VNR Content
Pearl
Ngày càng nhiều người Trung Quốc sẵn sàng vung tiền để mua được giấc ngủ ngon, giúp ngành công nghiệp hỗ trợ bùng nổ mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Theo Jing Daily, ở Trung Quốc, chứng rối loạn là một vấn đề lo ngại cho quốc gia. Nhiều người tiết lộ họ đã không có nổi giấc ngủ ngon suốt 5 hay 10 năm, không ít bà mẹ mắc chứng rối loạn giấc ngủ từ sau khi sinh con.
Báo cáo Nghiên cứu Giấc ngủ Trung Quốc năm 2022 cho biết, trong một thập kỷ qua, số giờ ngủ trung bình của người dân quốc gia này đã bị rút ngắn, từ 8,5 tiếng vào năm 2012 xuống 7,06 tiếng vào năm 2021. Có khoảng 300 triệu người Trung Quốc mắc chứng rối loạn giấc ngủ, đại dịch Covid-19 càng làm trầm trọng thêm tình hình, đặc biệt là với giới trẻ. Có đến 94% dân số nước này không đạt tiêu chuẩn sức khỏe về chất lượng giấc ngủ.
Những lý do lớn nhất dẫn đến chứng mất ngủ được đưa ra là công việc và xã hội, áp lực làm thêm giờ, chăm sóc con cái. Tình hình này đã mở ra cơ hội cho thị trường các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ, bao gồm ứng dụng thiền, sản phẩm mùi hương thư giãn, thuốc melatonin, bùng nổ.
Ngành công nghiệp giải trí cũng khai thác nội dung về mảng này. Kuaishou, đối thủ của TikTok, gần đây đã tạo ra chương trình tạp kỹ "Go To Bed at 11 PM" (Đi ngủ lúc 11h tối). Chương trình có sự góp mặt của nhiều người nổi tiếng, họ phải thực hiện thử thách đi ngủ trước 23h với sự giúp đỡ của bác sĩ, chuyên gia và các công cụ hỗ trợ khác như viết thư pháp, thiền định hay massage chân.
Series này nhanh chóng thành công, với hơn 119.000 video liên quan được chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều người dùng thử nghiệm sản phẩm và liệu pháp mà các chuyên gia đề xuất để cải thiện giấc ngủ của họ.
Với sự tăng cường nhận thức về sức khỏe trong đại dịch, các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ được kỳ vọng sẽ phổ biến hơn.
Theo iiMedia Research, từ năm 2016 đến năm 2020, quy mô toàn ngành đã tăng từ 41,1 tỷ USD lên 59,3 tỷ USD và dự kiến sẽ vượt quá 157,1 tỷ USD vào năm 2030. Cũng theo khảo sát này, khi đối mặt với các vấn đề về giấc ngủ, 40,36% người tiêu dùng Trung Quốc sẽ chọn mua các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ. Các sàn thương mại điện tử và nền tảng video ngắn là nơi họ mua chúng.
Như vậy, về cơ bản, giấc ngủ ngon đang trở thành một thứ “xa xỉ” mà người Trung Quốc có vung tiền cũng chưa chắc có được. Thế mới thấm thía câu thành ngữ “Ăn được ngủ được là tiên”!
Theo Jing Daily, ở Trung Quốc, chứng rối loạn là một vấn đề lo ngại cho quốc gia. Nhiều người tiết lộ họ đã không có nổi giấc ngủ ngon suốt 5 hay 10 năm, không ít bà mẹ mắc chứng rối loạn giấc ngủ từ sau khi sinh con.
Những lý do lớn nhất dẫn đến chứng mất ngủ được đưa ra là công việc và xã hội, áp lực làm thêm giờ, chăm sóc con cái. Tình hình này đã mở ra cơ hội cho thị trường các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ, bao gồm ứng dụng thiền, sản phẩm mùi hương thư giãn, thuốc melatonin, bùng nổ.
Ngành công nghiệp giải trí cũng khai thác nội dung về mảng này. Kuaishou, đối thủ của TikTok, gần đây đã tạo ra chương trình tạp kỹ "Go To Bed at 11 PM" (Đi ngủ lúc 11h tối). Chương trình có sự góp mặt của nhiều người nổi tiếng, họ phải thực hiện thử thách đi ngủ trước 23h với sự giúp đỡ của bác sĩ, chuyên gia và các công cụ hỗ trợ khác như viết thư pháp, thiền định hay massage chân.
Series này nhanh chóng thành công, với hơn 119.000 video liên quan được chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều người dùng thử nghiệm sản phẩm và liệu pháp mà các chuyên gia đề xuất để cải thiện giấc ngủ của họ.
Với sự tăng cường nhận thức về sức khỏe trong đại dịch, các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ được kỳ vọng sẽ phổ biến hơn.
Theo iiMedia Research, từ năm 2016 đến năm 2020, quy mô toàn ngành đã tăng từ 41,1 tỷ USD lên 59,3 tỷ USD và dự kiến sẽ vượt quá 157,1 tỷ USD vào năm 2030. Cũng theo khảo sát này, khi đối mặt với các vấn đề về giấc ngủ, 40,36% người tiêu dùng Trung Quốc sẽ chọn mua các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ. Các sàn thương mại điện tử và nền tảng video ngắn là nơi họ mua chúng.
Như vậy, về cơ bản, giấc ngủ ngon đang trở thành một thứ “xa xỉ” mà người Trung Quốc có vung tiền cũng chưa chắc có được. Thế mới thấm thía câu thành ngữ “Ăn được ngủ được là tiên”!