Ăn khuya có lợi hay có hại? Có nên ăn khuya không?

Ăn đêm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể và có thể dẫn đến tình trạng không dung nạp glucose. Nhìn chung, đây không nên là thói quen duy trì lâu dài.
Theo Korea Times, một nghiên cứu được công bố hôm thứ Sáu bởi tạp chí Science Advances cho thấy, ăn vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ không dung nạp glucose hoặc là tiền tiểu đường. Các nhà nghiên cứu cho biết, chọn bữa ăn vào ban ngày có thể giúp duy trì mức đường huyết khỏe mạnh, cho phép cơ thể xử lý đường hiệu quả hơn.
Ăn khuya có lợi hay có hại? Có nên ăn khuya không?
Sau khi đánh giá tác động của việc ăn đêm đối với những người phải làm ca đêm, có vẻ việc tiêu thụ thức ăn trong khoảng thời gian này gây ra sai lệch giữa "đồng hồ sinh học trung tâm và ngoại vi của cơ thể".

Sai lệch đồng hồ sinh học​

Đồng hồ sinh học là máy đo tự nhiên của cơ thể, giúp điều chỉnh những thay đổi về thể chất, tinh thần và hành vi trong ngày.
Các nhà nghiên cứu cho biết, ngoài việc áp dụng cho những người làm ca đêm, phát hiện này có thể tác động đến những người khác dùng bữa trái giờ. Chẳng hạn như những người bị trễ máy bay hoặc rối loạn giấc ngủ, những người có xu hướng ngủ muộn vào cuối tuần...
Frank A.J.L. Scheer, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Trong số những tình nguyện viên tham gia nghiên cứu, những người có sự gián đoạn trong nhịp sinh học cho thấy sự suy giảm dung nạp glucose lớn nhất”. Scheer nói thêm rằng những người tham gia này đã có bằng chứng về "sự lệch nhịp giữa đồng hồ sinh học trung tâm và nhịp sinh học nội sinh của họ".
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, không dung nạp glucose dẫn đến lượng đường trong máu cao, tiền thân của bệnh tiểu đường Type 2 - một tình trạng ảnh hưởng đến 30 triệu người ở Hoa Kỳ.
Ở những người mắc bệnh tiểu đường Type 2, cơ thể ít có khả năng hấp thụ đường từ máu vào các mô của nó. Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Nghiên cứu cho thấy những người làm ca đêm, thường ngủ vào ban ngày và ăn vào buổi tối, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Type 2 cao hơn 60% so với những người làm ca ngày. Đó có lẽ là do cơ thể giảm khả năng xử lý đường vào ban đêm.
Theo CDC, các quá trình trao đổi chất như vậy được điều chỉnh bởi nhịp sinh học của cơ thể, nhịp sinh học này lên xuống trong 24 giờ. Đồng hồ sinh học của não thiết lập thời gian cho nhiều nhịp sinh học, điều chỉnh các quá trình như chu kỳ ngủ và thức, hoạt động nội tiết tố, ăn uống và tiêu hóa.

Thử nghiệm cho thấy nhiều tác hại của ăn khuya​

Đối với nghiên cứu này, Scheer và các đồng nghiệp của ông đã đánh giá tác động của việc ăn đêm ở 19 người tham gia trẻ khỏe mạnh. Những người này sẽ thức liên tục 32 giờ trong một môi trường thiếu ánh sáng và được ăn những món ăn nhẹ giống nhau sau mỗi giờ.
Sau giai đoạn này, những người tham gia thực hiện một lịch trình làm việc ban đêm mô phỏng và tuân theo một trong hai lịch trình ăn uống.
Một nhóm ăn vào ban đêm để mô phỏng một lịch trình điển hình của những người làm ca đêm, trong khi nhóm kia ăn vào ban ngày (giống với lịch trình hoạt động vốn có của đồng hồ sinh học).
Ăn khuya có lợi hay có hại? Có nên ăn khuya không?
Sau đó, những người tham gia theo một lịch trình thường xuyên thứ hai, kéo dài 40 giờ liên tục để đánh giá tác động của lịch trình bữa ăn đối với nhịp sinh học của họ.
Dữ liệu thống kê cho thấy, những người tham gia ăn vào ban đêm có lượng đường trong máu tăng lên, trong khi những người chỉ ăn vào ban ngày không có thay đổi đáng kể nào.
Ngoài ra, ăn vào ban đêm làm giảm chức năng tế bào beta tuyến tụy, điều này ảnh hưởng đến khả năng xử lý đường của những người tham gia. Tế bào beta sản xuất insulin, một loại hormone giúp cơ thể xử lý đường.
Theo các nhà nghiên cứu, ăn vào ban đêm cũng gây ra sự sai lệch trong đồng hồ sinh học trung tâm của những người tham gia. Trong khi đó, nhịp sinh học chi phối nhiệt độ cơ thể và lượng glucose vẫn phù hợp khi những người tham gia ăn các bữa ăn vào ban ngày, ngay cả khi ngủ không đúng giờ.
Scheer nói: “Những kết quả này chỉ ra rằng thời gian bữa ăn chịu trách nhiệm chính đối với khả năng dung nạp glucose và chức năng tế bào beta”.
Ông chia sẻ thêm: “Trong khi đồng hồ sinh học trung tâm vẫn theo giờ Boston, thì nhịp điệu đường sinh học nội sinh cho thấy rằng một số đồng hồ ngoại vi, có lẽ là đồng hồ trong gan, đã dịch chuyển đáng kể sang múi giờ ở châu Á”.
Nguồn: Korea Times
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top