Ai chịu thiệt hại nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng China Evergrande?

M
MÃI MÃI
Phản hồi: 0
Theo giới quan sát, các trái chủ nước ngoài được bảo vệ ít nhất trong cuộc khủng hoảng thanh khoản của China Evergrande.
Theo Nikkei Asian Review, China Evergrande thông báo sẽ thanh toán lãi suất đối với các trái phiếu phát hành trong nước, ngay cả khi tập đoàn bất động sản Trung Quốc trượt tới bờ vực vỡ nợ.
Giới quan sát lo ngại rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ là mối ưu tiên cuối cùng trong cuộc khủng hoảng tiền mặt của China Evergrande - tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc.
Hengda - đơn vị chính của China Evergrande tại Trung Quốc đại lục - tuyên bố sẽ thanh toán khoản lãi suất trái phiếu coupon trị giá 121,8 triệu NDT (19 triệu USD) cho một loại trái phiếu đáo hạn vào tháng 10/2025.
Trong khi đó, tập đoàn của tỷ phú Hứa Gia Ấn đã không thể thanh toán 3 khoản lãi trái phiếu nước ngoài với tổng trị giá 277 triệu USD.
Ai chịu thiệt hại nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng China Evergrande?
Khoản tiền phải trả của China Evergrande - tập đoàn bất động sản nợ nần nhất Trung Quốc - đã lên đến hơn 300 tỷ USD, bao gồm 89 tỷ USD nợ.

Ưu tiên cuối​

"Nỗi lo ngại của chúng tôi đã được chứng minh. Các trái chủ nước ngoài được bảo vệ ít nhất trong cuộc khủng hoảng thanh khoản của China Evergrande", Nikkei dẫn lời một quản lý danh mục đầu tư nhận định.
"Chúng tôi cho rằng các trái chủ nước ngoài chỉ thu được khoảng 10% khoản nợ", người này nói thêm.
Tập đoàn bất động sản của tỷ phú Hứa có hơn 20 tỷ USD trái phiếu nước ngoài, chiếm 6,7% trong số 300 tỷ USD nợ trên bảng cân đối kế toán.
"Mức độ ưu tiên khác nhau giữa các trái chủ trong nước và nước ngoài đã khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài thất vọng", nhà phân tích Travis Lundy tại Quiddity Advisors chia sẻ.
Tuy nhiên, ông lập luận rằng các khoản thanh toán cho những trái chủ trong nước nên được coi là một dấu hiệu tích cực.
Ai chịu thiệt hại nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng China Evergrande?
Hơn một nửa trong số 800 dự án của China Evergrande bị ngừng thi công vì không thể thanh toán cho nhà thầu và nhà cung cấp. Ảnh: CNN.
Tổng khoản tiền phải trả của China Evergrande đã lên tới 305 tỷ USD. Đến nay, tập đoàn không thể thanh toán cho các ngân hàng, nhà bán lẻ, nhà thầu và nhân viên. Hơn một nửa trong số 800 dự án của tập đoàn bị dừng thi công.
Tập đoàn địa ốc nợ nần vẫn chưa đưa ra bất cứ tuyên bố nào về các khoản nợ bằng đồng USD không thể thanh toán.
China Evergrande đang cố gắng bán tài sản, chẳng hạn cổ phần trong đơn vị xe điện và công ty quản lý tài sản của tập đoàn. Tuy nhiên, quá trình này vẫn chưa có nhiều tiến triển.
Hôm 19/10, REDD Intelligence cho biết kế hoạch bán phần lớn cổ phần của Evergrande Property Services cho Hopson Development đã bị tạm dừng. Tuần trước, Reuters đưa tin kế hoạch bán văn phòng ở Hong Kong của tập đoàn cũng thất bại.

Gánh chi phí​

Cổ phiếu của China Evergrande bị ngừng giao dịch kể từ đầu tháng 10. Giá cổ phiếu lao dốc 4/5 kể từ đầu năm đến nay. Giá trái phiếu nước ngoài của tập đoàn cũng sụt giảm. Giới đầu tư đã chuẩn bị sẵn sàng cho một vụ vỡ nợ hoặc tái cơ cấu.
Theo giới quan sát, thứ tự ưu tiên trả nợ của China Evergrande sẽ là các hộ gia đình (chiếm 54% khoản tiền phải trả của tập đoàn, thông qua việc trả trước căn hộ), nhà cung cấp (chiếm 43% khoản tiền phải trả), nhà đầu tư cá nhân đã mua sản phẩm quản lý tài sản và ngân hàng. Trái chủ là đối tượng được trả nợ cuối cùng.
"Nhìn chung, China Evergrande có nhiều bên liên quan và chủ nợ, nhưng không phải tất cả đều bình đẳng", bà Alicia Garcia Herrero - nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis - bình luận.
"Các trái chủ nước ngoài dường như là những người đứng cuối hàng", bà nhận xét.
Chính quyền Trung Quốc tập trung vào việc bảo vệ các hộ gia đình và nhà cung cấp, nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính. Cùng với đó, những trái chủ nước ngoài cũng cần vượt qua các rào cản pháp lý.
Theo quy định của Trung Quốc, các công ty đại lục chỉ có thể đảm bảo khoản nợ nước ngoài sau khi hoàn thành quy trình đăng ký và phê duyệt.
Để đáp ứng yêu cầu này, một số công ty tăng nợ thông qua các chi nhánh ở nước ngoài. Theo đó, công ty mẹ sẽ đưa ra thỏa thuận duy trì - một cam kết với công ty con - nhằm duy trì khả năng thanh toán và hỗ trợ tài chính trong suốt thời hạn được quy định trong thỏa thuận. Tuy nhiên, cấu trúc này không đảm bảo về việc hoàn trả.
China Evergrande đã bắt đầu sử dụng cấu trúc này cách đây 4 năm.
Tòa án Trung Quốc có toàn quyền quyết định về việc có thực thi một thỏa thuận duy trì - dựa trên lợi ích chung - hay không.
China Evergrande sẽ phải trả 573 triệu USD lãi suất trái phiếu trong năm nay và 7,7 tỷ USD trái phiếu vào năm tới. Một số trái chủ ở nước ngoài đã thuê các công ty luật và cố vấn để bảo vệ lợi ích của mình.
Nguồn: Zingnews
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top