Phương Anh
Writer
Tam Quốc Diễn Nghĩa - tiểu thuyết lịch sử được cho là của nhà văn Trung Quốc thế kỷ thứ 14 La Quán Trung. Trải dài hơn một thế kỷ lịch sử Trung Quốc bao gồm cả thời đại Tam Quốc, sử thi về những ngày cuối cùng của triều đại nhà Hán này là một câu chuyện lịch sử và truyền thuyết dựa trên những sự kiện có thật cổ xưa trong thời kỳ vĩ đại nhất của toàn bộ lịch sử Trung Quốc. Với cốt truyện hấp dẫn, những anh hùng và nhân vật phản diện đầy thú vị, những âm mưu phức tạp và cả những cảnh chiến đấu ngoạn mục, Tam Quốc Diễn Nghĩa là một trong những kiệt tác văn học của thế giới. Đây còn là một trong bốn tiểu thuyết kinh điển nhất của văn học Trung Quốc cùng với Tây Du Ký, Thủy Hử và Hồng Lâu Mộng.
Ngoài những nhân vật đứng đầu và quan trọng góp phần tạo nên tên tuổi của Tam Quốc Diễn Nghĩa, tiểu thuyết này còn chứa đầy những nhân vật lịch sử thú vị khác. Trong số đó có những người anh em kết nghĩa của Lưu Bị, Trương Phi và Quan Vũ, những người đóng vai trò quan trọng; Quan Vũ được tôn sùng là thần Trung Nghĩa sau khi ông qua đời, và sự nổi tiếng của ông đã được phản ánh rõ trong tiểu thuyết này. Tôn Phu Nhân, em gái của Tôn Quyền, trở thành vợ của Lưu Bị. Những nhân vật phản diện, mưu đồ hiểm kế khác cũng là một phần không thể thiếu trong câu chuyện; chúng tham gia vào việc lật đổ triều đình và làm thay đổi cả bánh xe lịch sử của cả triều đại thời bấy giờ. Ví dụ điển hình có thể kể đến như Vương Vân đã xúi giục Đổng Trác và con nuôi của ông là Lữ Bố chống lại nhau bằng cách khiến họ yêu cùng một người phụ nữ… Ngoài ra, nhân vật nổi tiếng và mang tính biểu tượng hơn của Tam Quốc Diễn Nghĩa mà chúng ta không thể không kể đến đó là Gia Cát Lượng, người đóng vai trò là cố vấn dân sự và quân sự cho Lưu Bị. Được ban cho sức mạnh ma thuật trong tiểu thuyết, ông là một thiên tài quân sự luôn đi trước kẻ thù nhiều bước.
Tất cả các nhân vật trong Tam Quốc Diễn Nghĩa dù là chính hay phụ, dù là thủ lĩnh, chiến binh, là kẻ luôn âm mưu tính toán lật đổ triều đình hay là kẻ phản bội - đều đóng những vai trò vô cùng quan trọng tạo nên toàn bộ câu chuyện lịch sử phức tạp của cuốn tiểu thuyết. Tuy nhiên, mặc dù có nền tảng từ lịch sử Trung Quốc, những nhân vật này vẫn phải tuân theo những yêu cầu của cốt truyện trong tiểu thuyết, điều đó có nghĩa là hành động của họ đôi khi được tô điểm thêm, bịa đặt hoặc thay đổi chút nhiều so với những sự kiện ngoài đời thực, hoặc ít nhất là theo như các nhà sử học mô tả và kể lại.
Tiểu thuyết đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và có sức ảnh hưởng rộng rãi. Nó đã truyền cảm hứng cho nhiều thể loại văn học cũng như opera, phim ảnh và phim truyền hình. Do sự lan tỏa rộng lớn của Tam Quốc Diễn Nghĩa, các tác phẩm dựa trên nó có xu hướng chỉ tập trung vào một số khía cạnh nhất định của cốt truyện hoặc các nhân vật lịch sử chính. Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng đã được chuyển thể vào năm 1985 thành một loạt trò chơi điện tử nổi tiếng của nhà phát triển trò chơi Nhật Bản Koei Co., Ltd.
Nhân vật
Tam Quốc Diễn Nghĩa là một sử thi kể lại các sự kiện lịch sử ở Trung Quốc từ năm 184 đến năm 280 Sau Công Nguyên. Các nhân vật chính của truyện là những nhà lãnh đạo và người cai trị Trung Quốc tài ba thời bấy giờ được lấy từ những sự kiện có thật ngoài đời. Đó là thầy thuốc theo đạo Lão Trương Giác, một nhân vật quan trọng giúp mở đầu câu chuyện khi ông lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Khăn Vàng chống lại hoàng đế nhà Hán. Cuộc nổi loạn đã đánh dấu sự khởi đầu của sự sụp đổ nhà Hán, một trong những triều đại đế quốc thịnh vượng nhất thời bấy giờ của Trung Quốc. Đó là Đổng Trác đã bạo ngược giết chết hoàng đế nhà Hán trẻ tuổi và đưa anh trai của hoàng đế lên ngôi, biến anh ta thành con rối của Đổng Trác. Tiểu thuyết còn kể về những chiến binh và những người đứng đầu giúp thành lập Tam Quốc xuất hiện ở Trung Quốc sau khi nhà Hán sụp đổ. Bao gồm vị tướng đầy tham vọng và tàn nhẫn Tào Tháo, được miêu tả là một nhân vật phản diện hoàn toàn, cai trị phương Bắc. Lưu Bị, là hậu duệ của các hoàng đế nhà Hán nhưng lớn lên trong cảnh nghèo đói, được miêu tả là người có đức hạnh. Ông trở thành hoàng đế của triều đại Thục Hán và cố gắng giữ cho nhà Hán tồn tại sau khi con trai của Tào Tháo là Tào Phi nhường ngôi và lập nên triều đại Ngụy chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Tôn Quyền kiểm soát miền Nam và cuối cùng trở thành hoàng đế đầu tiên của triều đại Ngô. Ông được miêu tả trong Tam Quốc Diễn Nghĩa là thường bị gạt ra ngoài lề và có một liên minh không vững chắc với Tào Tháo và Lưu Bị.Ngoài những nhân vật đứng đầu và quan trọng góp phần tạo nên tên tuổi của Tam Quốc Diễn Nghĩa, tiểu thuyết này còn chứa đầy những nhân vật lịch sử thú vị khác. Trong số đó có những người anh em kết nghĩa của Lưu Bị, Trương Phi và Quan Vũ, những người đóng vai trò quan trọng; Quan Vũ được tôn sùng là thần Trung Nghĩa sau khi ông qua đời, và sự nổi tiếng của ông đã được phản ánh rõ trong tiểu thuyết này. Tôn Phu Nhân, em gái của Tôn Quyền, trở thành vợ của Lưu Bị. Những nhân vật phản diện, mưu đồ hiểm kế khác cũng là một phần không thể thiếu trong câu chuyện; chúng tham gia vào việc lật đổ triều đình và làm thay đổi cả bánh xe lịch sử của cả triều đại thời bấy giờ. Ví dụ điển hình có thể kể đến như Vương Vân đã xúi giục Đổng Trác và con nuôi của ông là Lữ Bố chống lại nhau bằng cách khiến họ yêu cùng một người phụ nữ… Ngoài ra, nhân vật nổi tiếng và mang tính biểu tượng hơn của Tam Quốc Diễn Nghĩa mà chúng ta không thể không kể đến đó là Gia Cát Lượng, người đóng vai trò là cố vấn dân sự và quân sự cho Lưu Bị. Được ban cho sức mạnh ma thuật trong tiểu thuyết, ông là một thiên tài quân sự luôn đi trước kẻ thù nhiều bước.
Tất cả các nhân vật trong Tam Quốc Diễn Nghĩa dù là chính hay phụ, dù là thủ lĩnh, chiến binh, là kẻ luôn âm mưu tính toán lật đổ triều đình hay là kẻ phản bội - đều đóng những vai trò vô cùng quan trọng tạo nên toàn bộ câu chuyện lịch sử phức tạp của cuốn tiểu thuyết. Tuy nhiên, mặc dù có nền tảng từ lịch sử Trung Quốc, những nhân vật này vẫn phải tuân theo những yêu cầu của cốt truyện trong tiểu thuyết, điều đó có nghĩa là hành động của họ đôi khi được tô điểm thêm, bịa đặt hoặc thay đổi chút nhiều so với những sự kiện ngoài đời thực, hoặc ít nhất là theo như các nhà sử học mô tả và kể lại.
Tóm tắt cốt truyện
Tam Quốc Diễn Nghĩa bắt đầu với cuộc nổi loạn do Trương Giác lãnh đạo chống lại hoàng đế nhà Hán là Hán Chiêu Đế - tên thật là Lưu Phất Lăng vào năm 184 Sau Công Nguyên. Cuộc nổi loạn này đã tạo ra sự đảo lộn trong lịch sử Trung Quốc, xuất hiện những bá chủ lớn cai trị mới như Tào Tháo và Lưu Bị. Một trong những sự kiện nổi tiếng nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa phải kể đến lời thề ở vườn đào, trong đó Lưu Bị, Trương Phi và Quan Vũ trở thành anh em kết nghĩa. Họ hứa sẽ trung thành với nhau, ủng hộ nhà Hán và chết cùng nhau. Tình bạn này trở thành một yếu tố chính của tiểu thuyết. Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng mô tả chế độ chuyên chế của Đổng Trác; sự hình thành của ba vương quốc đối địch nhau là Ngụy, Thục và Ngô; và cuối cùng là sự thống nhất triều đại của Trung Quốc bắt đầu với sự xuất hiện của triều đại nhà Tấn vào năm 265 Sau Công Nguyên và kết thúc bằng sự sụp đổ của nước Ngô vào năm 280 Sau Công Nguyên, khi tiểu thuyết kết thúc. Những anh hùng và kẻ phản diện với mưu đồ bất chính không ngừng xuất hiện, và tiểu thuyết dài kỳ, nhiều tập này tràn ngập những cảnh chiến đấu khốc liệt, chiến lược tinh vi, hành động *******, âm mưu phản bội và cả những sự can thiệp siêu nhiên. Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng có thơ của các nhà thơ vĩ đại Đỗ Phủ và Tô Thức, cùng những nhà thơ nổi tiếng khác, phản ánh các sự kiện chính trong truyện hoặc cung cấp thông tin cơ bản về một nhân vật nào đó.Ảnh hưởng và di sản
Tam Quốc Diễn Nghĩa trở thành một trong những cuốn sách phổ biến nhất ở Đông Á, được đánh giá cao vì sự thông thái cùng những câu chuyện chiến lược lịch sử vĩ đại của những nhân vật lớn, chi tiết lịch sử và hiểu biết sâu sắc về chiến lược chiến tranh… Như một câu tục ngữ phổ biến của Hàn Quốc đã nói: "Người ta có thể thảo luận về cuộc sống sau khi đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa".Tiểu thuyết đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và có sức ảnh hưởng rộng rãi. Nó đã truyền cảm hứng cho nhiều thể loại văn học cũng như opera, phim ảnh và phim truyền hình. Do sự lan tỏa rộng lớn của Tam Quốc Diễn Nghĩa, các tác phẩm dựa trên nó có xu hướng chỉ tập trung vào một số khía cạnh nhất định của cốt truyện hoặc các nhân vật lịch sử chính. Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng đã được chuyển thể vào năm 1985 thành một loạt trò chơi điện tử nổi tiếng của nhà phát triển trò chơi Nhật Bản Koei Co., Ltd.