myle.vnreview
Writer
Các app gọi, đặt xe của Việt Nam như Be, Ahamove đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng giao đồ ăn. Đây vốn là lĩnh vực bị các app nước ngoài chi phối bấy lâu nay.
Các ứng dụng gọi xe công nghệ của Việt Nam trở lại cuộc đua giao đồ ăn. Ảnh: Be Group.
beFood - dịch vụ giao đồ ăn của ứng dụng Be - vừa cho ra mắt tính năng “Bộ sưu tập ăn uống cá nhân” nhằm giúp người dùng có thể tạo danh sách các món ăn yêu thích theo nhiều chủ đề khác nhau.
Không chỉ giúp hệ thống dễ dàng nắm bắt gu ăn uống của người dùng, tính năng mới còn đề xuất quán ăn phù hợp hơn từ kho nhà hàng, quán ăn đối tác của beFood. Người dùng cũng có thể dễ dàng tham khảo, lưu và chia sẻ các bộ sưu tập với bạn bè hay tìm hiểu sở thích ẩm thực của người nổi tiếng.
Tuy nhiên, dữ liệu từ Nielsen cho biết hơn 77% người dùng dịch vụ giao đồ ăn gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định chọn món. Từ tham khảo gợi ý bạn bè, đồng nghiệp cho đến tìm hiểu các đánh giá trên nhiều ứng dụng trực tuyến, trải nghiệm đặt món mỗi ngày của người dùng đang trở nên tốn thời gian và nhàm chán.
Trong khi đó, nghiên cứu từ công ty IMARC cho thấy bên cạnh chất lượng món ăn, sự tiện lợi (bao gồm trải nghiệm đặt và giao món nhanh chóng) là yếu tố có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định của khách hàng.
Với tính năng mới, beFood mong muốn "làm mới" dịch vụ gọi đồ ăn, tạo nên một cộng đồng giúp người dùng dễ dàng lựa chọn đặt món và kết nối sở thích ẩm thực. Kết hợp với chính sách không ghép đơn và thu hẹp thời gian giao hàng trung bình xuống dưới 18 phút, ứng dụng cũng kỳ vọng tăng khả năng giữ chân người dùng trung thành lẫn mở rộng tệp khách hàng.
Tính năng này cho phép người dùng tìm hiểu sở thích ẩm thực của người nổi tiếng. Ảnh: Minh Khánh.Sau gần 6 năm hoạt động, hãng gọi xe công nghệ Be đã ghi nhận trên 200 triệu lượt tải ứng dụng và vận hành hơn 400.000 đối tác tài xế tại hơn 50 tỉnh thành. Trong đó, tỷ lệ khách hàng sử dụng nhiều hơn 2 dịch vụ chiếm hơn 50%.
Giai đoạn đầu mới ra mắt, ứng dụng chỉ tập trung vào 2 dịch vụ chính là vận chuyển (beBike, beCar) và giao hàng (beDelivery). Phải đến năm 2022, Be mới cho ra mắt dịch vụ giao đồ ăn beFood.
Song chỉ sau 2 năm, beFood đạt tốc độ tăng trưởng đơn hàng lên tới 390%, lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tăng 250%. Số lượng đối tác nhà hàng, quán ăn tham gia beFood cũng đã tăng gần 10 lần lên 100.000 đơn vị.
Theo báo cáo của iPOS, thói quen đặt đồ ăn online của người Việt ngày càng phổ biến. Với hơn 13 triệu khách hàng tính riêng năm 2023, thị trường ghi nhận gần 30% người Việt đặt đồ ăn online từ 1-2 lần/tuần và 20% đặt 3-4 lần/tuần.
Tuy nhiên, sân chơi giao đồ ăn tại Việt Nam tương đối cô đặc khi chỉ tập trung ở 2 ứng dụng nước ngoài là Grab và ShopeeFood. Mặt khác, beFood là dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến duy nhất của Việt Nam lọt vào top 3 thị phần.
Bên cạnh giao đồ ăn, Be định hình chiến lược phát triển thành một siêu ứng dụng thuần Việt với dải dịch vụ mở rộng sang cả đặt vé di chuyển (máy bay, tàu hỏa), bảo hiểm hay viễn thông để cạnh tranh với các đối thủ ngoại.
Gần đây nhất là vào đầu tháng 9, ứng dụng gọi xe công nghệ Gojek đã quyết định rút lui nhằm dồn lực cho các thị trường trọng yếu như Indonesia và Singapore để tìm kiếm lợi nhuận.
Trước đó, vào cuối năm 2023, ứng dụng giao đồ ăn đến từ Hàn Quốc - Baemin - cũng phải chấp nhận thất bại sau 4 năm hoạt động tại Việt Nam.
Ngoài Be, một app thuần Việt khác là Ahamove cũng có kế hoạch thử sức một lần nữa mảng giao đồ ăn với giải pháp AhaFood AI Chatbot (trợ lý ảo trí tuệ nhân tạo) dành cho các chủ nhà hàng.
Trên thực tế, vào cuối năm 2017, Scommerce - công ty mẹ của Ahamove - từng giới thiệu nền tảng giao đồ ăn trực tuyến Lala. Tuy nhiên, trước cuộc đua đốt tiền và cạnh tranh gay gắt của các ứng dụng lớn nước ngoài, Lala nhanh chóng thất thế và đành ngậm ngùi rời đi chỉ sau 1 năm.
Các app thuần Việt đang đẩy mạnh đầu tư mảng giao đồ ăn để giành lại ưu thế trên "sân nhà". Ảnh: Ahamove.Lần này, Ahamove đưa công nghệ trợ lý ảo trí tuệ nhân tạo tích hợp vào trang Facebook của đối tác nhà hàng, qua đó hỗ trợ tự động toàn bộ quá trình đặt đơn của người dùng gồm gửi menu, tư vấn món, lấy thông tin địa chỉ/số điện thoại và tính tổng giá trị đơn hàng.
Sau khi người dùng xác nhận đặt đơn, hệ thống sẽ thông báo cho nhà hàng để chuẩn bị món và điều phối tài xế Ahamove đi giao hàng. Ahamove ước tính quá trình tư vấn diễn ra trong 2 phút và giao hàng diễn ra trong khoảng 15 phút.
“Trợ lý ảo của Ahamove sẽ hỗ trợ nhà hàng giải quyết các vấn đề về nhân sự trực fanpage và tổng đài, tự động chăm sóc khách hàng 24/7, xử lý nhiều yêu cầu của khách hàng trong cùng một thời điểm”, đại diện ứng dụng cho biết.
Hiện dịch vụ AhaFood đã triển khai tại Đà Nẵng với 500 nhà hàng và đang thử nghiệm tại thị trường Hà Nội và TP.HCM.
Trong bối cảnh nhiều ứng dụng ngoại đã phải ngậm ngùi rời cuộc "chơi giao" đồ ăn, việc các ứng dụng thuần Việt đầu tư mạnh cho mảng này kỳ vọng giúp thị trường khởi sắc trở lại. Với càng nhiều ứng dụng cạnh tranh trong một dịch vụ, người dùng sẽ là bên hưởng lợi nhiều nhất.
Nguồn: Minh Khánh/Znews
Các ứng dụng gọi xe công nghệ của Việt Nam trở lại cuộc đua giao đồ ăn. Ảnh: Be Group.
beFood - dịch vụ giao đồ ăn của ứng dụng Be - vừa cho ra mắt tính năng “Bộ sưu tập ăn uống cá nhân” nhằm giúp người dùng có thể tạo danh sách các món ăn yêu thích theo nhiều chủ đề khác nhau.
Không chỉ giúp hệ thống dễ dàng nắm bắt gu ăn uống của người dùng, tính năng mới còn đề xuất quán ăn phù hợp hơn từ kho nhà hàng, quán ăn đối tác của beFood. Người dùng cũng có thể dễ dàng tham khảo, lưu và chia sẻ các bộ sưu tập với bạn bè hay tìm hiểu sở thích ẩm thực của người nổi tiếng.
Ứng dụng Việt đẩy mạnh mảng giao đồ ăn
Theo thống kê của beFood, cứ 4 người truy cập nền tảng sẽ có 1 người tìm đến dịch vụ giao đồ ăn để tìm kiếm gợi ý ăn uống.Tuy nhiên, dữ liệu từ Nielsen cho biết hơn 77% người dùng dịch vụ giao đồ ăn gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định chọn món. Từ tham khảo gợi ý bạn bè, đồng nghiệp cho đến tìm hiểu các đánh giá trên nhiều ứng dụng trực tuyến, trải nghiệm đặt món mỗi ngày của người dùng đang trở nên tốn thời gian và nhàm chán.
Trong khi đó, nghiên cứu từ công ty IMARC cho thấy bên cạnh chất lượng món ăn, sự tiện lợi (bao gồm trải nghiệm đặt và giao món nhanh chóng) là yếu tố có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định của khách hàng.
Với tính năng mới, beFood mong muốn "làm mới" dịch vụ gọi đồ ăn, tạo nên một cộng đồng giúp người dùng dễ dàng lựa chọn đặt món và kết nối sở thích ẩm thực. Kết hợp với chính sách không ghép đơn và thu hẹp thời gian giao hàng trung bình xuống dưới 18 phút, ứng dụng cũng kỳ vọng tăng khả năng giữ chân người dùng trung thành lẫn mở rộng tệp khách hàng.
Tính năng này cho phép người dùng tìm hiểu sở thích ẩm thực của người nổi tiếng. Ảnh: Minh Khánh.
Giai đoạn đầu mới ra mắt, ứng dụng chỉ tập trung vào 2 dịch vụ chính là vận chuyển (beBike, beCar) và giao hàng (beDelivery). Phải đến năm 2022, Be mới cho ra mắt dịch vụ giao đồ ăn beFood.
Song chỉ sau 2 năm, beFood đạt tốc độ tăng trưởng đơn hàng lên tới 390%, lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tăng 250%. Số lượng đối tác nhà hàng, quán ăn tham gia beFood cũng đã tăng gần 10 lần lên 100.000 đơn vị.
Theo báo cáo của iPOS, thói quen đặt đồ ăn online của người Việt ngày càng phổ biến. Với hơn 13 triệu khách hàng tính riêng năm 2023, thị trường ghi nhận gần 30% người Việt đặt đồ ăn online từ 1-2 lần/tuần và 20% đặt 3-4 lần/tuần.
Tuy nhiên, sân chơi giao đồ ăn tại Việt Nam tương đối cô đặc khi chỉ tập trung ở 2 ứng dụng nước ngoài là Grab và ShopeeFood. Mặt khác, beFood là dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến duy nhất của Việt Nam lọt vào top 3 thị phần.
Bên cạnh giao đồ ăn, Be định hình chiến lược phát triển thành một siêu ứng dụng thuần Việt với dải dịch vụ mở rộng sang cả đặt vé di chuyển (máy bay, tàu hỏa), bảo hiểm hay viễn thông để cạnh tranh với các đối thủ ngoại.
Thử sức với mô hình mới
Sự nổi lên của các ứng dụng giao đồ ăn địa phương xuất hiện trong bối cảnh nhiều thương hiệu nước ngoài đã phải nói lời tạm biệt thị trường Việt Nam.Gần đây nhất là vào đầu tháng 9, ứng dụng gọi xe công nghệ Gojek đã quyết định rút lui nhằm dồn lực cho các thị trường trọng yếu như Indonesia và Singapore để tìm kiếm lợi nhuận.
Trước đó, vào cuối năm 2023, ứng dụng giao đồ ăn đến từ Hàn Quốc - Baemin - cũng phải chấp nhận thất bại sau 4 năm hoạt động tại Việt Nam.
Ngoài Be, một app thuần Việt khác là Ahamove cũng có kế hoạch thử sức một lần nữa mảng giao đồ ăn với giải pháp AhaFood AI Chatbot (trợ lý ảo trí tuệ nhân tạo) dành cho các chủ nhà hàng.
Trên thực tế, vào cuối năm 2017, Scommerce - công ty mẹ của Ahamove - từng giới thiệu nền tảng giao đồ ăn trực tuyến Lala. Tuy nhiên, trước cuộc đua đốt tiền và cạnh tranh gay gắt của các ứng dụng lớn nước ngoài, Lala nhanh chóng thất thế và đành ngậm ngùi rời đi chỉ sau 1 năm.
Các app thuần Việt đang đẩy mạnh đầu tư mảng giao đồ ăn để giành lại ưu thế trên "sân nhà". Ảnh: Ahamove.
Sau khi người dùng xác nhận đặt đơn, hệ thống sẽ thông báo cho nhà hàng để chuẩn bị món và điều phối tài xế Ahamove đi giao hàng. Ahamove ước tính quá trình tư vấn diễn ra trong 2 phút và giao hàng diễn ra trong khoảng 15 phút.
“Trợ lý ảo của Ahamove sẽ hỗ trợ nhà hàng giải quyết các vấn đề về nhân sự trực fanpage và tổng đài, tự động chăm sóc khách hàng 24/7, xử lý nhiều yêu cầu của khách hàng trong cùng một thời điểm”, đại diện ứng dụng cho biết.
Hiện dịch vụ AhaFood đã triển khai tại Đà Nẵng với 500 nhà hàng và đang thử nghiệm tại thị trường Hà Nội và TP.HCM.
Trong bối cảnh nhiều ứng dụng ngoại đã phải ngậm ngùi rời cuộc "chơi giao" đồ ăn, việc các ứng dụng thuần Việt đầu tư mạnh cho mảng này kỳ vọng giúp thị trường khởi sắc trở lại. Với càng nhiều ứng dụng cạnh tranh trong một dịch vụ, người dùng sẽ là bên hưởng lợi nhiều nhất.
Nguồn: Minh Khánh/Znews