Bui Nhat Minh
Intern Writer
Chúng ta thường cho rằng ác mộng chỉ là những giấc mơ tồi tệ khiến ta tỉnh giấc lúc nửa đêm. Nhưng ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy, ác mộng kéo dài không chỉ làm tổn thương tâm lý mà còn có thể gây căng thẳng sinh học mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình lão hóa và tăng nguy cơ tử vong sớm.
Một nghiên cứu mới được trình bày tại Viện Hàn lâm Thần kinh học Châu Âu ở Helsinki cho thấy, những người gặp ác mộng mỗi tuần có nguy cơ chết trước tuổi 70 cao gấp ba lần so với người bình thường. Đồng thời, cơ thể họ cũng bị lão hóa nhanh hơn điều được đo bằng chiều dài telomere, chỉ dấu di truyền phản ánh tốc độ lão hóa tế bào.
Tiến sĩ Abidemi Otaiku, nhà khoa học thần kinh tại Đại học Hoàng gia London, đã phân tích dữ liệu từ hơn 185.000 người lớn và trẻ em, cho thấy ác mộng là yếu tố nguy cơ mạnh hơn cả hút thuốc hay béo phì.
Điều này có thể giải thích vì sao ác mộng liên quan đến nhiều bệnh mãn tính, từ bệnh tim mạch, tiểu đường, mất trí nhớ, Parkinson cho tới các bệnh tự miễn như lupus.
Otaiku cho rằng đây là thời điểm giới y học cần nhìn nhận lại ác mộng không chỉ như một triệu chứng phụ, mà là một rối loạn thực sự có thể đe dọa sức khỏe lâu dài. Tại Mỹ, có khoảng 2–8% dân số mắc rối loạn ác mộng tình trạng lặp đi lặp lại những cơn mơ xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày.
Tuy nhiên, không phải không có hy vọng. Các biện pháp đơn giản như tránh phim kinh dị, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ hoặc áp dụng liệu pháp hành vi nhận thức có thể giúp giảm ác mộng, cải thiện chất lượng giấc ngủ và theo Otaiku, thậm chí có thể làm chậm quá trình lão hóa.
Một nghiên cứu mới được trình bày tại Viện Hàn lâm Thần kinh học Châu Âu ở Helsinki cho thấy, những người gặp ác mộng mỗi tuần có nguy cơ chết trước tuổi 70 cao gấp ba lần so với người bình thường. Đồng thời, cơ thể họ cũng bị lão hóa nhanh hơn điều được đo bằng chiều dài telomere, chỉ dấu di truyền phản ánh tốc độ lão hóa tế bào.

Tiến sĩ Abidemi Otaiku, nhà khoa học thần kinh tại Đại học Hoàng gia London, đã phân tích dữ liệu từ hơn 185.000 người lớn và trẻ em, cho thấy ác mộng là yếu tố nguy cơ mạnh hơn cả hút thuốc hay béo phì.
Từ căng thẳng khi ngủ đến bệnh mãn tính khi tỉnh
Tại sao ác mộng lại có sức ảnh hưởng mạnh đến cơ thể như vậy? Theo Tiến sĩ Otaiku, não bộ khi ngủ không phân biệt được đâu là thật, đâu là mơ. Vì vậy, khi gặp ác mộng, cơ thể phản ứng như thể đang gặp nguy hiểm thật tiết ra cortisol (hormone căng thẳng), làm tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, phá hủy tế bào và cản trở quá trình phục hồi cơ thể trong lúc ngủ.Điều này có thể giải thích vì sao ác mộng liên quan đến nhiều bệnh mãn tính, từ bệnh tim mạch, tiểu đường, mất trí nhớ, Parkinson cho tới các bệnh tự miễn như lupus.
Otaiku cho rằng đây là thời điểm giới y học cần nhìn nhận lại ác mộng không chỉ như một triệu chứng phụ, mà là một rối loạn thực sự có thể đe dọa sức khỏe lâu dài. Tại Mỹ, có khoảng 2–8% dân số mắc rối loạn ác mộng tình trạng lặp đi lặp lại những cơn mơ xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày.
Tuy nhiên, không phải không có hy vọng. Các biện pháp đơn giản như tránh phim kinh dị, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ hoặc áp dụng liệu pháp hành vi nhận thức có thể giúp giảm ác mộng, cải thiện chất lượng giấc ngủ và theo Otaiku, thậm chí có thể làm chậm quá trình lão hóa.