Mr Bens
Intern Writer
Theo thống kê mới nhất, mỗi năm Việt Nam có hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó đến 90% liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc. PGS.TS Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: "Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 90%". Vậy đâu là dấu hiệu cảnh báo sớm? Ai cần tầm soát định kỳ? Và phương pháp nào hiệu quả nhất hiện nay?
3 dấu hiệu ho tưởng bình thường nhưng có thể là ung thư phổi giai đoạn đầu
Phóng viên (PV): Thưa PGS.TS. Phạm Cẩm Phương, theo số liệu GLOBOCAN 2022, ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư tại Việt Nam. Xin bác sĩ chia sẻ nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Ung thư phổi có hai nhóm nguyên nhân chính: yếu tố ngoại sinh và nội sinh. Trong đó, hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu, chiếm 90% ca mắc. Khói thuốc chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó 70 chất gây ung thư như benzene, formaldehyde, và nitrosamine. Những chất này làm tổn thương tế bào phổi, dẫn đến đột biến gen. Ngoài ra, phơi nhiễm hóa chất (amiăng, asen, khí radon), ô nhiễm không khí, và tiếp xúc phóng xạ cũng làm tăng nguy cơ. Về nội sinh, đột biến gen như EGFR, KRAS, ALK... có thể khiến tế bào phát triển bất thường.
PGS.TS Phạm Cẩm Phương tư vấn cho bệnh nhân tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai
PV: Bác sĩ có thể chia sẻ thêm các yếu tố nguy cơ nào khác cần lưu ý?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Ngoài hút thuốc, tuổi tác (trên 50 tuổi), tiền sử bệnh phổi (COPD, lao), di truyền (gia đình có người mắc ung thư phổi), và suy giảm miễn dịch cũng là yếu tố quan trọng. Một số nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn ít rau xanh, nhiều thịt đỏ, hoặc sống trong môi trường ô nhiễm khói bụi cũng góp phần gây bệnh.
PV: Triệu chứng ung thư phổi thường không rõ ràng ở giai đoạn sớm. Vậy người dân nên cảnh giác với dấu hiệu nào?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Đúng vậy, giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Khi khối u phát triển, người bệnh có thể gặp:
- Ho kéo dài (trên 2 tuần), ho ra máu.
- Đau tức ngực, khó thở, khàn tiếng.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài.
- Giai đoạn muộn: Đau xương, đau đầu (di căn não), phù vùng cổ mặt
Nếu có các triệu chứng này, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra.
PV: Việc phát hiện sớm có ý nghĩa thế nào trong điều trị ung thư phổi, thưa bác sĩ?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Phát hiện sớm ở giai đoạn I (khối u dưới 4cm, chưa di căn) giúp tỷ lệ sống sau 5 năm đạt 90%. Ở giai đoạn muộn (III-IV), tỷ lệ này giảm xuống dưới 20%. Do đó, tầm soát định kỳ là chìa khóa. Đặc biệt, với người hút thuốc lá trên 30 năm, các khuyến cáo cho thấy chụp CT liều thấp để phát hiện tổn thương nhỏ từ 2-3mm và giúp phát hiện sớm ung thư phổi.
PV: Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai đang áp dụng phương pháp sàng lọc nào, thưa Phó giáo sư?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu, chúng tôi triển khai:
Chụp CT liều thấp - phương pháp vàng phát hiện khối u chỉ 2-3mm. Giảm 20% lượng phóng xạ so với CT thường, hiệu quả phát hiện khối u giai đoạn sớm.
Sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn CT hoặc siêu âm.
PV: Về yếu tố di truyền, ung thư phổi có thể truyền từ cha mẹ sang con không, thưa bác sĩ?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Ung thư phổi không di truyền trực tiếp, nhưng đột biến gen mang tính chất gia đình có thể làm tăng nguy cơ. Người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi (cha mẹ, anh chị em) có nguy cơ cao gấp 2-3 lần. Chúng tôi khuyến cáo nhóm này tầm soát sớm từ tuổi 40.
PV: Sàng lọc gen có phải là giải pháp cần thiết để phòng ngừa không?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Sàng lọc gen chủ yếu dùng để định hướng điều trị, ví dụ phát hiện đột biến EGFR giúp dùng thuốc ức chế tyrosine kinase. Với người khỏe mạnh, chưa có khuyến cáo sàng lọc gen đại trà. Tuy nhiên, nếu gia đình có nhiều người mắc ung thư, có thể cân nhắc xét nghiệm đột biến gen và tư vấn di truyền
90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc
PV: Bác sĩ có thể chia sẻ những đối tượng nào nên tầm soát ung thư phổi định kỳ?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Nhóm nguy cơ cao cần khám sàng lọc bao gồm:
Người hút thuốc lá trên 20 năm
Tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi
Tiếp xúc với amiăng, khí radon trong công việc
Bệnh nhân có tiền sử bệnh phổi mạn tính
PV: Bác sĩ có lời khuyên của gì cho cộng đồng để phòng ngừa ung thư phổi?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương:
- Bỏ thuốc lá: Giảm 50% nguy cơ sau 10 năm.
- Tránh tiếp xúc khói thuốc thụ động, hóa chất độc hại.
- Đeo khẩu trang chống bụi mịn PM2.5 ở khu vực ô nhiễm.
- Dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường rau họ cải (bông cải xanh, cải xoăn), thực phẩm giàu vitamin C, E.
- Tập thể dục 30 phút/ngày để tăng đề kháng.
PV: Thưa bác sĩ, tại Bệnh viện Bạch Mai có tư vấn di truyền không?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Tại Bệnh viện Bạch Mai chúng tôi có tư vấn về di truyền bệnh ung thư và một số bệnh khác. Người bệnh có thể đăng kí qua Hotline hoặc trực tiếp đến Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu để được tư vấn cụ thể.
PV: Xin cảm ơn những chia sẻ quý báu của PGS.TS Phạm Cẩm Phương!
Kim Long
Đọc chi tiết tại đây: https://bachmai.gov.vn/bai-viet/90-...-phai?id=de3d800c-90b2-4afc-9d43-f5a8640e8c76
3 dấu hiệu ho tưởng bình thường nhưng có thể là ung thư phổi giai đoạn đầu
Phóng viên (PV): Thưa PGS.TS. Phạm Cẩm Phương, theo số liệu GLOBOCAN 2022, ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư tại Việt Nam. Xin bác sĩ chia sẻ nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Ung thư phổi có hai nhóm nguyên nhân chính: yếu tố ngoại sinh và nội sinh. Trong đó, hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu, chiếm 90% ca mắc. Khói thuốc chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó 70 chất gây ung thư như benzene, formaldehyde, và nitrosamine. Những chất này làm tổn thương tế bào phổi, dẫn đến đột biến gen. Ngoài ra, phơi nhiễm hóa chất (amiăng, asen, khí radon), ô nhiễm không khí, và tiếp xúc phóng xạ cũng làm tăng nguy cơ. Về nội sinh, đột biến gen như EGFR, KRAS, ALK... có thể khiến tế bào phát triển bất thường.

PGS.TS Phạm Cẩm Phương tư vấn cho bệnh nhân tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai
PV: Bác sĩ có thể chia sẻ thêm các yếu tố nguy cơ nào khác cần lưu ý?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Ngoài hút thuốc, tuổi tác (trên 50 tuổi), tiền sử bệnh phổi (COPD, lao), di truyền (gia đình có người mắc ung thư phổi), và suy giảm miễn dịch cũng là yếu tố quan trọng. Một số nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn ít rau xanh, nhiều thịt đỏ, hoặc sống trong môi trường ô nhiễm khói bụi cũng góp phần gây bệnh.
PV: Triệu chứng ung thư phổi thường không rõ ràng ở giai đoạn sớm. Vậy người dân nên cảnh giác với dấu hiệu nào?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Đúng vậy, giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Khi khối u phát triển, người bệnh có thể gặp:
- Ho kéo dài (trên 2 tuần), ho ra máu.
- Đau tức ngực, khó thở, khàn tiếng.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài.
- Giai đoạn muộn: Đau xương, đau đầu (di căn não), phù vùng cổ mặt
Nếu có các triệu chứng này, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra.
PV: Việc phát hiện sớm có ý nghĩa thế nào trong điều trị ung thư phổi, thưa bác sĩ?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Phát hiện sớm ở giai đoạn I (khối u dưới 4cm, chưa di căn) giúp tỷ lệ sống sau 5 năm đạt 90%. Ở giai đoạn muộn (III-IV), tỷ lệ này giảm xuống dưới 20%. Do đó, tầm soát định kỳ là chìa khóa. Đặc biệt, với người hút thuốc lá trên 30 năm, các khuyến cáo cho thấy chụp CT liều thấp để phát hiện tổn thương nhỏ từ 2-3mm và giúp phát hiện sớm ung thư phổi.
PV: Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai đang áp dụng phương pháp sàng lọc nào, thưa Phó giáo sư?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu, chúng tôi triển khai:
Chụp CT liều thấp - phương pháp vàng phát hiện khối u chỉ 2-3mm. Giảm 20% lượng phóng xạ so với CT thường, hiệu quả phát hiện khối u giai đoạn sớm.
Sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn CT hoặc siêu âm.
PV: Về yếu tố di truyền, ung thư phổi có thể truyền từ cha mẹ sang con không, thưa bác sĩ?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Ung thư phổi không di truyền trực tiếp, nhưng đột biến gen mang tính chất gia đình có thể làm tăng nguy cơ. Người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi (cha mẹ, anh chị em) có nguy cơ cao gấp 2-3 lần. Chúng tôi khuyến cáo nhóm này tầm soát sớm từ tuổi 40.
PV: Sàng lọc gen có phải là giải pháp cần thiết để phòng ngừa không?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Sàng lọc gen chủ yếu dùng để định hướng điều trị, ví dụ phát hiện đột biến EGFR giúp dùng thuốc ức chế tyrosine kinase. Với người khỏe mạnh, chưa có khuyến cáo sàng lọc gen đại trà. Tuy nhiên, nếu gia đình có nhiều người mắc ung thư, có thể cân nhắc xét nghiệm đột biến gen và tư vấn di truyền

90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc
PV: Bác sĩ có thể chia sẻ những đối tượng nào nên tầm soát ung thư phổi định kỳ?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Nhóm nguy cơ cao cần khám sàng lọc bao gồm:
Người hút thuốc lá trên 20 năm
Tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi
Tiếp xúc với amiăng, khí radon trong công việc
Bệnh nhân có tiền sử bệnh phổi mạn tính
PV: Bác sĩ có lời khuyên của gì cho cộng đồng để phòng ngừa ung thư phổi?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương:
- Bỏ thuốc lá: Giảm 50% nguy cơ sau 10 năm.
- Tránh tiếp xúc khói thuốc thụ động, hóa chất độc hại.
- Đeo khẩu trang chống bụi mịn PM2.5 ở khu vực ô nhiễm.
- Dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường rau họ cải (bông cải xanh, cải xoăn), thực phẩm giàu vitamin C, E.
- Tập thể dục 30 phút/ngày để tăng đề kháng.
PV: Thưa bác sĩ, tại Bệnh viện Bạch Mai có tư vấn di truyền không?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Tại Bệnh viện Bạch Mai chúng tôi có tư vấn về di truyền bệnh ung thư và một số bệnh khác. Người bệnh có thể đăng kí qua Hotline hoặc trực tiếp đến Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu để được tư vấn cụ thể.
PV: Xin cảm ơn những chia sẻ quý báu của PGS.TS Phạm Cẩm Phương!
Kim Long
Đọc chi tiết tại đây: https://bachmai.gov.vn/bai-viet/90-...-phai?id=de3d800c-90b2-4afc-9d43-f5a8640e8c76