Sasha
Writer
Nhiều người thích ăn trứng chần, trứng ốp la và trứng luộc lòng đào khi lòng đỏ chưa chín còn chảy ra mặc dù mọi người đều hiểu rằng trứng sống hoặc chưa nấu chín đều không tốt cho sức khỏe.
Khi bạn nấu trứng, nhiệt độ làm đông lòng trắng và lòng đỏ sẽ tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn salmonella và cúm gia cầm. Đó là lý do tại sao các chuyên gia an toàn thực phẩm khuyên bạn nên nấu trứng cho đến khi cả hai phần đều cứng lại.
Nhưng lòng đỏ trứng còn chảy thực sự không an toàn như thế nào?
Felicia Wu, giáo sư về an toàn thực phẩm tại Đại học bang Michigan (Mỹ) cho biết điều đó phụ thuộc vào mức độ rủi ro mà bạn sẵn sàng chấp nhận.
Bà cho biết: "Hầu hết trứng đều hoàn toàn an toàn để ăn khi lòng đỏ còn chảy. Chỉ là chúng ta không biết khi nào có một quả trứng riêng lẻ chứa một số rủi ro.”
Khuẩn salmonella là một mối lo ngại thực sự.
Trứng có thể mang vi khuẩn có hại, bao gồm E. coli và campylobacter. Nhưng salmonella — nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ngộ độc thực phẩm — là mối nguy hiểm lớn nhất, Tiến sĩ John Leong, giáo sư sinh học phân tử và vi sinh vật học tại Đại học Tufts (Mỹ) cho biết.
Dữ liệu gần đây về trứng bị nhiễm salmonella rất khó tìm. Một nghiên cứu được trích dẫn rộng rãi từ năm 2000 cho thấy cứ 20.000 quả trứng thì có một quả mang vi khuẩn này. Con số này có vẻ không nhiều, nhưng xét đến lượng trứng mà người Mỹ ăn — trung bình khoảng 250 quả cho mỗi người vào năm 2023 — thì rủi ro đó là con số đáng kể.
Salmonella có thể gây sốt, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và trong một số trường hợp hiếm gặp có thể dẫn đến đau khớp dai dẳng.
Tiến sĩ Leong cho biết hầu hết trường hợp mắc khuẩn salmonella đều tự phục hồi hoặc khỏi sau khi dùng thuốc kháng sinh. Tuy vậy, có khoảng 26.500 người bị nhiễm salmonella phải nhập viện và khoảng 420 người tử vong vì nhiễm trùng mỗi năm, chỉ tính riêng ở Mỹ. Salmonella đặc biệt nguy hiểm đối với người già, trẻ nhỏ và những người đang mang thai hoặc bị suy giảm miễn dịch. Các chuyên gua y tế công cộng ngày càng lo ngại về các chủng vi khuẩn salmonella kháng thuốc kháng sinh.
Julie Garden-Robinson, giáo sư dinh dưỡng và thực phẩm tại Đại học North Dakota State (Mỹ), cho biết rất khó để xác định khả năng chính xác rằng một quả trứng nhất định có mang vi khuẩn salmonella hay không vì phải xét nghiệm vi khuẩn mới biết được.
Gà mái đẻ trứng và thải phân qua một lỗ duy nhất, điều này có thể để lại vi khuẩn trên vỏ trứng. Chính phủ Mỹ yêu cầu người bán có 3.000 con gà mái đẻ trở lên phải khử trùng bên ngoài trứng trước khi bán. Điều này làm giảm nhưng không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ vi khuẩn salmonella bám trên vỏ trứng. Tuy vậy, các trang trại quy mô nhỏ hơn và những trang trại bán trứng trực tiếp cho người tiêu dùng không phải tuân theo các quy tắc rửa vỏ trứng của chính phủ Mỹ.
Nhưng ngay cả trứng đã được khử trùng cũng có thể mang vi khuẩn salmonella vì vi khuẩn này cũng có thể xâm nhập vào lòng đỏ và lòng trắng trứng, tiến sĩ Garden-Robinson cho biết. Tiến sĩ này cho biết không có dữ liệu nào cho thấy hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn salmonella liên quan đến trứng đều xuất phát từ vi khuẩn bên trong trứng hay trên bề mặt trứng.
Cúm gia cầm không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Mặc dù đợt bùng phát cúm gia cầm gần đây đang giết chết hàng triệu con gà mái và khiến giá trứng tăng vọt ở Mỹ, các chuyên gia cho biết bằng chứng hiện tại cho thấy loại virus cúm gia cầm không có khả năng xâm nhập vào quả trứng mà bạn đang ăn.
Tiến sĩ John Swartzberg, giáo sư danh dự về bệnh truyền nhiễm và vắc-xin học tại Đại học California (Mỹ) cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do những con gà mái bị nhiễm bệnh chết vì cúm gia cầm trước khi chúng có thể đẻ trứng.
Tuy nhiên, nếu vi-rút xâm nhập vào hộp đựng trứng của bạn, việc nấu trứng cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ đều cứng lại sẽ giết chết vi-rút.
Có nhiều cách để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Nếu bạn thích ăn lòng đỏ còn chảy đến mức không thể từ bỏ thì thỉnh thoảng bạn vẫn có thể thưởng thức tùy thuộc vào sức khỏe và khả năng chịu rủi ro của bạn.
Tiến sĩ Garden-Robinson cho biết: "Rõ ràng là bạn sẽ không bị ốm mỗi khi ăn trứng chưa nấu chín".
Và bạn không cần phải nấu lòng đỏ cho đến khi chúng cứng đến mức vỡ vụn để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella. Tiến sĩ Indu Upadhyaya, chuyên gia về an toàn thực phẩm tại Đại học Connecticut, cho biết lòng đỏ trứng đông lại hoặc hơi đông lại với kết cấu giống như kem trứng ít nguy hiểm hơn lòng đỏ trứng còn chảy.
Để bảo vệ bản thân hơn nữa, các chuyên gia đã chia sẻ một số khuyến nghị khác:
Cân nhắc đến trứng đã tiệt trùng. Trứng đã được xử lý nhiệt để tiêu diệt mầm bệnh. Chúng được bán dưới dạng lỏng trong hộp đựng hoặc dưới dạng trứng nguyên quả được dán nhãn đã tiệt trùng.
Thực hiện vệ sinh an toàn. Bất cứ khi nào bạn xử lý trứng sống, hãy đảm bảo rửa tay, dao, thớt và mặt bàn bếp.
Giữ trứng mát. Salmonella có thể sinh sôi ở nhiệt độ phòng, vì vậy hãy cho trứng vào tủ lạnh ngay.
Kiểm tra xem có vết nứt không. Ngay cả khi vết nứt nhỏ, tốt nhất bạn nên vứt trứng đi vì vi khuẩn salmonella có thể xâm nhập qua vỏ.
Giữ trứng tươi. Khi trứng hỏng, nguy cơ mắc các bệnh do thực phẩm tăng lên. Bạn có thể bảo quản trứng trong tủ lạnh từ ba đến năm tuần kể từ ngày mua.

Khi bạn nấu trứng, nhiệt độ làm đông lòng trắng và lòng đỏ sẽ tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn salmonella và cúm gia cầm. Đó là lý do tại sao các chuyên gia an toàn thực phẩm khuyên bạn nên nấu trứng cho đến khi cả hai phần đều cứng lại.
Nhưng lòng đỏ trứng còn chảy thực sự không an toàn như thế nào?
Felicia Wu, giáo sư về an toàn thực phẩm tại Đại học bang Michigan (Mỹ) cho biết điều đó phụ thuộc vào mức độ rủi ro mà bạn sẵn sàng chấp nhận.
Bà cho biết: "Hầu hết trứng đều hoàn toàn an toàn để ăn khi lòng đỏ còn chảy. Chỉ là chúng ta không biết khi nào có một quả trứng riêng lẻ chứa một số rủi ro.”
Khuẩn salmonella là một mối lo ngại thực sự.
Trứng có thể mang vi khuẩn có hại, bao gồm E. coli và campylobacter. Nhưng salmonella — nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ngộ độc thực phẩm — là mối nguy hiểm lớn nhất, Tiến sĩ John Leong, giáo sư sinh học phân tử và vi sinh vật học tại Đại học Tufts (Mỹ) cho biết.
Dữ liệu gần đây về trứng bị nhiễm salmonella rất khó tìm. Một nghiên cứu được trích dẫn rộng rãi từ năm 2000 cho thấy cứ 20.000 quả trứng thì có một quả mang vi khuẩn này. Con số này có vẻ không nhiều, nhưng xét đến lượng trứng mà người Mỹ ăn — trung bình khoảng 250 quả cho mỗi người vào năm 2023 — thì rủi ro đó là con số đáng kể.
Salmonella có thể gây sốt, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và trong một số trường hợp hiếm gặp có thể dẫn đến đau khớp dai dẳng.
Tiến sĩ Leong cho biết hầu hết trường hợp mắc khuẩn salmonella đều tự phục hồi hoặc khỏi sau khi dùng thuốc kháng sinh. Tuy vậy, có khoảng 26.500 người bị nhiễm salmonella phải nhập viện và khoảng 420 người tử vong vì nhiễm trùng mỗi năm, chỉ tính riêng ở Mỹ. Salmonella đặc biệt nguy hiểm đối với người già, trẻ nhỏ và những người đang mang thai hoặc bị suy giảm miễn dịch. Các chuyên gua y tế công cộng ngày càng lo ngại về các chủng vi khuẩn salmonella kháng thuốc kháng sinh.
Julie Garden-Robinson, giáo sư dinh dưỡng và thực phẩm tại Đại học North Dakota State (Mỹ), cho biết rất khó để xác định khả năng chính xác rằng một quả trứng nhất định có mang vi khuẩn salmonella hay không vì phải xét nghiệm vi khuẩn mới biết được.

Gà mái đẻ trứng và thải phân qua một lỗ duy nhất, điều này có thể để lại vi khuẩn trên vỏ trứng. Chính phủ Mỹ yêu cầu người bán có 3.000 con gà mái đẻ trở lên phải khử trùng bên ngoài trứng trước khi bán. Điều này làm giảm nhưng không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ vi khuẩn salmonella bám trên vỏ trứng. Tuy vậy, các trang trại quy mô nhỏ hơn và những trang trại bán trứng trực tiếp cho người tiêu dùng không phải tuân theo các quy tắc rửa vỏ trứng của chính phủ Mỹ.
Nhưng ngay cả trứng đã được khử trùng cũng có thể mang vi khuẩn salmonella vì vi khuẩn này cũng có thể xâm nhập vào lòng đỏ và lòng trắng trứng, tiến sĩ Garden-Robinson cho biết. Tiến sĩ này cho biết không có dữ liệu nào cho thấy hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn salmonella liên quan đến trứng đều xuất phát từ vi khuẩn bên trong trứng hay trên bề mặt trứng.
Cúm gia cầm không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Mặc dù đợt bùng phát cúm gia cầm gần đây đang giết chết hàng triệu con gà mái và khiến giá trứng tăng vọt ở Mỹ, các chuyên gia cho biết bằng chứng hiện tại cho thấy loại virus cúm gia cầm không có khả năng xâm nhập vào quả trứng mà bạn đang ăn.
Tiến sĩ John Swartzberg, giáo sư danh dự về bệnh truyền nhiễm và vắc-xin học tại Đại học California (Mỹ) cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do những con gà mái bị nhiễm bệnh chết vì cúm gia cầm trước khi chúng có thể đẻ trứng.
Tuy nhiên, nếu vi-rút xâm nhập vào hộp đựng trứng của bạn, việc nấu trứng cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ đều cứng lại sẽ giết chết vi-rút.
Có nhiều cách để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Nếu bạn thích ăn lòng đỏ còn chảy đến mức không thể từ bỏ thì thỉnh thoảng bạn vẫn có thể thưởng thức tùy thuộc vào sức khỏe và khả năng chịu rủi ro của bạn.
Tiến sĩ Garden-Robinson cho biết: "Rõ ràng là bạn sẽ không bị ốm mỗi khi ăn trứng chưa nấu chín".
Và bạn không cần phải nấu lòng đỏ cho đến khi chúng cứng đến mức vỡ vụn để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella. Tiến sĩ Indu Upadhyaya, chuyên gia về an toàn thực phẩm tại Đại học Connecticut, cho biết lòng đỏ trứng đông lại hoặc hơi đông lại với kết cấu giống như kem trứng ít nguy hiểm hơn lòng đỏ trứng còn chảy.
Để bảo vệ bản thân hơn nữa, các chuyên gia đã chia sẻ một số khuyến nghị khác:
Cân nhắc đến trứng đã tiệt trùng. Trứng đã được xử lý nhiệt để tiêu diệt mầm bệnh. Chúng được bán dưới dạng lỏng trong hộp đựng hoặc dưới dạng trứng nguyên quả được dán nhãn đã tiệt trùng.
Thực hiện vệ sinh an toàn. Bất cứ khi nào bạn xử lý trứng sống, hãy đảm bảo rửa tay, dao, thớt và mặt bàn bếp.
Giữ trứng mát. Salmonella có thể sinh sôi ở nhiệt độ phòng, vì vậy hãy cho trứng vào tủ lạnh ngay.
Kiểm tra xem có vết nứt không. Ngay cả khi vết nứt nhỏ, tốt nhất bạn nên vứt trứng đi vì vi khuẩn salmonella có thể xâm nhập qua vỏ.
Giữ trứng tươi. Khi trứng hỏng, nguy cơ mắc các bệnh do thực phẩm tăng lên. Bạn có thể bảo quản trứng trong tủ lạnh từ ba đến năm tuần kể từ ngày mua.