Ấn Độ cáo buộc hãng smartphone Trung Quốc Vivo gian lận thuế quy mô lớn

Theo cáo cuộc của các nhà chức trách Ấn Độ, Vivo được cho đã âm mưu "tuồn" 8 tỷ USD ra khỏi Ấn Độ một cách trái phép.
Ấn Độ cáo buộc hãng smartphone Trung Quốc Vivo gian lận thuế quy mô lớn
Các hoạt động của hãng smartphone Trung Quốc Vivo tại Ấn Độ đã bị cơ quan chống rửa tiền của chính phủ nước này điều tra. Giới chức Ấn Độ tiết lộ, Vivo đã chuyển khoảng 7,9 tỷ USD ra bên ngoài, chủ yếu là sang Trung Quốc để tránh phải nộp thuế.
Số tiền này chiếm khoảng một nửa trong tổng doanh số khoảng 15,7 tỷ USD của Vivo tại Ấn Độ kiếm được kể từ khi bắt đầu kinh doanh tại thị trường này vào năm 2014.
Cơ quan này cho biết trong một tuyên bố: "Những khoản chuyển tiền này đã phanh phui các khoản lỗ lớn của nhiều công ty được thành lập tại Ấn Độ để tránh nộp thuế ở nước này”.
Tiết lộ trên được đưa ra sau khi các cơ quan chức năng Ấn Độ đột kích vào trụ sở của Vivo Ấn Độ và các doanh nghiệp liên kết với công ty. Cơ quan này cho biết họ đã thu giữ tài sản bao gồm 119 tài khoản ngân hàng với tổng số dư là 58,6 triệu USD và 2 kg vàng miếng.
Người phát ngôn của Vivo hiện chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên.
Động thái trên xảy ra không lâu sau khi Ấn Độ có các động thái cáo buộc Xiaomi trốn thuế. Hồi tháng 1/2022, một cơ quan địa phương đã yêu cầu Xiaomi phải trả số tiền 88 triệu USD thuế nhập khẩu mà hãng bị cáo buộc đã nợ trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020.
Sau đó đến tháng 4/2022, cơ quan chống rửa tiền nước này thu giữ khoảng 730 triệu USD của công ty sau một cuộc điều tra và cáo buộc Xiaomi đã vi phạm luật tiền tệ nghiêm ngặt của Ấn Độ khi chuyển tiền cho ba thực thể nước ngoài.
Xiaomi sau đó đã phủ nhận mọi hành vi sai trái.
Theo số liệu của Counterpoint Research, bốn công ty Trung Quốc - Xiaomi, Oppo, Vivo và Realme đang cùng nhau nắm giữ khoảng 60% thị phần smartphone tại Ấn Độ trong Q1/2022.
Một cuộc thăm dò đã chỉ ra Vivo có một thực thể được thành lập ở thành phố phía bắc Shimla và công ty được thành lập với sự hỗ trợ của một người Ấn Độ. Đơn vị có ba giám đốc là người Trung Quốc.
Ấn Độ cáo buộc hãng smartphone Trung Quốc Vivo gian lận thuế quy mô lớn
Các cổ đông tại đơn vị này "đã sử dụng giấy tờ tùy thân giả mạo và địa chỉ giả mạo vào thời điểm thành lập”. Cơ quan chức năng tiết lộ thêm rằng cuộc điều tra đã tiết lộ một trong những địa chỉ mà các giám đốc của đơn vị có trụ sở tại Shimla đề cập là của một tòa nhà chính phủ và ngôi nhà khác của một quan chức cấp cao.
Các giám đốc Trung Quốc được cho đã rời Ấn Độ vào năm 2018 và 2021. Hai trong số họ đã thành lập một mê cung gồm 22 công ty "được phát hiện đã chuyển một số tiền khổng lồ cho Vivo Ấn Độ”.

Không chỉ Vivo​

Giới chuyên gia nhận định những đòn trừng phạt nhắm vào Vivo và Xiaomi không lạ vì căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chưa chấm dứt tại vùng biên giới dọc theo dãy Himalaya.
Wang Xiaojian, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ cho biết Bắc Kinh “kiên quyết ủng hộ các doanh nghiệp Trung Quốc trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ”.
Ông Wang nhấn mạnh: “Các cuộc điều tra thường xuyên của phía Ấn Độ đối với các doanh nghiệp Trung Quốc không chỉ làm gián đoạn hoạt động kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp và gây tổn hại đến thiện chí của các doanh nghiệp mà còn cản trở việc cải thiện môi trường kinh doanh ở Ấn Độ và làm giảm niềm tin và thiện chí của các thực thể từ các nước khác”.
Các cuộc điều tra nhằm vào các nhà sản xuất thiết bị của Trung Quốc bắt đầu vào tháng 12/2021 khi truyền thông địa phương đưa tin các quan chức đã truy quét Xiaomi, Oppo và thương hiệu OnePlus vì nghi ngờ trốn thuế. Các công ty cho biết họ đang hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng.
Ấn Độ cáo buộc hãng smartphone Trung Quốc Vivo gian lận thuế quy mô lớn
Cùng tháng, các quan chức chống buôn lậu đã nhắm mục tiêu vào các văn phòng của Bharat FIH, một đơn vị Ấn Độ của Foxconn Đài Loan và Dixon Technologies (Ấn Độ). Cả hai đều là nhà sản xuất hợp đồng cho Xiaomi. Tuy nhiên không rõ các nhà chức trách đang tìm kiếm điều gì.
Ấn Độ cũng nhắm mục tiêu vào các lĩnh vực khác. Nước này đã cấm các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc như Huawei và ZTE tham gia thử nghiệm 5G và cấm hơn 200 ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm cả game và nền tảng video ngắn TikTok cực kỳ phổ biến với lý do lo ngại về bảo mật.
Nguồn: Nikkei
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top