Bạn muốn nuôi thỏ? Hãy đọc bài viết này

Nếu bạn là người yêu động vật, hẳn là bạn sẽ muốn có một chú thỏ để ôm ấp và vuốt ve khi ngồi trên ghế sofa để xem Netflix. Hoặc nếu là người thích chụp ảnh, bạn sẽ rất muốn tạo dáng trước máy ảnh khi đang bế thú cưng của mình. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định nuôi thỏ, cũng giống như việc nuôi bất kỳ con vật nào trong nhà, hãy tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bắt đầu.
Giống như một con chó hoặc chú mèo, thỏ có thể sống khoảng 7 đến 10 năm, thậm chí đến 14-15 năm nếu có chế độ ăn uống và chăm sóc phù hợp. Trong mắt một số người, thỏ có thể có một chút ngu ngốc và thụ động, nhưng chúng thực sự là loài vật thông minh, tò mò và thích khám phá, thậm chí còn hung hăng hoặc phá phách. Sau đây là những điều bạn cần biết trước khi nhận nuôi thỏ.

1. Thức ăn của thỏ giống với ngựa

Sydney Brehm, bác sĩ thú y tại Bệnh viện Động vật Sweetwater Creek ở Lithia Springs, Georgia, cho biết: “Thỏ có quá trình tiêu hóa giống như ngựa, có nghĩa là chế độ ăn của chúng cần có nhiều cỏ cả khô và tươi." Giống như ngựa, heo vòi và tê giác, thỏ là thuộc loài "lên men sau", có nghĩa là tất cả quá trình lên men tiêu hóa của chúng đều diễn ra trong ruột già, khiến chúng rất nhạy cảm với những thay đổi trong chế độ ăn uống.
Ngoài cỏ khô, bạn có thể cho thỏ ăn loại cỏ nén chất lượng cao, giàu chất xơ nhưng không nên cho ăn quá nhiều vì thỏ cũng rất dễ béo phì nếu thừa chất. Chúng cũng thích ăn các loại rau có lá màu xanh đậm và các loại củ. Thỏ cũng thích ăn ngọt, chúng thích nhai những viên kẹo đường nhưng đồ ngọt không tốt cho chúng, vì thế bạn không nên cho thỏ ăn nhiều đồ ngọt.

2. Thỏ là loài vật thích được bầu bạn

Thỏ là loài có bản năng và cách sống xã hội, chúng thích được bầu hạn vì thỏ rất thông minh, chúng có thể dễ dàng học các thói quen, dễ huấn luyện để đi vệ sinh đúng chỗ. Những chú thỏ thích được con người trò chuyện hay thích chơi với những con thỏ khác, vì vậy nếu bạn có thể nuôi thỏ theo đôi thì đó là điều rất tuyệt vời. Mỗi con thỏ cũng có cá tính riêng nên có thể chúng sẽ không thích ở chung chuồng, nhưng một con đực đã được triệt sản và một con cái khỏe mạnh có thể ở cùng với nhau rất hòa hợp.
Bạn muốn nuôi thỏ? Hãy đọc bài viết này
Ngoài ra, thỏ cũng có thể làm bạn với những con chó hay mèo có tính cách "điềm đạm và lịch sự". Thỏ nhạy cảm với tiếng ồn, cho nên nếu sống ở những nơi ồn ào như tiếng chim hót, chó sủa liên tục có thể khiến chúng bị căng thẳng. Vì vậy, nếu bạn nuôi nhiều con vật trong cùng nhà thì phải theo dõi sự tương tác giữa chúng và biểu hiện của chúng.

3. Thỏ có thể có lông kẹt trong hệ tiêu hóa và răng của chúng không ngừng dài ra

Bác sĩ Brehm nói: "Khi nuôi thỏ, điều quan trọng là bạn cần phải cung cấp đủ chất xơ trong chế độ ăn uống của thỏ cưng nhằm ngăn ngừa một vấn đề khá phổ biến ở thỏ: đó là răng dài ra liên tục và hiện tượng trichobezoars (đính lông trong hệ tiêu hóa). Răng của thỏ liên tục phát triển trong suốt cuộc đời của nó, và việc có một chế độ ăn uống bao gồm ít nhất 90% chất xơ sẽ khiến cho nó có cơ hội mài răng gọn gàng."
Thỏ khá "khó tính" trong việc chải chuốt cơ thể, giống với những chú mèo. Những cục lông lớn có thể mắc kẹt trong hệ tiêu hóa của chúng, dẫn đến tắc ruột, giống như việc tắc ống thoát nước trong nhà tắm của bạn. Chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ giúp duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa và làm giảm khả năng bị hóc lông.

4. Thỏ dễ mắc một số bệnh

Thỏ không dễ mắc bệnh dại như chó hoặc mèo của bạn, tuy nhiên thỏ vẫn được khuyến cáo và yêu cầu tiêm phòng hàng năm để bảo vệ chúng trước những căn bệnh nguy hiểm phổ biến gồm bệnh myxomatosis và hai chủng bệnh xuất huyết ở thỏ do các loại virus khác nhau gây ra. Cho dù bạn có tiêm phòng cho thỏ hay không thì việc chăm sóc thú y hàng năm là rất quan trọng vì thỏ vẫn có thể phát triển bệnh và ký sinh trùng giống như các động vật khác.
Bạn muốn nuôi thỏ? Hãy đọc bài viết này
Thỏ cũng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư tử cung cao, khoảng 80% con cái sẽ phát triển bệnh trong sáu năm đầu đời, vì vậy điều quan trọng là phải cho thỏ cái sinh sản sau 6 tháng tuổi.
Thỏ cũng có một số loại bệnh có thể lây nhiễm sang người. Một trong những vi khuẩn phổ biến nhất là vi khuẩn Pasteurella multocida ở thỏ (ở cả chó và mèo) tồn tại trong đường hô hấp trên và truyền sang người qua các vết cắn hoặc vết trầy xước. Ở thỏ, nó gây nhiễm trùng đường hô hấp và có thể dẫn đến hình thành áp-xe, vì vậy cần theo dõi thỏ của bạn để phát hiện khi thỏ phát ra tiếng khụt khịt.
Bác sĩ Brehm cho biết: "Một loại ký sinh trùng có tên là Encephalitozoon cuniculi có thể gây ra các dấu hiệu thần kinh đột ngột và có thể lây lan từ mẹ sang con. Những người có hệ thống miễn dịch yếu và dễ bị tổn thương là những người dễ bị nhiễm bệnh nhất từ một con thỏ bị nhiễm bệnh sống chung hoặc có tiếp xúc."
Nuôi thỏ là hợp phát ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Chuồng nuôi thỏ và nơi thỏ sống cần được giữ mát thường xuyên quyên và trong mùa nắng nóng cần phải có các biện pháp chống nóng cho thỏ. Ngoài ra, thỏ ưa vận động cho nên bạn cần đưa thỏ ra khỏi chuồng thường xuyên để nhảy xung quanh và leo trèo. Thỏ cũng thích gặm các loại dây và thảm, vì thể hãy nhớ để mắt đến chú thỏ của bạn khi nó đang chơi ở ghế sofa.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top