Bản sao Hiến pháp nước Mỹ được bán đấu giá hơn 43 triệu USD

Một tổ chức tự quản phi tập trung mang tên ConstitutionDAO, đã gây xôn xao giới nghệ thuật và tiền điện tử trong tuần qua, khi kêu gọi được hơn 40 triệu USD tham gia đấu giá. Tuy nhiên, một nhà đấu giá độc lập đã trả giá cao hơn và mang về một trong 13 bản sao chính thức còn sót lại của Hiến pháp Mỹ. Thông tin người chi trả 43,2 triệu USD cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ.
Bản sao Hiến pháp nước Mỹ được bán đấu giá hơn 43 triệu USD
Phiên đấu giá của Sotheby hôm 18/11 đã biến vật phẩm này trở thành một trong sáu tài liệu đắt nhất lịch sử đấu giá, vượt qua bản sao 30,8 triệu USD cuốn sổ ghi chép khoa học của Leonardo da Vinci, tên Codex Leicester, từng được sở hữu bởi đồng sáng lập Microsoft Bill Gates. Constitution DAO là 1 tổ chức trực tuyến, được thành lập không lâu trước khi phiên đấu giá diễn ra. Nhóm kêu gọi các khoản quyên góp từ 17.437 người để cố giành được hiện vật lịch sử.
Anisha Sunkerneni, một trong số các thành viên của ConstitutionDAO ở San Francisco cho biết: “Những gì chúng tôi cố gắng làm là khiến cho Hiến pháp dễ tiếp cận hơn với công chúng, đồng thời chúng tôi còn tạo ra một dấu ấn trong lòng công chúng”.
Trong giới sưu tầm đấu giá, những đơn vị tổ chức nhỏ lẻ thường khó đạt được quyền sở hữu nghệ thuật. Nhưng nỗ lực to lớn của ConstitutionDAO để đạt được hiện vật này khiến chúng ta gợi nhớ đến lần huy động vốn từ cộng đồng đầu tiên vào năm 1885 ở Mỹ. Thời điểm đó, người dân nước này đã hưởng ứng cuộc vận động quyên góp bằng những đồng xu để xây dựng bệ tượng Nữ thần Tự do.
Trên Twitter và Discord, những câu chuyện cười và meme về những người không có gì trong tay đi quyên góp tiền ảo bắt đầu xuất hiện, đa phần xoay quanh về diễn viên Nicolas Cage - người đóng vai một nhà sử học tìm cách đánh cắp bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ. Theo đó, vài giờ trước khi bán hàng, một người đàn ông mặc trang phục thuộc địa đi dạo trên vỉa hè bên ngoài trụ sở của nhà đấu giá York Avenue ở New York, mang theo một tấm biển có nội dung “Tôi đang mua Hiến pháp”.
Tổ chức tuyên bố trên trang web của mình, số tiền này sẽ được trả lại cho những người quyên góp. Sunkerneni cho biết, Constitution DAO đang làm việc với nền tảng gây quỹ cộng đồng Juicebox để xác định thời điểm chính xác những người đóng góp được nhận lại tiền của họ.
Việc Hiến pháp thuộc về tay nhà sưu tập nào là rất quan trọng vì bản sao năm 1787 này là một trong hai bản sao không được lưu giữ trong các bộ sưu tập của những tổ chức tầm cỡ như Thư viện Quốc hội Mỹ hay Đại học Princeton. Nó đã được in cho các đại biểu tại Hội nghị Lập hiến và cho Quốc hội Lục địa vào khoảng 230 năm trước. Cho đến nay, hơn 27 bản in đầu tiên của Tuyên ngôn Độc lập còn tồn tại, nhưng chỉ còn lại 13 bản gốc của Hiến pháp.
Bản sao Hiến pháp nước Mỹ được bán đấu giá hơn 43 triệu USD
“Mọi người biết rằng họ nên lưu nhớ bản Tuyên ngôn độc lập, nhưng phải mất một thời gian trước khi khuôn khổ hiến pháp này ảnh hưởng đến người dân”, ông Rendell nói. “Tất nhiên bây giờ mọi người đều được Hiếp pháp bảo vệ và tất cả các vấn đề lớn nhất của chúng tôi đều dựa trên những câu hỏi từ Hiến pháp”.
Trong giới sưu tập truyền thống, giá trị của một tài liệu lịch sử thường phụ thuộc vào tầm quan trọng của những gì được viết, với các nhà sưu tập, họ có thể trả từ 10.000 đến 100.000 USD cho một bức thư có chữ ký của Thomas Jefferson tùy thuộc vào cảm tình của họ. Ông Rendell cho biết ông không hy vọng bản sao Hiến pháp sẽ được bán với giá hơn 25 triệu USD
Trước khi bán, Sotheby’s đã tăng cường tiếp thị để thu hút sự quan tâm rộng rãi hơn đến Hiến pháp bằng cách để nó trong buổi đấu giá đạt doanh số cao của nghệ thuật đương đại thay vì xếp nó vào đợt bán lúc sau của Dorothy Tapper Goldman. Trong số những hiện vật vẫn được đấu thầu đó là bản in riêng đầu tiên của Tuyên ngôn Nhân quyền, ước tính ít nhất 700.000 USD.
Nguồn: WSJ
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top