Trung Đào
Writer
Theo tin tức vũ trụ mới nhất của India.com (Ấn Độ), vào ngày 17/8, tàu đổ bộ Vikram thuộc sứ mệnh Chandrayaan-3 của Ấn Độ sẽ thực hiện việc tách ra khỏi Mô-đun Lực đẩy, chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lịch sử xuống bề mặt vùng cực Nam Mặt Trăng.
Chandrayaan-3, sứ mệnh mới nhất lên Mặt Trăng của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), đã đạt được một quỹ đạo bay gần như tròn quanh Mặt Trăng. Chandrayaan-3 thậm chí còn di chuyển gần Mặt Trăng hơn vào ngày 16/8 và đã sẵn sàng cho việc tách tàu đổ bộ Vikram.
Sau khi tàu đổ bộ Vikram tách khỏi Mô-đun Lực đẩy, vài ngày sau đó nó sẽ độc lập thực hiện hành trình còn lại lên bề mặt Mặt Trăng.
Chandrayaan-3 của Ấn Độ hiện chỉ cách bề mặt Mặt Trăng 163 km sau khi thực hiện các cuộc di chuyển giảm quỹ đạo thành công. Ảnh: ISRO
Cụ thể, sau khi tách ra, tàu đổ bộ sẽ trải qua quá trình "deboost" để định vị chính nó trên quỹ đạo với điểm gần nhất (Perilune) là 30km và điểm xa nhất (Apolune) là 100km. Quỹ đạo này tạo tiền đề cho nỗ lực hạ cánh của tàu đổ bộ Vikram theo kế hoạch xuống cực Nam của Mặt Trăng vào ngày 23/8 lúc 5:47 chiều.
Trong khi đó, tàu thăm dò Mặt Trăng của Nga, cũng mới đi vào quỹ đạo cực tròn quanh Mặt Trăng ngày 16/8 và trở thành vệ tinh nhân tạo của nó. Luna-25 đang hướng tới nỗ lực hạ cánh trong khoảng thời gian từ ngày 21 đến 23/8.
Roscosmos cho biết, tất cả các hệ thống trên tàu Luna-25 đều hoạt động tối ưu, liên lạc ổn định.
India.com thông tin, khi được hỏi "Liệu có một cuộc cạnh tranh Ấn-Nga, hay cuộc đua lên Mặt Trăng không?" - thì theo Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), "Không có cuộc đua nào như vậy". Cả hai quốc gia sẽ có một 'điểm gặp gỡ' mới trên Mặt Trăng. Luna-25 đã đến quỹ đạo Mặt Trăng, còn Chandrayaan-3 cũng sắp có cuộc đổ bộ xuống bề mặt vệ tinh tự nhiên này. Cả hai đều thực hiện các nhiệm vụ khoa học.
Mục tiêu của Luna-25 là nghiên cứu thành phần của bề mặt Mặt Trăng, plasma và bụi tạo nên bầu khí quyển mỏng của nó trong một chuyến thám hiểm kéo dài một năm; đặc biệt, nó sẽ tìm kiếm băng nước bên dưới bề mặt hành tinh này.
Còn Chandrayaan-3 có 3 mục tiêu: Giúp tàu đổ bộ hạ cánh an toàn và nhẹ nhàng trên bề mặt Mặt Trăng; Quan sát và chứng minh khả năng hiện diện của tàu thăm dò trên Mặt Trăng tiếp theo; Đồng thời quan sát tại chỗ và thực hiện các thí nghiệm trên các vật liệu có sẵn trên bề mặt Mặt Trăng để hiểu thành phần của Mặt Trăng.
Bức ảnh đầu tiên của tàu Luna-25 gửi về Trái Đất. Ảnh: Roscosmos
Vụ phóng của Luna-25 vào ngày 11/8/2023 được hỗ trợ bởi tên lửa đẩy Soyuz-2 Fregat mạnh mẽ, trong khi ISRO đã chọn Phương tiện phóng Mark-III cho sứ mệnh Chandrayaan-3 được phóng vào ngày 14/7/2023, trước gần cả tháng.
Đáng chú ý, Luna-25 được hưởng lợi từ việc dự trữ nhiên liệu dư thừa, loại bỏ những lo ngại về hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Tiến sĩ K. Sivan, cựu chủ tịch ISRO cho biết lợi thế này cho phép Luna-25 theo đuổi một quỹ đạo trực tiếp hơn. Ngược lại, khả năng mang nhiên liệu hạn chế của Chandrayaan-3 đòi hỏi một lộ trình vòng vèo hơn để đến được Mặt Trăng.
Hơn nữa, Luna-25 tự hào có khối lượng cất cánh gọn gàng hơn là 1.750 kg, nhẹ hơn đáng kể so với 3.800 kg của Chandrayaan-3. Khối lượng giảm này cho phép Luna-25 đạt được khả năng tăng tốc hiệu quả hơn, Hindustantimes thông tin.
Nguồn: India.com, Hindustantimes
Sứ mệnh Ấn Độ: sắp tách ra
Tính đến ngày 17/8, Chandryaan-3 đã vào , chỉ cách bề mặt Mặt Trăng 163 km. Tất cả các cuộc di chuyển giảm quỹ đạo trước đó (từ ngày 15/7 đến nay) quanh Mặt Trăng đã hoàn thành.Chandrayaan-3, sứ mệnh mới nhất lên Mặt Trăng của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), đã đạt được một quỹ đạo bay gần như tròn quanh Mặt Trăng. Chandrayaan-3 thậm chí còn di chuyển gần Mặt Trăng hơn vào ngày 16/8 và đã sẵn sàng cho việc tách tàu đổ bộ Vikram.
Sau khi tàu đổ bộ Vikram tách khỏi Mô-đun Lực đẩy, vài ngày sau đó nó sẽ độc lập thực hiện hành trình còn lại lên bề mặt Mặt Trăng.
Cụ thể, sau khi tách ra, tàu đổ bộ sẽ trải qua quá trình "deboost" để định vị chính nó trên quỹ đạo với điểm gần nhất (Perilune) là 30km và điểm xa nhất (Apolune) là 100km. Quỹ đạo này tạo tiền đề cho nỗ lực hạ cánh của tàu đổ bộ Vikram theo kế hoạch xuống cực Nam của Mặt Trăng vào ngày 23/8 lúc 5:47 chiều.
Trong khi đó, tàu thăm dò Mặt Trăng của Nga, cũng mới đi vào quỹ đạo cực tròn quanh Mặt Trăng ngày 16/8 và trở thành vệ tinh nhân tạo của nó. Luna-25 đang hướng tới nỗ lực hạ cánh trong khoảng thời gian từ ngày 21 đến 23/8.
"Không có cuộc đua nào cả"
Trong những ngày sắp tới, Luna-25 dự kiến sẽ quay quanh Mặt Trăng tương tự như hành trình mà tàu của Ấn Độ đã trải qua, nhưng thời gian có thể ngắn hơn.Roscosmos cho biết, tất cả các hệ thống trên tàu Luna-25 đều hoạt động tối ưu, liên lạc ổn định.
Mục tiêu của Luna-25 là nghiên cứu thành phần của bề mặt Mặt Trăng, plasma và bụi tạo nên bầu khí quyển mỏng của nó trong một chuyến thám hiểm kéo dài một năm; đặc biệt, nó sẽ tìm kiếm băng nước bên dưới bề mặt hành tinh này.
Còn Chandrayaan-3 có 3 mục tiêu: Giúp tàu đổ bộ hạ cánh an toàn và nhẹ nhàng trên bề mặt Mặt Trăng; Quan sát và chứng minh khả năng hiện diện của tàu thăm dò trên Mặt Trăng tiếp theo; Đồng thời quan sát tại chỗ và thực hiện các thí nghiệm trên các vật liệu có sẵn trên bề mặt Mặt Trăng để hiểu thành phần của Mặt Trăng.
Vụ phóng của Luna-25 vào ngày 11/8/2023 được hỗ trợ bởi tên lửa đẩy Soyuz-2 Fregat mạnh mẽ, trong khi ISRO đã chọn Phương tiện phóng Mark-III cho sứ mệnh Chandrayaan-3 được phóng vào ngày 14/7/2023, trước gần cả tháng.
Đáng chú ý, Luna-25 được hưởng lợi từ việc dự trữ nhiên liệu dư thừa, loại bỏ những lo ngại về hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Tiến sĩ K. Sivan, cựu chủ tịch ISRO cho biết lợi thế này cho phép Luna-25 theo đuổi một quỹ đạo trực tiếp hơn. Ngược lại, khả năng mang nhiên liệu hạn chế của Chandrayaan-3 đòi hỏi một lộ trình vòng vèo hơn để đến được Mặt Trăng.
Hơn nữa, Luna-25 tự hào có khối lượng cất cánh gọn gàng hơn là 1.750 kg, nhẹ hơn đáng kể so với 3.800 kg của Chandrayaan-3. Khối lượng giảm này cho phép Luna-25 đạt được khả năng tăng tốc hiệu quả hơn, Hindustantimes thông tin.
Nguồn: India.com, Hindustantimes