VNR Content
Pearl
Nhà sản xuất chip ARM vào tháng trước đã nộp hồ sơ IPO. Theo nguồn tin nội bộ mà Reuters có được, nhiều công ty công nghệ lớn như Apple, Samsung, Google đều tỏ ra đặc biệt quan tâm.
Lần IPO này dự kiến sẽ khiến ARM được định giá khoảng từ 50 đến 55 tỷ USD, với khoảng 10% lượng cổ phiếu được đưa ra cho các đối tác (SoftBank sẽ giữ 90% còn lại).
Danh sách các công ty quan tâm đến lần IPO này có bao gồm Nvidia, công ty từng muốn mua lại ARM với giá 40 tỷ USD năm 2020. Thương vụ này đã thất bại do những lo ngại về độc quyền công nghệ.
Các công ty khác dự kiến sẽ tham gia mua cổ phiếu ARM hầu hết đều là những cái tên đang có quan hệ chặt chẽ với ARM trên sản phẩm của họ: Apple, Alphabet, Samsung và hai gã khổng lồ x86 là Intel và AMD.
Apple và Nvidia được cho là đã đồng ý mua lượng cổ phiếu tương đương từ 25 triệu đến 100 triệu USD. Amazon ban đầu cũng định đầu tư, nhưng theo nguồn tin mới nhất thì đã quyết định rút lui.
Qualcomm không được nhắc đến trong lần IPO này của ARM, dù gã khổng lồ chip từng cân nhắc thành lập một "liên minh" để cùng mua lại ARM. Thực tế thì với số lượng cổ phiếu không quá lớn ở đợt IPO này, những cổ đông mới sẽ không có chỗ trong hội đồng quản trị cũng như có quyền chỉ đạo chiến lược kinh doanh của ARM. Thay vào đó, mục tiêu của lần IPO này, bên cạnh gây vốn đầu tư, còn khiến ARM khó có thể bị mua lại bởi một công ty hơn (như cách Nvidia đã từng muốn làm).
Lần IPO này dự kiến sẽ khiến ARM được định giá khoảng từ 50 đến 55 tỷ USD, với khoảng 10% lượng cổ phiếu được đưa ra cho các đối tác (SoftBank sẽ giữ 90% còn lại).
Các công ty khác dự kiến sẽ tham gia mua cổ phiếu ARM hầu hết đều là những cái tên đang có quan hệ chặt chẽ với ARM trên sản phẩm của họ: Apple, Alphabet, Samsung và hai gã khổng lồ x86 là Intel và AMD.
Apple và Nvidia được cho là đã đồng ý mua lượng cổ phiếu tương đương từ 25 triệu đến 100 triệu USD. Amazon ban đầu cũng định đầu tư, nhưng theo nguồn tin mới nhất thì đã quyết định rút lui.
Qualcomm không được nhắc đến trong lần IPO này của ARM, dù gã khổng lồ chip từng cân nhắc thành lập một "liên minh" để cùng mua lại ARM. Thực tế thì với số lượng cổ phiếu không quá lớn ở đợt IPO này, những cổ đông mới sẽ không có chỗ trong hội đồng quản trị cũng như có quyền chỉ đạo chiến lược kinh doanh của ARM. Thay vào đó, mục tiêu của lần IPO này, bên cạnh gây vốn đầu tư, còn khiến ARM khó có thể bị mua lại bởi một công ty hơn (như cách Nvidia đã từng muốn làm).