Bản ghi âm kỳ lạ, lần đầu tiên nghe được tiếng gió thổi trên Sao Hỏa

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Một bản ghi âm kỳ lạ đã tiết lộ những chi tiết về thời tiết khắc nghiệt trên Hành tinh Đỏ. Chiếc xe tự hành của NASA - Perseverance đã lần đầu tiên thu được âm thanh từ một cơn bão bụi trên bề mặt Sao Hỏa. Đoạn ghi âm không chỉ mang đến cho con người ờ Trái Đất cảm giác mới lạ, khi nghe thấy một cơn lốc ngoài hành tinh, mà còn giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách bụi có thể ảnh hưởng đến các sứ mệnh Sao Hỏa trong tương lai. Tác giả của báo cáo mới, nhà khoa học hành tinh Naomi Murdoch nói rằng: "Khi con quỷ bụi bay qua Perseverance, chúng tôi thực sự có thể nghe thấy tác động của từng hạt lên xe tự hành, thậm chí có thể đếm chúng." Bụi là một yếu tố quan trọng cho việc lập kế hoạch các sứ mệnh trên sao Hỏa, nó có thể làm xói mòn tấm chắn nhiệt của tàu vũ trụ, làm hỏng các thiết bị nghiên cứu, ngăn chặn việc nhảy dù và còn làm các tấm pin mặt trời ngừng hoạt động. Các nhà khoa học ước tính cơn lốc bụi được ghi lại có chiều rộng khoảng 25 mét và cao 118 mét, tuy nhiên, cơn bão nhỏ này đã không làm hỏng xe tự hành của NASA. Đoạn clip bao gồm một khoảng dừng ngắn trong sự hỗn loạn của những cơn bão bụi trên Sao Hỏa. Những hình ảnh cũng đã được chụp lại. Các nhà thám hiểm đã phải hối hợp các công cụ của họ để tăng khả năng ghi lại cơn lốc bụi này. Các đoạn âm thanh kéo dài dưới 3 phút và ghi lại khoảng 8 lần mỗi tháng. Điều này cũng cho thấy bụi tấn công sao Hỏa với tần suất cao. >>>Trạm không gian NASA sắp được sử dụng ổ SSD 8TB Nguồn engadget
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top