From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Trong một bài báo khoa học xuất bản năm 1909, bác sĩ tâm thần người Pháp Raoul Leroy đã mô tả một chứng rối loạn tâm thần đặc biệt. Nó được đặc trưng bởi ảo giác mà ông gọi là Lilliputians, trong đó, bệnh nhân nhìn thấy những người lùn hoặc người tí hon nhảy nhót loạn xạ trong phòng.
Điều đặc biệt là tất cả những người ảo giác này vẫn tuân theo các định luật vật lý của thế giới thực. Với kích thước nhỏ, người tí hon sử dụng các công cụ nhỏ (xe đạp, cưỡi ngựa), họ thổi kèn hoặc đánh trống cũng phát ra tiếng nhỏ. Người tí hon không biến hóa, nhưng chúng có thể xuất hiện giống như một phiên bản thực tế ảo tăng cường.
Chính Leroy cũng đã trải qua ảo giác này một lần vào năm 1909. Ông nói mình đã nhìn thấy những người tý hon nhiều màu sắc. Chúng có vẻ rất giống với nhân vật hoạt hình và rất thân thiện.
Gần đây, một nhà thần kinh học người Hà Lan tên là Jan Dirk Blom tại Đại học Leiden, đã cất công thu thập tài liệu viết về 226 trường hợp gặp ảo giác Lilliputians nhằm làm sáng tỏ hiện tượng tâm lý hiếm gặp này.
Theo tài liệu của Dirk Blom chỉ có khoảng 145 người trên thế giới từng gặp chúng. Ông ước tính tỷ lệ này là 30–80/10.000 người trong quần thể bệnh nhân tâm thần lâm sàng. Đó là đã tính đến hết tất cả các dạng của ảo giác này, "liên quan đến những người đàn ông, phụ nữ, trẻ em, người khổng lồ, người nhỏ bé, hoặc người lùn, thường ăn mặc lòe loẹt và cầu kỳ như những người thợ săn, chú hề, vũ công, binh lính, nông dân, quan lại…", Dirk Blom viết.
Trong phần lớn các trường hợp, các sinh vật ảo giác xuất hiện rất nhiều, đôi khi lên đến vài nghìn hoặc thậm chí vài triệu con (trong hai trường hợp). Hầu hết những người gặp ảo giác Lilliputians báo cáo những sinh vật tý hon rất hoạt náo, chúng nhảy lên ghế, lên bàn, trèo lên đồ đạc, diễu hành theo đội hoặc biểu diễn nhào lộn.
Dirk Blom nói ảo giác Lilliputians thuộc loại "ảo giác xạ ảnh dựa trên thực tế" vì chúng được đặt trong môi trường thực tế và dường như tuân theo các quy luật vật lý và không gian ba chiều.
Những sinh vật tí hon cao từ 1mm đến 1m (chiều cao trung bình là 23 cm) và trong một số trường hợp đi kèm với những sinh vật ảo giác khổng lồ (Ảo giác Brobdingnagian Halluc). Các đợt ảo giác kéo dài từ vài giây cho đến nhiều thập kỷ.
Khoảng 46% bệnh nhân báo cáo những sinh vật tý hon này xuất hiện làm phiền họ, chẳng hạn đe dọa tấn công, khiến họ khó chịu, mệt mỏi. Chỉ có 36% nói rằng ảo giác khá tích cực, họ thấy những người tý hon nhảy múa vui nhộn và thích thú.
Điều này trái với giả thuyết ban đầu của Leroy cho rằng Lilliputians là một ảo giác vui vẻ. Một nam bệnh nhân 63 tuổi người Ấn Độ báo cáo ông thấy những người tí hon xuất hiện 2 lần mỗi ngày, đều đặn mỗi phiên 5 phút và kéo dài trong 6 tháng.
"Khoảng 200 người như vậy từng tấn công tôi. Chúng có kích thước rất nhỏ. Các thành viên trong gia đình tôi nói rằng mỗi khi bị tấn công tôi thường hét lên hoảng loạn", ông nói. Họ đã phải đưa ông tới bác sĩ tâm thần để chữa trị.
Một trong những trải nghiệm đáng sợ nhất với ảo giác Lilliputian được Leroy ghi nhận lại:
"Một phụ nữ 50 tuổi mắc chứng nghiện rượu mãn tính, người tuyên bố đã nhìn thấy hai người đàn ông "cao bằng ngón tay", mặc đồ màu xanh lam và hút tẩu thuốc, ngồi cao vắt vẻo trên dây điện báo.
Trong lúc quan sát họ, bệnh nhân cho biết đã nghe thấy giọng những người tí hon này dọa giết mình. Lúc đó, tầm nhìn biến mất và bệnh nhân bỏ chạy".
"Dẫu vậy, ảo giác Lilliputian theo truyền thống được coi là lành tính và có tiếng là dễ chịu", giáo sư Blom viết.
Có một điểm thú vị nữa là những người tí hon thường hiện ra vào khoảnh khắc hoàng hôn, một thời điểm ánh sáng nhập nhoạng và thị giác dễ bị đánh lừa.
Ngoài ra, một hiện tượng được giáo sư Blom gọi là "sự xâm nhập của giấc mơ" cũng có thể khiến bệnh nhân nhầm tưởng mình nhìn thấy những người tí hon ngoài đời, nhưng thực ra đó chỉ là một phần giấc mơ của họ bị trộn lẫn với thực tại, ở một thời điểm nửa tỉnh nửa mê nào đó.
Dharmendra Kendre, bác sĩ tại Bệnh viện Noble, người đã điều trị cho bệnh nhân người Ấn Độ cho biết: "Đây là một trường hợp rất hiếm gặp, chỉ khoảng một phần triệu người bị rối loạn như vậy. Ảo giác Lilliputian chẳng qua là một nhận thức sai lầm về mọi thứ mà không có tác nhân kích thích.
Điều này có thể xảy ra khi sử dụng các loại ma túy như cocaine và cần sa. Sự mất cân bằng trao đổi chất hoặc điện giải cũng có thể gây ra ảo giác này. Chúng ta cũng có thể gặp những trường hợp như vậy ở những bệnh nhân u não thùy thái dương, sa sút trí tuệ và tâm thần phân liệt".
Tùy theo nguyên nhân được xác định mà việc điều trị ảo giác Lilliputian có thể khác nhau. Trong trường hợp của người đàn ông Ấn Độ, bác sĩ Kendre cho biết nó có thể do một số căng thẳng sau chấn thương gây ra.
"Ông ấy đã được điều trị trong ba tháng qua. Chúng tôi đã kê cho ông ấy một số thuốc chống loạn thần kèm thêm các buổi tư vấn tâm lý. Trong trường hợp người cao tuổi, thậm chí căng thẳng sau chấn thương hoặc mất ngủ kéo dài cũng có thể gây ra ảo giác Lilliputian. Trong những trường hợp như vậy, bệnh nhân cần đến ngay bác sĩ tâm lý để được phục hồi sức khỏe sớm", bác sĩ Kendre nói.
Thật may mắn với người đàn ông Ấn Độ này, việc điều trị đã có hiệu quả. Bác sĩ Kendre nói hiện tượng ảo giác của ông ấy đã giảm dần và hiện tại đã khỏi hẳn.
"Tôi là một người đã nghỉ hưu, và tôi ở nhà mọi lúc. Trước đây ít nhất hai ngày mỗi lần, tôi từng thấy mình bị tấn công bởi những người tí hon. Bây giờ, tôi có thể ngủ yên và tôi không có bất kỳ suy nghĩ nào như thế nữa", bệnh nhân nói.
Mặc dù vậy, không phải bệnh nhân mắc ảo giác Lilliputian nào cũng may mắn được chữa khỏi bệnh. Theo thống kê của Dirk Bloom, chỉ có 62% bệnh nhân chữa trị có thể hồi phục từ ảo giác này. Khoảng 18% trong số họ sẽ thấy các ảo giác cho tới suốt đời, 8% tử vong vì chúng.
#Ảogiác #Ảogiáckỳlạ #ẢogiácLilliputians #Ảogiácngườitýhonnhàolộntrongphòng #Chứngrốiloạntâmthần
Điều đặc biệt là tất cả những người ảo giác này vẫn tuân theo các định luật vật lý của thế giới thực. Với kích thước nhỏ, người tí hon sử dụng các công cụ nhỏ (xe đạp, cưỡi ngựa), họ thổi kèn hoặc đánh trống cũng phát ra tiếng nhỏ. Người tí hon không biến hóa, nhưng chúng có thể xuất hiện giống như một phiên bản thực tế ảo tăng cường.
Chính Leroy cũng đã trải qua ảo giác này một lần vào năm 1909. Ông nói mình đã nhìn thấy những người tý hon nhiều màu sắc. Chúng có vẻ rất giống với nhân vật hoạt hình và rất thân thiện.
Gần đây, một nhà thần kinh học người Hà Lan tên là Jan Dirk Blom tại Đại học Leiden, đã cất công thu thập tài liệu viết về 226 trường hợp gặp ảo giác Lilliputians nhằm làm sáng tỏ hiện tượng tâm lý hiếm gặp này.
Theo tài liệu của Dirk Blom chỉ có khoảng 145 người trên thế giới từng gặp chúng. Ông ước tính tỷ lệ này là 30–80/10.000 người trong quần thể bệnh nhân tâm thần lâm sàng. Đó là đã tính đến hết tất cả các dạng của ảo giác này, "liên quan đến những người đàn ông, phụ nữ, trẻ em, người khổng lồ, người nhỏ bé, hoặc người lùn, thường ăn mặc lòe loẹt và cầu kỳ như những người thợ săn, chú hề, vũ công, binh lính, nông dân, quan lại…", Dirk Blom viết.
Trong phần lớn các trường hợp, các sinh vật ảo giác xuất hiện rất nhiều, đôi khi lên đến vài nghìn hoặc thậm chí vài triệu con (trong hai trường hợp). Hầu hết những người gặp ảo giác Lilliputians báo cáo những sinh vật tý hon rất hoạt náo, chúng nhảy lên ghế, lên bàn, trèo lên đồ đạc, diễu hành theo đội hoặc biểu diễn nhào lộn.
Dirk Blom nói ảo giác Lilliputians thuộc loại "ảo giác xạ ảnh dựa trên thực tế" vì chúng được đặt trong môi trường thực tế và dường như tuân theo các quy luật vật lý và không gian ba chiều.
Những sinh vật tí hon cao từ 1mm đến 1m (chiều cao trung bình là 23 cm) và trong một số trường hợp đi kèm với những sinh vật ảo giác khổng lồ (Ảo giác Brobdingnagian Halluc). Các đợt ảo giác kéo dài từ vài giây cho đến nhiều thập kỷ.
Khoảng 46% bệnh nhân báo cáo những sinh vật tý hon này xuất hiện làm phiền họ, chẳng hạn đe dọa tấn công, khiến họ khó chịu, mệt mỏi. Chỉ có 36% nói rằng ảo giác khá tích cực, họ thấy những người tý hon nhảy múa vui nhộn và thích thú.
Điều này trái với giả thuyết ban đầu của Leroy cho rằng Lilliputians là một ảo giác vui vẻ. Một nam bệnh nhân 63 tuổi người Ấn Độ báo cáo ông thấy những người tí hon xuất hiện 2 lần mỗi ngày, đều đặn mỗi phiên 5 phút và kéo dài trong 6 tháng.
"Khoảng 200 người như vậy từng tấn công tôi. Chúng có kích thước rất nhỏ. Các thành viên trong gia đình tôi nói rằng mỗi khi bị tấn công tôi thường hét lên hoảng loạn", ông nói. Họ đã phải đưa ông tới bác sĩ tâm thần để chữa trị.
Một trong những trải nghiệm đáng sợ nhất với ảo giác Lilliputian được Leroy ghi nhận lại:
"Một phụ nữ 50 tuổi mắc chứng nghiện rượu mãn tính, người tuyên bố đã nhìn thấy hai người đàn ông "cao bằng ngón tay", mặc đồ màu xanh lam và hút tẩu thuốc, ngồi cao vắt vẻo trên dây điện báo.
Trong lúc quan sát họ, bệnh nhân cho biết đã nghe thấy giọng những người tí hon này dọa giết mình. Lúc đó, tầm nhìn biến mất và bệnh nhân bỏ chạy".
"Dẫu vậy, ảo giác Lilliputian theo truyền thống được coi là lành tính và có tiếng là dễ chịu", giáo sư Blom viết.
Có một điểm thú vị nữa là những người tí hon thường hiện ra vào khoảnh khắc hoàng hôn, một thời điểm ánh sáng nhập nhoạng và thị giác dễ bị đánh lừa.
Ngoài ra, một hiện tượng được giáo sư Blom gọi là "sự xâm nhập của giấc mơ" cũng có thể khiến bệnh nhân nhầm tưởng mình nhìn thấy những người tí hon ngoài đời, nhưng thực ra đó chỉ là một phần giấc mơ của họ bị trộn lẫn với thực tại, ở một thời điểm nửa tỉnh nửa mê nào đó.
Dharmendra Kendre, bác sĩ tại Bệnh viện Noble, người đã điều trị cho bệnh nhân người Ấn Độ cho biết: "Đây là một trường hợp rất hiếm gặp, chỉ khoảng một phần triệu người bị rối loạn như vậy. Ảo giác Lilliputian chẳng qua là một nhận thức sai lầm về mọi thứ mà không có tác nhân kích thích.
Điều này có thể xảy ra khi sử dụng các loại ma túy như cocaine và cần sa. Sự mất cân bằng trao đổi chất hoặc điện giải cũng có thể gây ra ảo giác này. Chúng ta cũng có thể gặp những trường hợp như vậy ở những bệnh nhân u não thùy thái dương, sa sút trí tuệ và tâm thần phân liệt".
Tùy theo nguyên nhân được xác định mà việc điều trị ảo giác Lilliputian có thể khác nhau. Trong trường hợp của người đàn ông Ấn Độ, bác sĩ Kendre cho biết nó có thể do một số căng thẳng sau chấn thương gây ra.
"Ông ấy đã được điều trị trong ba tháng qua. Chúng tôi đã kê cho ông ấy một số thuốc chống loạn thần kèm thêm các buổi tư vấn tâm lý. Trong trường hợp người cao tuổi, thậm chí căng thẳng sau chấn thương hoặc mất ngủ kéo dài cũng có thể gây ra ảo giác Lilliputian. Trong những trường hợp như vậy, bệnh nhân cần đến ngay bác sĩ tâm lý để được phục hồi sức khỏe sớm", bác sĩ Kendre nói.
Thật may mắn với người đàn ông Ấn Độ này, việc điều trị đã có hiệu quả. Bác sĩ Kendre nói hiện tượng ảo giác của ông ấy đã giảm dần và hiện tại đã khỏi hẳn.
"Tôi là một người đã nghỉ hưu, và tôi ở nhà mọi lúc. Trước đây ít nhất hai ngày mỗi lần, tôi từng thấy mình bị tấn công bởi những người tí hon. Bây giờ, tôi có thể ngủ yên và tôi không có bất kỳ suy nghĩ nào như thế nữa", bệnh nhân nói.
Mặc dù vậy, không phải bệnh nhân mắc ảo giác Lilliputian nào cũng may mắn được chữa khỏi bệnh. Theo thống kê của Dirk Bloom, chỉ có 62% bệnh nhân chữa trị có thể hồi phục từ ảo giác này. Khoảng 18% trong số họ sẽ thấy các ảo giác cho tới suốt đời, 8% tử vong vì chúng.
#Ảogiác #Ảogiáckỳlạ #ẢogiácLilliputians #Ảogiácngườitýhonnhàolộntrongphòng #Chứngrốiloạntâmthần