Ảnh "fake" vụ nổ ở Lầu Năm Góc khiến dân đầu tư Mỹ có một phen "hú vía"

Một bức ảnh cho thấy lửa và khói đen bốc lên cạnh tòa nhà giống Lầu Năm Góc đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, khiến các quan chức nước Mỹ phải nhanh chóng lên tiếng đính chính.
Theo NBC đưa tin, bức ảnh dường như được tài khoản Twitter @CBKNews đăng tải đầu tiên lúc 8h42 ngày 22/5 (giờ địa phương), sau đó tài khoản này đã xóa bài viết.
Ảnh fake vụ nổ ở Lầu Năm Góc khiến dân đầu tư Mỹ có một phen hú vía
RT, hãng thông tấn của Nga, đã chia sẻ lại hình ảnh này vào lúc 10h03 cùng ngày với chú thích "Có thông tin về một vụ nổ gần Lầu Năm Góc". Một tài khoản khác chuyên tổng hợp tin tức kinh doanh với hơn 650.000 người theo dõi trên Twitter cũng đã chia sẻ hình ảnh vụ nổ.
Bức ảnh nhanh chóng lan truyền trên mạng dường như đã khiến một số nhà đầu tư hoảng sợ. S&P 500 đã giảm mạnh trong vài phút sau khi bức ảnh bắt đầu được chia sẻ rộng rãi.
Lầu Năm Góc đã bác bỏ thông tin có vụ nổ. "Chúng tôi xác nhận đây là thông tin sai sự thật. Lầu Năm Góc không hề bị tấn công", phát ngôn viên Lầu Năm Góc khẳng định.
Sở Cứu hỏa Arlington, Virginia cũng xác nhận trên mạng xã hội là không ghi nhận bất kỳ vụ nổ hay sự cố nào xảy ra ở gần Lẩu Năm Góc.
Một số chuyên gia nhận định, bức ảnh này có thể là tác phẩm của các công cụ chỉnh sửa hoặc được tạo ra bởi AI. Hiện nay, các công nghệ AI cho phép người dùng dễ dàng tạo ra các bức ảnh trông như thật chỉ trong vài phút mà không cần bất kỳ kiến thức chỉnh sửa ảnh nào.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top