Apple lại bị tố giới hạn tuổi thọ iPhone để ép người dùng nâng cấp

Mỗi khi Apple ra mắt iPhone mới, một nhóm các kỹ thuật viên tại công ty The Repair Academy lại bắt đầu tháo rời các sản phẩm này ra để kiểm tra và đánh giá linh kiện bên trong.
Sau 3 năm thực hiện công việc này, họ đã rút ra kết luận rằng những chiếc iPhone đang dần trở thành một "pháo đài", với những linh kiện và bộ phận không thể sửa chữa hoặc thay thế bởi bất kỳ ai ngoài những cửa hàng ủy quyền của Apple. Và tất nhiên, phí linh kiện và nhân công khi sửa chữa tại các cửa hàng này cũng rất đắt đỏ để hợp với "đẳng cấp" của Apple.
Apple lại bị tố giới hạn tuổi thọ iPhone để ép người dùng nâng cấp
Theo đó, nhóm kỹ thuật viên cho biết, cứ mỗi khi một chiếc iPhone mới được phát hành, họ lại phát hiện thêm một bộ phận khác bị khóa để chỉ có thể sửa chữa và thay thế bởi chính Apple. Trước đó là chip trên bo mạch chủ, giờ là các thành phần khác như Face ID, pin, màn hình,...
Ngoài ra, một biện pháp Apple đang sử dụng để ngăn các cửa hàng bên ngoài sửa chữa iPhone là đánh số series lên các linh kiện bên trong. Nếu thay đổi linh kiện với series không trùng khớp, chúng sẽ không thể hoạt động được. Một ví dụ tiêu biểu là tráo đổi hai màn hình đang hoạt động bình thường trên 2 chiếc iPhone với nhau, chúng cũng sẽ không thể hoạt động.
The Repair Academy cho rằng động thái này của Apple sẽ buộc người dùng phải chi nhiều tiền hơn để sửa chữa hoặc thay thế linh kiện trên iPhone cũ của mình. Và khi mức giá trở nên quá cao, nhiều người sẽ "tặc lưỡi" mua iPhone mới thay vì sửa chữa.
Điều này sẽ tác động rất xấu đến môi trường, do lượng rác thải điện tử tăng lên. Theo tổ chức phi lợi nhuận WEEE (Bỉ) chuyên nghiên cứu về rác thải điện tử, ước tính trong năm ngoái đã có 5,3 tỷ điện thoại di động bị vứt bỏ.
Apple lại bị tố giới hạn tuổi thọ iPhone để ép người dùng nâng cấp
Dựa vào những bằng chứng mà The Repair Academy thu thập trong những năm qua, một công tố viên tại Pháp đã quyết định hành động khi cho biết sẽ tiến hành điều tra việc Apple cố tình hạn chế tuổi thọ của iPhone để buộc người dùng phải mua sản phẩm mới.
Pháp là một trong những quốc gia đi đầu trong việc yêu cầu các hãng sản xuất phải trao quyền sửa chữa thiết bị cho người dùng. Đây cũng là quốc gia đầu tiên tại châu Âu công bố hệ thống tính điểm khả năng sửa chữa các thiết bị điện tử.
Đây cũng không phải lần đầu tiên Apple bị cáo buộc cố tình giới hạn tuổi thọ hoặc làm chậm iPhone cũ để buộc người dùng mua máy mới.
Năm 2017, Apple đã bị chính phủ Pháp phạt 25 triệu Euro (tương đương 27 triệu USD) vì không thông báo cho người dùng được biết việc nâng cấp hệ điều hành iOS sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của iPhone đời cũ.
9 tháng sau, Apple tiếp tục bị phạt 113 triệu USD tại Mỹ vì làm giảm thời lượng sử dụng pin trên những chiếc iPhone đời cũ.
Apple cũng đang bị kiện tập thể tại Anh vì cáo buộc che giấu việc giảm hiệu suất pin sau khi cập nhật iOS trên iPhone đời cũ. Nếu bị kết luận có tội, Apple sẽ phải nhận án phạt và bồi thường số tiền tới 2 tỷ USD.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top