Bui Nhat Minh
Intern Writer
Từ những năm 1960, các nhà khoa học đã ghi nhận một âm thanh lặp đi lặp lại, kỳ lạ vang lên từ vùng biển sâu ở Nam Đại Dương. Âm thanh này nghe giống như tiếng "quạc quạc" của vịt và được đặt biệt danh là “vịt sinh học”. Tuy nhiên, suốt nhiều thập kỷ, không ai biết chắc điều gì đã tạo ra nó.
Giờ đây, một nghiên cứu mới gợi ý rằng loài cá voi minke Nam Cực (Balaenoptera bonaerensis) có thể là nguồn gốc của âm thanh bí ẩn này. Loài cá voi tấm sừng này sống ở những vùng nước lạnh và sâu, khiến chúng rất khó quan sát và nghiên cứu. Dù các nhà khoa học chưa từng ghi nhận trực tiếp cá voi minke phát ra tiếng kêu này, nhưng các dữ liệu âm thanh dưới nước cho thấy có sự trùng khớp đáng kể với sự hiện diện của chúng.
Ross Chapman – chuyên gia âm học dưới nước, người theo đuổi nghiên cứu này trong nhiều năm – đã sử dụng một thiết bị đặc biệt gọi là "ăng-ten âm thanh" để ghi lại âm thanh dưới nước tại nhiều điểm trong khu vực. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng âm thanh “vịt sinh học” không chỉ phát ra từ một nguồn duy nhất, mà có nhiều “loa” cùng phát ở những nơi khác nhau trong đại dương. Đáng chú ý, chúng phát âm luân phiên – khi một nguồn lên tiếng thì những nguồn khác im lặng, rồi đổi vai cho nhau.
Phát hiện này dẫn đến một giả thuyết thú vị: có thể đây chính là một dạng giao tiếp – một cuộc trò chuyện giữa những con cá voi minke. Chapman cho biết: “Có thể chúng đang nói chuyện với nhau về thức ăn, dạy con, hoặc chỉ đơn giản là bàn tán về con tàu lạ cứ kéo theo một sợi dây dài”.
Nếu đúng như vậy, đây sẽ là bước tiến lớn trong việc giải mã hành vi và tiếng kêu của cá voi minke – loài cá voi vốn vẫn còn rất nhiều điều chưa được khám phá. (popularmechanics)
Giờ đây, một nghiên cứu mới gợi ý rằng loài cá voi minke Nam Cực (Balaenoptera bonaerensis) có thể là nguồn gốc của âm thanh bí ẩn này. Loài cá voi tấm sừng này sống ở những vùng nước lạnh và sâu, khiến chúng rất khó quan sát và nghiên cứu. Dù các nhà khoa học chưa từng ghi nhận trực tiếp cá voi minke phát ra tiếng kêu này, nhưng các dữ liệu âm thanh dưới nước cho thấy có sự trùng khớp đáng kể với sự hiện diện của chúng.

Có thể là một dạng giao tiếp dưới nước?
Ross Chapman – chuyên gia âm học dưới nước, người theo đuổi nghiên cứu này trong nhiều năm – đã sử dụng một thiết bị đặc biệt gọi là "ăng-ten âm thanh" để ghi lại âm thanh dưới nước tại nhiều điểm trong khu vực. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng âm thanh “vịt sinh học” không chỉ phát ra từ một nguồn duy nhất, mà có nhiều “loa” cùng phát ở những nơi khác nhau trong đại dương. Đáng chú ý, chúng phát âm luân phiên – khi một nguồn lên tiếng thì những nguồn khác im lặng, rồi đổi vai cho nhau.
Phát hiện này dẫn đến một giả thuyết thú vị: có thể đây chính là một dạng giao tiếp – một cuộc trò chuyện giữa những con cá voi minke. Chapman cho biết: “Có thể chúng đang nói chuyện với nhau về thức ăn, dạy con, hoặc chỉ đơn giản là bàn tán về con tàu lạ cứ kéo theo một sợi dây dài”.
Nếu đúng như vậy, đây sẽ là bước tiến lớn trong việc giải mã hành vi và tiếng kêu của cá voi minke – loài cá voi vốn vẫn còn rất nhiều điều chưa được khám phá. (popularmechanics)