Bạn biết gì về hiện tượng "ấm lên toàn cầu"?

nhhgiap

Pearl
Chắc mọi người đã quá quen với cụm từ "ấm lên toàn cầu". Đây là hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ không khí và bề mặt đại dương tăng trong thời gian dài. Hai mức nhiệt này đã tăng lên kể từ năm 1880 với tốc độ 0,08 độ C mỗi thập kỷ, sau năm 1981 chuyển thành 0,18 độ C mỗi thập kỷ. Mức nhiệt ấm nhất được ghi nhận vào năm 2016, 2020 và 2019, theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA).
Nhiệt độ trung bình toàn cầu hiện tại là 0,98 độ C, cao hơn nhiều so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà khoa học dự đoán nó có thể đạt 2,7ºC vào cuối thế kỷ nếu con người và các nhà máy công nghiệp tiếp tục tăng lượng khí carbon.
Nhưng trước khi nỗ lực làm bất kỳ điều gì mỗi cá nhân trong chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng như giải pháp giảm thiểu nó?

Bạn biết gì về hiện tượng ấm lên toàn cầu?
Mặc dù có một vài nguyên nhân tự nhiên góp phần vào hiện tượng nóng lên toàn cầu, như phun trào núi lửa hay những thay đổi của hoạt động mặt trời, nhưng 97% nhà khoa học đồng ý rằng yếu tố tự nhiên không đủ để tác động nghiêm trọng đến môi trường.
Nghiên cứu chứng minh, hoạt động của con người đã thúc đẩy quá trình nóng lên toàn cầu kể từ khi cuộc Cách mạng Công nghiệp diễn ra.

Tại sao Trái Đất lại ấm lên?

Hiện tượng nóng lên toàn cầu xảy ra khi khí thải nhà kính hấp thụ bức xạ, lưu giữ nhiệt trong bầu khí quyển Trái đất, từ đó tạo ra hiệu ứng nhà kính. Các khí này chủ yếu là carbon dioxide (72%), methane (19%) và nitrous oxide (6%). Trong đó, phần lớn khí carbon đến từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (như than đá, khí đốt tự nhiên và dầu mỏ) phục vụ nhu cầu con người.
Hoạt động phá rừng làm chậm khả năng hồi phục của thiên nhiên, ít cây xanh hơn đồng nghĩa với việc giảm hấp thụ carbon dư thừa từ khí quyển.
Khí mêtan là sản phẩm phụ của nền công nghiệp sản xuất dầu và khí đốt tự nhiên, khai thác than, chất thải hữu cơ trong các bãi chôn lấp và chăn nuôi. Loại khí này gây hại cho môi trường hơn carbon, song thời gian tồn tại của nó lại ngắn hơn (12-15 năm so với 300-1000 năm).
Nitơ oxit chủ yếu đến từ ngành nông nghiệp, đặc biệt là từ chất thải chăn nuôi và phân bón. Nó gây hại gấp 300 lần so với oxit cacbon, thời gian tồn tại trong khí quyển lên tới 114 năm.

Những ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu?

Ấm lên toàn cầu khiến nhiệt độ trung bình của Trái đất không ngừng tăng lên, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống khí hậu cũng như các hệ sinh thái.
  • Băng tan và mực nước biển dâng
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), mực nước biển trung bình đã tăng với tốc độ 1,5 mm mỗi năm trong suốt giai đoạn 1880 đến 2013, tuy nhiên, kể từ năm 1993, mực nước biển trung bình tăng với tốc độ từ 3mm đến 3,5mm mỗi năm, nhanh gấp đôi so với mức tăng trước đó. Nguyên nhân có thể vì băng ở Greenland và Tây Nam Cực đang tan với tốc độ nhanh hơn trước.
Bạn biết gì về hiện tượng ấm lên toàn cầu?
Hiện tại, mực nước biển dâng cao đã làm ô nhiễm nguồn nước ngầm ở một số vùng trũng, khiến cho việc sản xuất nông nghiệp trở nên khó khăn, thậm chí bị đình trệ. Hiện tượng này còn tăng nguy cơ lũ lụt, có tác động nghiêm trọng đến các thành phố và cộng đồng ven biển.
Băng vĩnh cửu, một tầng băng bên dưới bề mặt đất luôn duy trì ở mức nhiệt 0 độ C, bắt đầu tan. Nhiều người dân sinh sống ở phía bắc Nga, Canada, Greenland và Alaska đã và đang mất đi nhà cửa cùng các cơ sở hạ tầng khác do mất lớp băng vĩnh cửu.
Sức khỏe của họ cũng bị đe dọa vì khi lớp băng vĩnh cửu tan, có thể thải ra thủy ngân độc hại đi kèm với mầm bệnh cổ đại.

Bạn biết gì về hiện tượng ấm lên toàn cầu?
Lớp băng vĩnh cửu đang tan
Thêm nữa, băng vĩnh cửu chứa carbon hữu cơ có thể biến đổi thành carbon dioxide và mêtan, hai loại khí nhà kính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu.
  • Đại dương ấm lên
Khi mặt đất vắng bóng cây xanh, đại dương sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm hấp thụ nhiệt lượng dư thừa mà khí thải mắc kẹt trong bầu khí quyển gây ra. Tuy nhiên, đại dương phải đánh đổi nhiệt độ cân bằng của nước để thực hiện chức năng lọc sạch không khí. Khi đại dương hấp thụ khoảng một phần ba lượng carbon dioxide dư thừa của khí quyển, nó trở thành môi trường có nhiều tính axit hơn.
Trong công cuộc chuyển đổi của đại dương, san hô là nạn nhân bị ảnh hưởng nhất. Sự thay đổi của môi trường sống làm tăng căng thẳng cho quần thể san hô, dẫn đến hiện tượng tẩy trắng và chết hàng loạt. Để đối phó với căng thẳng đó, san hô giải phóng tảo cộng sinh trong các polyp san hô, đây là nguyên nhân đằng sau hiện tượng tẩy trắng san hô.
San hô cần tảo để thực hiện quá trình quang hợp và sản xuất năng lượng, chất dinh dưỡng, nếu thiếu tảo, chúng sẽ trở nên yếu ớt, dễ mắc bệnh, thậm chí chết đói.

Bạn biết gì về hiện tượng ấm lên toàn cầu?
San hô đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của nhiều loài sinh vật biển như rùa biển, cá sao, cua, tôm,…, đồng thời cung cấp thức ăn cho động vật và con người. Ngoài ra, chúng còn giúp chắn sóng vào bờ, giảm nguy cơ bão lũ cho người dân.
Nước biển ấm hơn cũng tác động đến các loài sinh vật có yêu cầu cao về nhiệt độ để phát triển. Điển hình như cá ngừ vằn và cá ngừ vây vàng, cả hai đều cần mức nhiệt nước từ 20 đến 30 độ C. Khi nhiệt độ đại dương tăng lên, sẽ có ít cá ngừ tụ tập hơn, chúng sẽ di cư về phía đông, gây ảnh hưởng đến sinh kế của những người sống dựa vào nghề đánh bắt hải sản.
Sự ấm lên của đại dương cũng góp phần làm tan băng ở hai cực của Trái đất, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Hiện tượng ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu

Sự nóng lên toàn cầu không giống với biến đổi khí hậu. Trên thực tế, nó là một nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
Do hiện tượng nóng lên toàn cầu, thời tiết nóng sẽ gay gắt và kéo dài hơn vì độ ẩm đất giảm nhanh. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu nước cực kỳ nghiêm trọng, hạn hán, thảm thực vật khô héo và cháy rừng, ảnh hưởng đến hệ thực vật và động vật.

Bạn biết gì về hiện tượng ấm lên toàn cầu?
Sóng nhiệt cũng tác động đến sức khỏe con người, gia tăng nguy cơ say nắng. Đồng thời chúng làm giảm năng suất kinh tế, gây ra các vấn đề về nguồn nước và mất điện.
Một nghiên cứu dựa trên mô hình của Phòng thí nghiệm Động lực học Chất lỏng Địa vật lý của NOAA đã xác định, sự ấm lên của không khí và đại dương tạo ra những cơn bão nhiệt đới với tốc độ gió tăng lên. Số lượng trung bình các cơn bão nhiệt đới ở lưu vực Bắc Đại Tây Dương đã tăng từ khoảng 11 cơn hàng năm trong giai đoạn 1966-2000, lên 15 cơn.

Giải pháp là gì?

Hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Chúng ta tạo ra quá nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Nếu loài người ngừng sản xuất khí thải, đại dương sẽ sớm hồi phục lại trạng thái ổn định, nhiệt lượng dư thừa sẽ tiêu tan khi lượng khí giữ nhiệt trong khí quyển cân bằng.
Phương pháp giảm khí thải tốt nhất là hạn chế chất thải, phương tiện cá nhân, tiêu thụ thịt và sử dụng năng lượng không sạch. Hãy tăng cường tái chế, đi bộ, đi xe đạp hoặc mua xe điện, ăn nhiều rau trồng tại địa phương, rút phích cắm các thiết bị không sử dụng. Các chuyên gia khuyên tốt nhất là nên chuyển sang dùng năng lượng tái tạo để đảm bảo tương lai bền vững.
Nguồn:
Interesting Engineering
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top