Apple muốn cắt 50% nhân công tại nhà máy lắp ráp iPhone

Trà Xanh

Moderator
Chuẩn bị cho sự xuất hiện của iPhone 16 và iPhone 16 Pro, Apple đang có những thay đổi đáng chú ý trong quy trình sản xuất dòng sản phẩm chủ lực của mình. Theo nhiều nguồn tin, hãng đang hướng tới việc giảm sự phụ thuộc vào nhân công, thay vào đó là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa.

Động thái này được cho là xuất phát từ những khó khăn mà Apple gặp phải trong vài năm qua, khi các nhà máy của Foxconn tại Trung Quốc liên tục bị ảnh hưởng bởi các đợt phong tỏa do COVID-19 và các cuộc biểu tình liên quan đến lương bổng.

1719289493905.png


Để hiện thực hóa mục tiêu này, Apple đã chỉ đạo các đối tác trong chuỗi cung ứng cắt giảm nhân sự tham gia sản xuất iPhone. Thay vào đó, hãng đã phê duyệt nhiều dự án ứng dụng AI và tự động hóa nhằm giảm thiểu sự can thiệp của con người, đặc biệt trong khâu kiểm tra sản phẩm cuối cùng. Điều này đồng nghĩa với việc các đối tác như Foxconn sẽ có thể dịch chuyển dây chuyền sản xuất sang các quốc gia khác ngoài Trung Quốc.

Việc dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là ý tưởng mới của Apple. Tuy nhiên, việc loại bỏ lao động thủ công khỏi dây chuyền sản xuất iPhone có thể mở ra cơ hội cho các nhà máy được xây dựng tại những khu vực có nguồn nhân lực giá rẻ hơn. Hơn nữa, tự động hóa cũng giúp Apple dễ dàng duy trì hoạt động sản xuất liên tục, thậm chí là tăng tốc độ, ngay cả khi đối mặt với những biến động toàn cầu như đại dịch COVID-19.

Theo The Information, sau các cuộc biểu tình của công nhân Foxconn, Phó Chủ tịch Sabih Khan, người phụ trách mảng hoạt động của Apple, đã yêu cầu cấp dưới tìm cách giảm 50% số lượng nhân công lắp ráp iPhone.

Để đạt được mục tiêu này, Apple đã "bật đèn xanh" cho nhiều dự án tự động hóa dây chuyền lắp ráp, vốn từng bị trì hoãn trước đó do chi phí ban đầu quá cao. Nhờ đó, quá trình lắp ráp iPhone 15 vào năm ngoái đã được tự động hóa ở mức độ cao.

Cụ thể, Apple đã mua lại DarwinAI, công ty chuyên sử dụng thị giác máy tính để kiểm tra lỗi trên các linh kiện như bảng mạch in. Bên cạnh đó, "gã khổng lồ" công nghệ cũng được cho là đã mua lại Drishti, một công ty tại California, với khả năng phân tích video dây chuyền lắp ráp để từ đó đề xuất những cải tiến về hiệu suất.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top