước không, bởi nếu có, chúng đang bị thối ở trong.
- Bánh mì mốc: nếu bánh mì đã lên mốc, đừng cố gắng cứu nó. Ném nó vào sọt rác ngay và luôn!
MinhTT (Theo Cnet)