Ảnh chụp phổi bệnh nhân bị hội chứng "long Covid"

nhhgiap

Pearl
Sau khi được chữa khỏi COVID-19, hầu hết bệnh nhân sẽ dần dần trở nên tốt hơn trong vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, 40% bệnh nhân này vẫn gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn do COVID-19 để lại trong cơ thể sau nhiều tuần, tác dụng điển hình nhất gọi là “long Covid” (Covid kéo dài). Một nghiên cứu thí điểm ở Anh mới đây cho thấy phổi của những người nhiễm Covid kéo dài xuất hiện nhiều dấu hiệu tổn thương.
Ảnh chụp phổi bệnh nhân bị hội chứng long Covid
(Bên trái là phổi người khỏe mạnh; bên phải là phổi bệnh nhận mắc hội chứng Covid kéo dài)
Các nhà khoa học sử dụng phương pháp quét khí xenon mới để phát hiện những bất thường ở phổi mà phương pháp quét định kỳ không thể xác định. Nghiên cứu tập trung vào 11 người không yêu cầu chăm sóc tại bệnh viện khi lần đầu nhiễm Covid, nhưng trải qua chứng khó thở kéo dài sau lần lây nhiễm đầu tiên.

Hành trình Oxy

Nhóm nghiên cứu từ Oxford, Sheffield, Cardiff và Manchester đã so sánh quét khí xenon và các xét nghiệm chức năng phổi khác ở ba nhóm người: những người có biểu hiện khó thở nhưng không nhập viện khi bị lây nhiễm, 12 người nhiễm Covid nhưng không khó thở, cùng với 13 người khỏe mạnh để làm tiêu chuẩn thí nghiệm.
Sử dụng phương pháp mới do Đại học Sheffield phát triển, tất cả những người tham gia đều hít khí xenon trong quá trình chụp cộng hưởng từ (MRI). Loại khí này đóng vai trò như oxy, nhưng cho phép theo dõi trực quan trong quá trình quét. Do đó, nhóm nghiên cứu có thể lần theo hành trình di chuyển từ phổi vào mạch máu của nó - một bước quan trọng trong việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
Họ nhận thấy đối với phần lớn người có Covid kéo dài, việc truyền khí kém hiệu quả hơn so với những người khỏe mạnh. Nhóm người chỉ nhiễm Covid cũng có biểu hiện bất thường tương tự.
Theo tiến sĩ Emily Fraser - trưởng nhóm nghiên cứu và chuyên gia về phổi, ban đầu mọi thứ rất mù mờ, mọi người đến phòng khám nhưng không thể giải thích chính xác lý do họ khó thở. Thông thường, phương pháp chụp X-quang và chụp CT không cho thấy bất thường.
"Đây là nghiên cứu quan trọng, tôi thực sự mong sẽ có phát hiện mới hữu ích để giải thích hiện tượng bệnh lý như vậy”, tiến sĩ nói.
“Điều quan trọng là mọi người phải biết rằng các chiến lược phục hồi chức năng và luyện thở có thể thực sự hữu ích. Khi chúng tôi thấy ai trong phòng khám khó thở, chúng tôi sẽ áp dụng một số biện pháp giúp giảm bớt triệu chứng”, cô nói thêm.
“Hiện có nhiều câu hỏi cần trả lời: bao nhiêu bệnh nhân Covid kéo dài có kết quả quét bất thường, nguyên nhân của sự bất thường đó là gì, cũng như hậu quả lâu dài của nó. Một khi chúng tôi tìm ra cơ chế đằng sau triệu chứng này, chúng tôi có cơ sở tốt hơn để phát triển phương pháp điều trị hiệu quả”, Giáo sư Fergus Gleeson - đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
Nguồn: BBC
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top