Bạn có biết: có 2 ngọn núi còn "cao hơn" cả đỉnh Everest

Khi được hỏi về ngọn núi cao nhất thế giới, hầu hết mọi người sẽ trả lời là Everest. Tuy nhiên, Everest cũng có một vài đối thủ khác tùy theo cách chúng ta định nghĩa “ngọn núi cao nhất” là gì.

Cao nhất thế giới theo chiều cao tuyệt đối

Everest là một ngọn núi trong dãy Himalaya, nằm giữa biên giới Trung Quốc và Nepal. Với chiều cao 8.849 mét được cả Trung Quốc và Nepal công nhận chính thức, Everest là ngọn núi cao nhất thế giới.
“Cao nhất thế giới” ở đây có nghĩa là “chiều cao trên mực nước biển cao nhất thế giới”. Đỉnh của Everest cao hơn mực nước biển 8.849m và không có ngọn núi nào khác trên trái đất có chiều cao trên mực nước biển cao hơn mức này.
Bạn có biết: có 2 ngọn núi còn cao hơn cả đỉnh Everest
Bạn có biết: có 2 ngọn núi còn cao hơn cả đỉnh Everest
Đỉnh Everest, ngọn núi cao nhất thế giới so với mực nước biển (Ảnh: iStock, Geology)
Tuy vậy, theo Geology, nếu định nghĩa chiều cao của núi là tổng khoảng cách theo chiều dọc giữa chân núi và đỉnh núi thì vẫn có một số ngọn núi cao hơn Everest.
Đầu tiên là Mauna Kea, một ngọn núi lửa đã tắt ở quần đảo Hawaii trong khu vực Thái Bình Dương. Độ cao trên mực nước biển của nó là 4.205 m, thấp hơn Everest nhiều. Tuy nhiên, Mauna Kea là một hòn đảo, và nếu chúng ta đo khoảng cách từ đáy thềm lục địa Thái Bình Dương gần đó tới đỉnh đảo thì Mauna Kea “cao hơn” Everest. Đáy của Mauna Kea thấp hơn mực nước biển khoảng gần 6.000m, và đỉnh của nó cao hơn mực nước biển 4.205 m.
Khoảng cách từ chân núi đến đỉnh núi của Mauna Kea là tổng hai con số này, khoảng 10.200 m. Trong khi đó, chiều cao của Everest tính từ chân núi đến đỉnh núi là 8.849 m vì Everest nằm chủ yếu trên đất liền. Vì vậy Mauna là ngọn núi “cao nhất” thế giới tính từ chân núi tới đỉnh núi.
Bạn có biết: có 2 ngọn núi còn cao hơn cả đỉnh Everest
Bạn có biết: có 2 ngọn núi còn cao hơn cả đỉnh Everest
Mauna Kea, ngọn núi “cao nhất” thế giới tính từ chân núi tới đỉnh núi (Ảnh: iStock, Geology)

Cao nhất thế giới so với tâm trái đất

Thứ hai là Chimborazo, một ngọn núi lửa đã ngủ yên ở Ecuador. Trái đất không phải là một hình cầu hoàn hảo mà đường kính của nó lại “phình” ra nhiều nhất ở điểm gần xích đạo. Trong sơ đồ dưới đây, đường nhiều chấm màu xám là hình tròn hoàn hảo, còn đường xanh dương liền mạch biểu diễn cho hình dạng của Trái Đất (rõ ràng là hơi bè ra một chút so với hình cầu lý tưởng). Núi Chimborazo nằm ở vị trí gần xích đạo nơi đường kính trái đất là lớn nhất, vì vậy đỉnh của Chimborazo là điểm cao nhất ở trên tâm trái đất.
Bạn có biết: có 2 ngọn núi còn cao hơn cả đỉnh Everest
Bạn có biết: có 2 ngọn núi còn cao hơn cả đỉnh Everest
Chimborazo, ngọn núi cao nhất thế giới so với tâm trái đất (Ảnh: Geology)
Chimborazo có độ cao trên mực nước biển là 6.263m, thấp hơn Everest về chiều cao trên mực nước biển và Mauna Kea về chiều cao thông thường từ chân núi tới đỉnh núi. Tuy nhiên, đỉnh của Chimborazo lại xa tâm trái đất hơn đỉnh của Everest và Mauna Kea.
Chimborazo nằm về phía Nam xích đạo nhiều hơn một chút, trong khi đỉnh của Everest cách phía Bắc xích đạo một khoảng cách đáng kể. Ở vị trí 1 độ nam xích đạo, Chimborazo cao hơn tâm trái đất 6.384 km. Khoảng cách từ đỉnh Everest tới tâm trái đất là 6.382 km nên so với tâm trái đất thì chiều cao của Chimborazo cao hơn Everest 2,168 km hay 2.168 m, theo dữ liệu của Wikipedia.

>> 8 sự thật thú vị về Thái Bì2nh Dương


Nguồn: Geology
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top